Thực phẩm là thuốc, và cũng giống như thuốc, cách bảo quản thực phẩm rất quan trọng. Việc bảo quản thực phẩm đúng cách có thể giúp ngăn ngừa bệnh tật do thực phẩm gây ra và tiết kiệm chi phí do lãng phí thực phẩm. Bảo quản thực phẩm đúng cách cũng có thể giúp bạn có một chế độ ăn lành mạnh hơn. Chẳng hạn như ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và nông sản, có thể hao hụt giá trị dinh dưỡng nếu bảo quản không đúng cách hoặc quá lâu. Ngũ cốc nguyên hạt cũng phải được bảo quản cẩn thận hơn ngũ cốc đã tinh chế (còn được gọi là ngũ cốc đã qua chế biến kỹ).
Ngoài ra, như bạn đã biết, sử dụng thực phẩm hư hỏng có thể khiến bạn bị bệnh. Khi thực phẩm được bảo quản không đúng cách, các vi khuẩn có hại, chẳng hạn như Salmonella và E. coli, có thể sinh sôi và gây ngộ độc thực phẩm. Điều kiện bảo quản thích hợp sẽ ức chế sự phát triển của các mầm bệnh này và làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, thời tiết ấm và việc bảo quản thực phẩm không đúng cách trong thời gian dài sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn Salmonella phát triển.
Trước khi mua những loại thực phẩm mới, bạn nên dọn dẹp tủ lạnh của mình bằng cách sử dụng ngay những thực phẩm đang có dấu hiệu của hư hỏng và vứt bỏ bất cứ thứ gì không còn sử dụng được nữa. Sau đó, vệ sinh các kệ trong tủ lạnh để sẵn sàng cho những thực phẩm mới.
Súp lơ xanh.
Súp lơ xanh là nguồn thực phẩm giàu các loại vitamin và khoáng chất, đặc biệt vitamin C và vitamin K. Những loại rau họ cải này rất thích hợp với khí hậu lạnh. Chất lượng của súp lơ xanh giảm ngay sau khi được thu hoạch, nhưng việc bảo quản ở nhiệt độ thấp hơn có thể làm chậm quá trình hư hỏng.
Lý tưởng nhất là bạn nên bảo quản súp lơ xanh trong ngăn đựng rau củ của tủ lạnh, một nơi đảm bảo cả về nhiệt độ, độ ẩm và sự lưu thông khí để làm chậm quá trình hư hỏng của thực phẩm. Bạn nên tránh để nó trong túi nhựa vì nó sẽ giữ độ ẩm. Tuy nhiên, bông cải xanh vẫn nên được sử dụng càng sớm càng tốt sau khi mua để tận dụng được tối đa các chất dinh dưỡng và hương vị.
Trứng.
Cánh cửa tủ lạnh của bạn có các khay đựng trứng không? Mặc dù việc này có thể thuận tiện nhưng sự thật rằng bạn không nên giữ chúng ở đó. Những đồ dễ hỏng như trứng không nên để ở cửa mà nên để trên kệ bên trong (nơi lạnh nhất trong tủ lạnh của bạn). Nguyên nhân là do sự thay đổi nhiệt độ khi mở và đóng cửa có thể khiến trứng bị hỏng nhanh hơn.
Tại sao phải bảo quản trứng trong tủ lạnh? Tại Hoa Kỳ, trứng được rửa để loại bỏ lớp màng phủ tự nhiên giúp giữ nước và loại bỏ vi khuẩn như salmonella. Các nhà sản xuất tại châu Âu tin rằng chỉ cần giữ lớp màng phủ nguyên vẹn thì không cần phải bảo quản trứng trong tủ lạnh, đó là lý do tại sao trứng thường không được bảo quản trong tủ lạnh ở các nước châu Âu. Nhưng một nghiên cứu so sánh hai kỹ thuật bảo quản cho thấy rửa và làm lạnh trứng có hiệu quả hơn việc giữ trứng tươi. Vì vậy, ngay cả khi bạn mua trực tiếp từ trang trại hoặc chợ nông sản, tốt nhất bạn vẫn nên thận trọng và bảo quản trứng trong tủ lạnh.
Đọc thêm tại: Tủ lạnh và bảo quản thực phẩm an toàn
Chuối
Chuối được xếp hạng là thực phẩm gây lãng phí số một tại các siêu thị trong một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Thụy Điển vì chúng chín quá nhanh. Điều này một phần là do khí ethylene do chuối sản sinh ra có thể đẩy nhanh quá trình chín. Treo chuối có thể giải quyết vấn đề này ở một mức độ nào đó (làm chậm quá trình giải phóng khí) và việc tách từng quả chuối ra khỏi chùm cũng có thể làm chậm quá trình chín của chúng.
