Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chảy máu chân răng khi mang thai

Bạn bị chảy máu chân răng, nướu/ lợi khi đang mang thai? Đừng lo lắng, rất nhiều phụ nữ nhận thấy rằng họ dễ dàng bị chảy máu chân răng trong thai kỳ.

Nguyên nhân nào khiến chân răng bị chảy máu khi mang thai?

Nha sĩ có thể chẩn đoán bạn bị viêm nướu khi mang thai khi bạn phàn nàn về tình trạng nướu bị chảy máu. Viêm nướu là một dạng nhẹ của bệnh nướu răng. Nguyên nhân tiềm ẩn gây viêm nướu khi mang thai bao gồm:

  • Nội tiết tố: Bạn có thể đổ lỗi cho nướu bị sưng và nhạy cảm do các hormone thai kỳ (estrogen và progesterone) đang truyền qua máu và tăng lưu lượng máu đến tất cả các màng nhầy của cơ thể.
  • Thay đổi chế độ ăn uống: Khi đang mang thai, có thể bạn đang ăn nhiều carbs, đồ ngọt và thức ăn nhanh. Một nghiên cứu cho thấy xu hướng lựa chọn thực phẩm không lành mạnh có thể xảy ra trong thời kỳ mang thai, khi phụ nữ có những thay đổi về khẩu vị.
  • Giảm tiết nước bọt: Mang thai làm tăng lượng hormone trong cơ thể, và đối với một số người, điều này đồng nghĩa với tiết ít nước bọt hơn. Tiết ít nước bọt làm cho carbs bạn ăn bám quanh bề mặt răng lâu hơn, có khả năng dẫn đến tích tụ mảng bám. Mảng bám răng là những thứ mềm và dính tích tụ trên răng của bạn - và chứa đầy vi khuẩn gây sâu răng và bệnh nướu răng.
  • Thay đổi trong nước bọt: Không chỉ tiết ít nước bọt mà nước bọt của bạn có tính axit cao hơn so với phụ nữ không mang thai. Điều đó có nghĩa là nó không phải là bộ đệm hiệu quả như trước đây. Các axit này cũng có thể làm tăng nguy cơ mòn và sâu răng.
  • Ác cảm với kem đánh răng: Sở thích ăn uống không phải là những thay đổi duy nhất bạn sẽ nhận thấy. Phụ nữ mang thai thường nhạy cảm với mùi và có thể cảm thấy buồn nôn khi đánh răng, nên sẽ đánh răng ít hơn. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng cách sử dụng hãng kem đánh răng với mùi hương dễ chịu hoặc dùng các chất tự nhiên để đánh răng như chanh và baking soda.

Chảy máu nướu răng xảy ra vào thời điểm nào trong thai kỳ?

Đôi khi, bạn có thể sẽ nhận thấy dấu hiệu này trong thời kỳ giữa của thời gian mang thai (tháng thứ 3 đến tháng thứ 6), với độ nhạy cảm và chảy máu đạt đỉnh điểm trong những tháng cuối cùng. Nếu bạn bị bệnh nướu răng trước khi mang thai, có thể bạn sẽ nhận thấy rằng tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng hơn.

Chảy máu nướu răng cũng có thể là một dấu hiệu mang thai sớm?

Chảy máu nướu răng có thể là một dấu hiệu sớm của việc mang thai, xảy ra sớm nhất là trong ba tháng đầu. Tuy nhiên, vẫn cần sử dụng các phương pháp thử thai để khẳng định chắc chắn.

Điều trị chảy máu nướu răng trong thai kỳ

Dưới đây là những cách hiệu quả nhất để chăm sóc nướu răng bị chảy máu của bạn:

  • Vệ sinh răng miệng tốt: Sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm và chải nhẹ nhàng (hai lần một ngày) để không làm kích ứng nướu nhạy cảm của bạn.
  • Sử dụng chỉ nha khoa: Chỉ nha khoa giúp loại bỏ thức ăn mắc kẹt giữa các kẽ răng.
  • Nước súc miệng: Sử dụng nước xúc miệng sau khi đánh răng, bước này cũng có thể thay thế chỉ nha khoa.
  • Hạn chế đường: Lượng đường dư thừa gây hại cho sức khỏe răng miệng. Bất chấp cảm giác thèm ăn, bạn có thể muốn hạn chế lượng đường và ăn các loại trái cây và rau quả, những thứ này cũng rất tốt cho nướu của bạn.
  • Uống vitamin trước khi sinh: Vitamin C rất tốt cho sức khỏe của nướu. Ngoài ra, canxi sẽ giữ cho răng và xương của bạn chắc khỏe. Nó thường được tìm thấy trong các loại vitamin trước khi sinh, cũng như trong các loại thực phẩm tốt cho thai kỳ - như sữa và trái cây.

Giống như nhiều triệu chứng mang thai khác, chảy máu nướu răng sẽ khỏi khi bạn sinh em bé. Có thể làm giảm triệu chứng khó chịu này bằng cách dùng bàn chảy đánh răng lông mềm.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tăng cường vitamin C có giúp giảm chảy máu chân răng

Bình luận
Tin mới
  • 18/07/2025

    5 loại thực phẩm giúp ngăn ngừa loãng xương

    Để hạn chế tình trạng loãng xương cơ thể cần cung cấp đủ vitamin D và canxi theo nhu cầu của từng lứa tuổi qua chế độ ăn khoa học, đủ dinh dưỡng và giàu canxi.

  • 18/07/2025

    Ô nhiễm không khí và nguy cơ với sức khỏe, những giải pháp bảo vệ sức khỏe cho trẻ em.

    Trong những năm gần đây, ô nhiễm không khí đã trở thành một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe con người ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, trẻ nhỏ đang ở giai đoạn phát triển thể chất và thần kinh lại là nhóm đối tượng dễ tổn thương nhất.

  • 17/07/2025

    3 tác dụng phụ của quả vải và lưu ý khi ăn vải

    Quả vải tuy ngon miệng và bổ dưỡng nhưng cũng cần đi lưu ý một số điều khi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đặc biệt là với một số đối tượng.

  • 17/07/2025

    Nhiệt độ thời tiết ảnh hưởng thế nào tới tâm trạng của bạn?

    Thời tiết thất thường có khiến bạn cảm thấy khó chịu. Trời mưa bạn sẽ cảm thấy buồn chán còn trời nắng bạn sẽ cảm thấy vui tươi hơn. Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao cảm xúc của bạn luôn thay đổi khi thời tiết thay đổi hay chưa? Đặc biệt là vào lúc giao mùa? Vậy hãy cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu thêm với bài viết dưới đây

  • 16/07/2025

    Ăn rau quả nhiều màu sắc có lợi gì cho sức khỏe?

    Ăn rau quả nhiều màu sắc hay còn gọi là 'ăn cầu vồng' không chỉ đơn giản là cách trang trí món ăn hấp dẫn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

  • 16/07/2025

    Sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ: Những dấu hiệu cảnh báo không nên bỏ qua

    Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dengue gây ra, lây lan chủ yếu qua vết đốt của muỗi Aedes aegypti. Mặc dù bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, trẻ nhỏ lại là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương do hệ miễn dịch còn non yếu.

  • 15/07/2025

    Các hoạt động thể thao dưới nước phù hợp cho người cao tuổi trong mùa hè

    Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.

  • 14/07/2025

    Bài tập tốt nhất cho chứng đau thắt lưng

    Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.

Xem thêm