Ngày 1-7
Ngày 1: Ngừng sử dụng các biện pháp tránh thai
Nếu muốn thụ thai, bạn cần phải ngừng bất kỳ các biện pháp tránh thai nào mà bạn đang sử dụng. Bạn có thể mang thai ngay sau khi ngừng một số biện pháp tránh thai như thuốc tránh thai. Trên thực tế, nhiều phụ nữ có kinh nguyệt đầu tiên trong vòng hai tuần sau khi bỏ thuốc tránh thai. Khi bắt đầu có kinh, chu kỳ cố gắng thụ thai đầu tiên của bạn cũng sẽ bắt đầu. Một số phụ nữ có thai ngay lập tức, nhưng đối với những người khác, phải mất vài tháng.
Ngày 2: Bắt đầu sử dụng vitamin tổng hợp
Mang thai tiêu tốn một lượng lớn các vitamin được dự trữ trong cơ thể. Hãy tăng cường sức khỏe cho bản thân bằng cách uống vitamin tổng hợp để chuẩn bị cho một thai kỳ tốt nhất.
Ngoài ra, vitamin trước khi sinh được bào chế đặc biệt để cung cấp cho cơ thể bạn những chất dinh dưỡng cần trong thai kỳ. Bắt đầu sử dụng vitamin trước khi sinh sẽ giúp bạn tránh được bất kỳ sự thiếu hụt dinh dưỡng nào trong thời kỳ đầu mang thai.
Ngày 3: Bổ sung Axit Folic
Ngoài vitamin trước khi sinh, bạn có thể cần bổ sung thêm axit folic hoặc folate để ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh trong thời kỳ đầu mang thai. Đảm bảo bạn đang bổ sung ít nhất 400 đến 800 microgam axit folic mỗi ngày. Nhiều loại vitamin trước khi sinh không kê đơn đã chứa lượng này.
Ngày 4: Ăn đa dạng các loại thực phẩm
Bạn cũng có thể nhận được nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết từ việc ăn uống lành mạnh, cân bằng. Hãy kết hợp nhiều trái cây và rau hữu cơ hơn vào chế độ ăn uống của mình.
Ngày 5: Tập thể dục
Vận động cơ thể ít nhất bốn đến năm lần một tuần là một cách tuyệt vời khác để chuẩn bị cho việc mang thai. Cố gắng dành ít nhất 30 phút hoạt động vừa phải trong tổng số 150 phút mỗi tuần. Chọn những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ mà bạn có thể thực hiện dễ dàng ngay xung quang khu bạn sống. Hãy bắt đầu chỉ với 10 đến 15 phút mỗi lần và thực hiện theo cách của bạn với thời lượng tăng dần lên.
Ngày 6: Khám tổng quát
Theo dõi sức khoẻ hàng năm sẽ giúp phát hiện các vấn đề sức khỏe trước khi chúng trở nên nghiêm trọng. Khi bạn chuẩn bị mang thai, kám tổng quát đặc biệt quan trọng. Bác sĩ sẽ khám cho bạn và có thể thực hiện một số xét nghiệm máu để kiểm tra mức cholesterol và nhiều chỉ số khác. Tại buổi khám này, hãy đưa ra bất kỳ mối quan tâm sức khỏe nào khác mà bạn có thể có.
Ngày 7: Tiêm chủng
Buổi khám tổng quát của bạn cũng là một cơ hội tuyệt vời để biết về bất kỳ loại vắc xin nào có thể đã hết hiệu lực (uốn ván, rubella, v.v.). Tiêm phòng có thể giúp cả bạn và con bạn khỏe mạnh và được bảo vệ.