Nhưng nếu bạn muốn kéo dài thời gian bảo quản, cách tốt nhất là để chúng trong tủ lạnh. Việc bảo quản chuối chín trong tủ lạnh có thể kéo dài hương vị thêm một tuần nhưng có thể khiến vỏ của chúng chuyển sang màu nâu hoặc đen trong khi phần bên trong vẫn còn nguyên vẹn.
Vị trí bảo quản trong tủ lạnh cũng rất quan trọng, bạn không nên bảo quản chuối và táo cạnh nhau vì khí ethylene mà cả hai loại trái cây tạo ra có thể làm chín nhanh cả hai. Bạn cũng nên để chuối tránh xa các loại bơ, dưa đỏ, kiwi, đào, lê, ớt và cà chua sản sinh ra ethylene. Nếu bạn chưa sử dụng chuối ngay, hãy bóc vỏ và bọc trong giấy sáp, cho vào tủ đông để làm sinh tố.
Hành tây.
Hành tây nên được bảo quản ở những nơi tránh ánh nắng trực tiếp và tránh xa các nguồn nhiệt (như bếp nấu). Đồng nghĩa với việc không nên đặt chúng nằm cạnh cửa sổ, mặt bếp. Nếu bảo quản đúng cách, hành tây có thể để được tới 60 ngày vào mùa xuân hè và lên đến 180 ngày vào mùa thu hoặc mùa đông.
Trước khi bảo quản chúng ở nơi khô ráo, thoáng mát, bạn nên cắt bỏ phần ngọn khô, loại bỏ bụi bẩn và cắt tỉa rễ. Bạn cũng nên tránh bảo quản hành tây gần các sản phẩm khác nhạy cảm với khí ethylene, vì hành tây có khả năng sản sinh ra chất khí đó và đẩy nhanh quá trình chín.
Khoai tây.
Nếu bạn đang bảo quản khoai tây trong tủ lạnh thì đó là một cách bảo quản sai. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ lưu ý rằng việc bảo quản khoai tây trong tủ lạnh có thể làm tăng acrylamide, một hóa chất được hình thành khi chế biến ở nhiệt độ cao và có thể gây hại cho sức khỏe. Bạn nên giữ chúng trong túi giấy, trong tủ đựng thức ăn hoặc nơi khô ráo, thoáng mát tương tự.
Mặc dù khoai tây có những điều kiện bảo quản tương tự như hành tây nhưng chúng không nên được bảo quản cùng nhau. Bởi độ ẩm cao của khoai tây có thể làm tăng độ ẩm trong tủ đựng thức ăn của bạn và khiến cho hành tây bị mềm nhũn.
Các loại hạt.
Các loại hạt là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh, có thể giúp giảm cholesterol, cùng nhiều lợi ích khác. Mặc dù chúng là một món ăn nhẹ dễ mang theo nhưng chúng có thời gian bảo quản không dài. Nguyên nhân là do một số loại hạt chứa chất béo không bão hòa có thể bị ôi thiu nếu không sử dụng trong vòng vài tháng. Vì vậy, nếu bạn mua khối lượng lớn các loại hạt, hãy cân nhắc việc đông lạnh những phần chưa dùng tới.
Điều này đặc biệt quan trọng đối với quả óc chó - loại quả chủ yếu chứa axit béo không bão hòa. Những loại chất béo đó mang lại lợi ích cho sức khỏe và có thể bị oxy hóa khá nhanh ở nhiệt độ phòng. Nếu bạn định sử dụng chúng ngay lập tức, hãy bảo quản trong tủ lạnh, trong bao bì chưa mở hoặc hộp kín. Nếu bạn không định ăn chúng trong một tháng hoặc lâu hơn, hãy bảo quản chúng trong hộp kín ở tủ đông.
Bơ hạt.
Hàm lượng chất béo cao trong các loại bơ hạt sẽ khiến chúng dễ bị ôi thiu, đặc biệt ở nhiệt độ cao. Điều này đặc biệt đúng với bơ hạt tự nhiên bởi chúng hoàn toàn không có chất bảo quản và các chất ổn định thực phẩm. Các nghiên cứu trước đây cho thấy nhiệt độ bảo quản có ảnh hưởng nhất đến chất lượng bơ đậu phộng tự nhiên. Khoảng thời gian bảo quản giảm xuống chỉ còn bốn tuần khi bơ đậu phộng được để ở nhiệt độ từ 25 đến 35 độ C.
