Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sức khỏe răng miệng nói gì về nguy cơ mắc bệnh tim mạch?

Khoa học đã chứng minh các yếu tố bao gồm tuổi tác, tăng cholesterol, tăng huyết áp và thậm chí là di truyền chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong việc gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như đau tim. Những điểm mấu chốt vẫn nằm ở chế độ ăn uống và sinh hoạt của một cá nhân. Tuy nhiên mới đây, một số nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng giữa các bệnh viêm nha nhu và các yếu tố nguy cơ này.

 Mối liên quan giữa đau tim và bệnh nướu răng

Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Clinical Periodontology với tiêu đề Báo cáo đồng thuận về viêm nha chu và các bệnh tim mạch đã cho thấy, tình trạng răng miệng có thể cung cấp các thông tin về nguy cơ mắc phải tình trạng đau tim. Các nhà nghiên cứu cho rằng những người bị viêm nha chu có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn.

Cụ thể: các bác sĩ đã xác định được mối liên hệ giữa chứng viêm động mạch – thủ phạm gây ra các cơn đau tim và các bệnh tim mạch khác và chứng viêm nướu răng đang hoạt động trên những cá nhân này. Theo đó, nghiên cứu đã phân tích 304 trường hợp qua phương pháp chụp cắt lớp ở nướu răng và động mạch của những cá nhân khi bắt đầu nghiên cứu và một lần khác sau đó bốn năm. Kết quả cho thấy: 13 người trong số những người tham gia đã phát triển các bệnh tim mạch bất lợi. Sau khi xem xét kiểm soát các yếu tố nguy cơ, nghiên cứu đã có thể xác định sự hiện diện của viêm nha chu như một yếu tố dự báo cho các biến cố xảy ra của bệnh tim mạch.

Bệnh nha chu là gì?

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), các bệnh nha chu là kết quả của nhiễm trùng và viêm ở xương bao quanh răng và nướu. Trong giai đoạn đầu, nó được gọi là viêm nướu, khi nướu bị sưng, đỏ và có thể chảy máu. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, nướu có thể bị tụt ra khỏi răng, khiến răng có thể bị lung lay hoặc rụng và có thể bị tiêu xương. Các bệnh nha chu và sâu răng là những mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe răng miệng.

CDC báo cáo rằng 47,2% người Mỹ trưởng thành từ 30 tuổi trở lên có một biến thể của bệnh nha chu. Tỷ lệ này tăng dần theo tuổi với 70,1% người lớn từ 65 tuổi trở lên được chẩn đoán mắc bệnh nha chu. Đặc biệt, chúng cũng phổ biến hơn ở nam giới và những người hút thuốc. Các bệnh nha chu có nguyên nhân là do vi khuẩn trong miệng lây nhiễm sang các mô xung quanh gây viêm nhiễm. Một số dấu hiệu cần chú ý là:
  • Hôi miệng;
  • Nướu bị sưng hoặc đỏ;
  • Răng lung lay;
  • Đau khi nhai;
  • Những thay đổi về cách các răng ăn khớp với nhau;
  • Răng nhạy cảm.

Lưu ý các dấu hiệu

Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng những bệnh nhân bị mất xương do các bệnh nha chu trước đó không gặp phải vấn đề gia tăng nguy cơ mắc các biến cố tim mạch, mà nghiên cứu chỉ ghi nhận với những bệnh nhân đang gặp tình trạng nướu bị viêm nặng nề. Nhóm nghiên cứu tin rằng mối quan hệ giữa sức khỏe răng miệng và các cơn đau tim có thể là do tình trạng viêm nha chu cục bộ đã kích hoạt các tế bào dẫn đến phát động tín hiệu thông qua tủy xương, do đó gây ra viêm động mạch. Ngoài ra, các chuyên gia cũng giải thích rằng nếu một người không nằm trong độ tuổi thường mắc các bệnh tim mạch nghiêm trọng hoặc đã biết bản thân có bất kỳ tiền sử mắc các bệnh nói trên, thì việc bỏ qua bệnh nha chu có thể trở nên nguy hiểm và làm tăng nguy cơ gặp phải tình trạng đau tim.

Bạn muốn có một chế độ dinh dưỡng hoàn hảo cho bản thân và gia đình? Liên hệ ngay với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để đăng ký Khám, tư vấn Dinh dưỡng cùng các chuyên gia đầu ngành tại Việt Nam nhé! Đặt lịch khám nhanh và đơn giản tại Hotline: 0935183939 hoặc Fanpage Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM!

Tham khảo thêm thông tin tại: Sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân

 

Bình luận
Tin mới
  • 09/12/2024

    Giúp người cao tuổi vượt qua nỗi cô đơn mùa đông

    Mùa đông lạnh thường mang đến cảm giác cô đơn và trầm lắng, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Sự thay đổi thời tiết, cùng với những hạn chế về sức khỏe và khả năng vận động khiến người già dễ rơi vào tình trạng cô lập, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và thể chất.

  • 09/12/2024

    Phòng ngừa loãng xương ở người cao tuổi

    Với tỷ lệ mắc cao ở người cao tuổi, loãng xương là mối đe dọa tiềm tàng dẫn đến gãy xương và suy giảm chất lượng cuộc sống. Cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu các biện pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả để đối phó với căn bệnh này!

  • 09/12/2024

    4 lý do nên thêm nghệ vào chế độ ăn trong mùa đông

    Nghệ không chỉ là loại gia vị tốt mà còn có tác dụng hỗ trợ chữa một số bệnh. Dưới đây là 4 lợi ích sức khỏe khi sử dụng nghệ trong mùa đông.

  • 08/12/2024

    Chế độ dinh dưỡng cho trẻ gái dậy thì sớm

    Tuy không phải là yếu tố quyết định nhưng dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến quá trình dậy thì ở nữ giới. Một chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng, hạn chế các thực phẩm không lành mạnh sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện và giảm thiểu các nguy cơ liên quan đến dậy thì sớm.

  • 08/12/2024

    Chế độ ăn cho trẻ dậy thì sớm

    Trẻ em ngày nay có xu hướng dậy thì sớm. Dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố góp phần gây dậy thì sớm ở trẻ.

  • 08/12/2024

    Chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp ích cho làn da của bạn như thế nào?

    Da của chúng ta là cơ quan lớn nhất của cơ thể và nhiều tình trạng da có cả biểu hiện bên trong và bên ngoài. Chỉ có một số ít nghiên cứu đã xem xét cách chế độ ăn uống có thể tác động đến một số tình trạng da liễu nhất định. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê danh sách các tình trạng da phổ biến và cách chế độ ăn uống có thể giúp ích hoặc gây hại cho làn da của bạn.

  • 07/12/2024

    Bí quyết để xương chắc khỏe ở thời kỳ mãn kinh

    Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ tuổi mãn kinh không chỉ dẫn đến các triệu chứng được nhiều người biết đến như bốc hoả, thay đổi tâm trạng,…mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.

  • 07/12/2024

    Nên làm gì khi bé gái dậy thì sớm?

    Xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng. Một số ít có thể là biểu hiện của bệnh lý, cần được điều trị đặc biệt.

Xem thêm