Ngày 8-15
Ngày 8-9: Theo dõi chu kỳ
Cho dù có đang sử dụng biện pháp tránh thai hay không, thì bây giờ là lúc bạn nên quan tâm đến chu kỳ kinh nguyệt của mình. Thu hẹp khoảng thời gian dễ thụ thai nhất sẽ giúp bạn có thai nhanh hơn. Thêm vào đó, hiểu biết về các chu kỳ của mình sẽ giúp bạn phát hiện ra liệu có bất kỳ điều gì bất thường và có thể cần giải quyết (ra máu, độ dài không đều, v.v.). Bắt đầu đơn giản bằng cách ghi lại thời điểm bắt đầu và kết thúc chu kỳ kinh nguyệt của bạn để xem độ dài của chu kỳ thay đổi như thế nào từ tháng này sang tháng khác. Bạn cũng có thể ghi nhận bất cứ điều gì như chảy máu bất thường và ra máu. Độ dài chu kỳ kinh nguyệt trung bình là khoảng 28 ngày, nhưng có thể dao động từ 21 đến 35 ngày và vẫn nằm trong giới hạn bình thường, khỏe mạnh. Có rất nhiều ứng dụng trên mạng để giúp bạn theo dõi chu kỳ này.
Ngày 10: Hạn chế tiếp xúc với chất độc
Tiếp xúc với lượng chất độc cao có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Cố gắng giảm tiếp xúc với những chất độc thông thường bằng cách:
+ Tránh nước hoa tổng hợp
+ Lựa chọn các sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình không có hóa chất
+ Bỏ qua một số dịch vụ làm đẹp có sử dụng hóa chất có thể có hại
Dưới đây là một số điều khác bạn có thể bắt đầu làm ngay hôm nay:
+ Tự làm chất tẩy rửa gia dụng bằng nước và giấm
+ Ăn thực phẩm hữu cơ
+ Loại bỏ sản phẩm trang điểm có chứa paraben, sodium laureth sulfate và thủy ngân
Ngày 11: Thực hành giảm căng thẳng
Hãy thử đi bộ thư giãn, thực hành một số bài tập hít thở sâu hoặc làm bất cứ điều gì khác mang lại niềm vui cho bạn.
Ngày 12: Thử tập Yoga
Yoga có một số lợi ích cho khả năng sinh sản của bạn. Thực hành yoga thường xuyên có thể giúp bạn loại bỏ cảm xúc và lo lắng liên quan đến quá trình thụ thai. Bạn cũng sẽ tăng cường sức khỏe cho cơ thể để chuẩn bị mang thai tốt hơn.
Ngày 14: Bỏ Thuốc lá, Rượu và Ma túy
Hút thuốc, sử dụng ma túy và uống rượu có thể gây hại cho thai nhi theo một số cách. Hút thuốc lá khiến con bạn tiếp xúc với các hóa chất độc hại, hạn chế lưu lượng máu và thậm chí có thể gây chuyển dạ sinh non. Uống rượu khiến em bé có nguy cơ mắc hội chứng ngộ độc rượu ở thai nhi (FAS). Sử dụng ma túy (heroin, cocaine, methamphetamines, cần sa, v.v.) không chỉ là bất hợp pháp mà còn có thể gây dị tật bẩm sinh, sẩy thai hoặc thai chết lưu.
Ngày 15: Thu thập tiền sử y tế gia đình
Sức khỏe của con bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố di truyền có nguồn gốc từ gia đình. Trước khi mang thai, bạn có thể hỏi cha mẹ hoặc những người thân khác xem có bất kỳ tình trạng di truyền nào trong huyết thống hay không. Đối tác của bạn cũng vậy. Khi khám phá ra điều gì bất thường, bạn có thể đặt lịch hẹn với chuyên gia tư vấn di truyền để thảo luận về mối quan tâm của mình và làm xét nghiệm thêm.
Có rất nhiều vấn đề cần quan tâm trước khi chuẩn bị mang thai, với sự chuẩn bị đầy đủ này, bạn có thể thực hiện quá trình mang thai một cách khỏe mạnh và dễ dàng hơn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bổ sung sắt cho bà bầu đúng và đủ nhất
Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.
Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.
Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.
Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.
Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.
Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.
Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.
Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.