Các loại ngũ cốc.
Một chế độ ăn giàu ngũ cốc nguyên hạt có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe mạn tính. Một trong những lý do khiến những loại ngũ cốc này (hạt thực vật ăn được) rất tốt cho chúng ta là vì chúng chứa chất béo lành mạnh, chất xơ và các chất dinh dưỡng khác. Tuy nhiên chúng đã bị loại bỏ phần nào hàm lượng dinh dưỡng trong các loại ngũ cốc tinh chế như bột mì trắng và gạo. Ngũ cốc nguyên hạt nên được làm lạnh hoặc để ngăn đông trừ khi chúng được ăn ngay lập tức vì những chất như chất béo, có thể gây hư hỏng thực phẩm bởi nhiệt, ánh sáng và độ ẩm.
Giữ ngũ cốc nguyên hạt trong tủ lạnh hoặc tủ đông giúp ngăn chặn những chất béo đó bị ôi thiu. Điều này đặc biệt cần thiết khi ngũ cốc nguyên hạt đã được xay thành bột hoặc được chế biến như bột yến mạch.
Bơ.
Bơ giống như các chất béo khác, có thể bị ôi thiu ở nhiệt độ cao. Thay vào đó, hãy nhớ bảo quản bơ trong bao bì hoặc hộp kín để tránh hấp thụ mùi từ các thực phẩm khác và cho vào tủ lạnh. Sau khi mở ra, bạn có thể tiếp tục bảo quản bơ trong tủ lạnh và để thuận tiện, bạn có thể cân nhắc sử dụng khay đựng bơ có nắp đậy để đậy nắp và bảo vệ. Nếu bạn thích độ đặc dễ phết, bạn có thể để một lượng nhỏ ở nhiệt độ phòng trong khay bơ có nắp đậy để sử dụng trong thời gian ngắn từ một hoặc hai ngày nhưng nếu lâu hơn thì bạn nên bảo quản bơ trong tủ lạnh.
Bơ để được bao lâu trong tủ lạnh? Đa số các loại bơ được sử dụng trong khoảng thời gian in trên bao bì. Tuy nhiên thời gian bảo quản có thể kéo dài ít nhất là một tháng trong tủ lạnh trước khi mất đi độ tươi và trở nên ôi thiu. Bạn cũng có thể đông lạnh bơ để bảo quản lâu hơn, thời gian có thể lên đến một năm.
Cà phê.
Mặc dù nhiệt độ và ánh sáng có thể làm giảm hương vị của cà phê nhưng thực tế, chúng bắt đầu mất đi độ tươi ngay khi được rang và nhiệt độ đông lạnh cũng có thể ảnh hưởng đến độ ẩm của hạt nếu chúng không được đậy trong hộp kín.
Nên sử dụng hộp đựng tối màu, mát và kín khí. Lý tưởng nhất là bảo quản cà phê trong tủ tối, mát và thay vì giữ nguyên bao bì ban đầu, hãy đặt cà phê trong hộp kín khí, mờ đục để bảo quản hương vị của nó.
Sữa.
Sữa là thực phẩm rất dễ hư hỏng và không nên bảo quản chúng ở những nơi có nhiệt độ dao động thường xuyên như cửa của tủ lạnh. Thay vào đó, chúng nên được để ở các kệ bên trong, nơi có mức nhiệt ổn định. Bạn cũng có thể cân nhắc việc sử dụng các loại sữa đã được trải qua quá trình siêu thanh trùng bởi chúng thời gian bảo quản dài hơn nhiều so với loại sữa bò thông thường.
Kim chi.
Đa số mọi người đều nghĩ rằng vì kim chi được lên men tự nhiên nên việc bảo quản kim chi ở nhiệt độ phòng là an toàn. Nhưng theo quan điểm về an toàn thực phẩm, Kimchi được bảo quản tốt nhất là ở trong tủ lạnh, ngay cả khi nó chưa được mở ra. Nhiệt độ lạnh sẽ làm chậm quá trình lên men và giúp duy trì hương vị thơm của nó.
Vậy, cách bảo quản chính xác nhất là gì? Khi bảo quản kim chi, hãy đặt nó trong hộp kín, như lọ thủy tinh hoặc hộp nhựa kín khí, để ngăn mùi truyền sang các thực phẩm khác. Hãy tuân thủ hướng dẫn về "ngày hết hạn" trên bao bì và chú ý xem liệu nấm mốc có phát triển trên bề mặt hay không, đó tất nhiên là dấu hiệu cho thấy chúng đã bị hỏng.
Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0935 18 3939 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.