Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

5 điều bạn cần làm để kiểm soát cảm xúc của bản thân

Kiểm soát cảm xúc là một kỹ năng quan trọng có thể giúp bạn cải thiện chất lượng cuộc sống của mình. Bằng cách thực hành những điều đơn giản dưới đây, bạn có thể học cách đối phó với cảm xúc của mình một cách lành mạnh và hiệu quả hơn.

Kiểm soát cảm xúc là cách mà chúng ta đưa cảm xúc trở về trạng thái cân bằng.

Rối loạn cảm xúc không chỉ đơn thuần là việc một ai đó nóng nảy, đó còn là dấu hiệu thường gặp ở những người mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit hyperactivity disorder – ADHD), tự kỷ và rối loạn nhân cách ranh giới (Borderline personality disorder – BPD), nó cũng liên quan đến các triệu chứng khác như nhạy cảm với sự từ chối và hành vi bốc đồng.

Tiến sĩ Lara Honos-Webb, nhà Tâm lý học lâm sàng, cho biết, liệu pháp hành vi nhận thức (Cognitive Behavioral Therapy – CBT), liệu pháp tập trung vào cảm xúc (Emotionally Focused Therapy - EFT) và tập thể dục đều có thể giúp giải quyết các triệu chứng rối loạn cảm xúc.

Nhưng đôi khi, một cảm xúc mạnh mẽ ập đến trước khi chúng ta có thời gian chạy bộ ngoài trời hoặc một buổi trị liệu. Đó là lúc một số bài tập suy nghĩ đơn giản có thể phát huy tác dụng và bạn có thể thực hiện trong mọi hoàn cảnh. Honos-Webb đã chia sẻ năm cách nhanh chóng, dễ dàng để tự điều chỉnh khi cảm xúc của bạn đang vượt quá tầm kiểm soát.

1. Hình dung bản thân trong tương lai

Honos-Webb cho biết, hãy thúc đẩy “tư duy linh hoạt” hoặc khuyến khích bản thân nhìn mọi thứ dưới một góc nhìn mới. Ví dụ, nếu bạn đang gặp phải áp lực công việc và có ý định phản ứng với sếp của mình. Bạn có nghĩ rằng bản thân bạn trong tương lai sẽ thấy đó là một cách bảo vệ bản thân? Hay bạn chỉ thấy đó là một phản ứng thái quá và có thể khiến công việc của bạn bị ảnh hưởng?

Khi bạn phải trải qua một cảm xúc mãnh liệt, chẳng hạn như tức giận, buồn bã hoặc lo lắng, thật khó để nhìn thấy bức tranh toàn cảnh. Ngay lúc đó, chúng ta chỉ có thể cảm thấy như thế giới đang sụp đổ đối với mình. Nhưng trên thực tế, hầu hết cảm xúc mãnh liệt mà bạn đang trải qua như vậy chỉ là tạm thời, chúng đến và đi như những cơn sóng, Honos-Webb giải thích.

Vì vậy, khi gặp phải một cảm xúc mãnh liệt nào đó, hãy thử hình dung bản thân mình trong tương lai 5, 10 hoặc 20 năm nữa. Bạn sẽ có một góc nhìn mới và tìm ra được hướng giải quyết cho cảm xúc hiện tại.

2. Hãy tưởng tượng phản ứng của người thân

Khi chúng ta đang trải qua những cảm xúc mãnh liệt, chúng ta thường có xu hướng nhìn mọi thứ từ một góc độ rất chủ quan. Chúng ta chỉ tập trung vào cảm xúc và suy nghĩ của bản thân mà không quan tâm đến người khác.

Vì vậy, Honos-Webb gợi ý hãy tưởng tượng góc nhìn của một người nào đó trong cuộc sống của bạn, người thực sự quan tâm đến bạn, chẳng hạn như thành viên trong gia đình, bạn thân hoặc người yêu.

Cách này có thể giúp chúng ta nhìn thấy tình huống một cách khách quan hơn và nhận ra rằng cách phản ứng ban đầu của chúng ta có thể không phải là phản ứng tốt nhất. Ngoài ra, khi chúng ta tưởng tượng góc nhìn của một người thân yêu, chúng ta có thể cảm thấy được hỗ trợ và quan tâm. Điều này có thể hữu ích khi chúng ta đang cảm thấy bị kiệt sức.

3. Hãy cho bản thân một khoảng thời gian nhất định để cảm nhận mọi thứ

Đôi khi, bạn cảm thấy quá choáng ngợp và cần phải giải tỏa cảm xúc của mình. Để tránh cho những cảm xúc mạnh mẽ chiếm trọn cả ngày của bạn, Honos-Webb khuyên bạn nên lấy một cuốn nhật ký và đặt hẹn giờ trong 15 phút. "Hãy cho phép bản thân viết ra tất cả những gì bạn cảm thấy và sau đó cam kết chỉ đắm chìm trong cảm xúc đó trong 15 phút", cô nói.

Nếu bạn cần phải nhớ lại cảm xúc đó, bạn có thể làm điều đó trong 15 phút vào ngày hôm sau. Điều này giúp bạn nhận ra cảm xúc của mình, nhưng cũng luyện tập việc đặt ra ranh giới xung quanh tần suất bạn để nó chi phối bạn.

Cách này có thể hữu ích vì nó cho phép bạn cảm nhận và xử lý những cảm xúc khó khăn của mình trong một môi trường an toàn và có kiểm soát. Nó cũng giúp bạn học cách không để những cảm xúc tiêu cực chi phối cuộc sống của bạn.

4. Suy nghĩ tích cực

Honos-Webb cho biết, rối loạn cảm xúc thường chỉ tập trung vào những sai lầm, tiêu cực đang diễn ra, dẫn đến việc "không xem trọng những điều tích cực.". Vì vậy, bạn hãy tập trung vào những điều tích cực trong cuộc sống của mình, ngay cả khi bạn đang trải qua những điều khó khăn. Nó cũng có thể giúp bạn tìm ra những giải pháp sáng tạo cho những vấn đề của mình.

Ví dụ, bạn bị từ chối nhận vào chương trình cao học lựa chọn hàng đầu của mình. Bạn có thể xem xét lại quyết định của mình và nhận ra rằng chương trình học đó có thể quá đắt tiền hoặc không phù hợp với cuộc sống của bạn. Ngoài ra, bạn có thể coi đây là cơ hội để khám phá các chương trình cao học khác và tìm ra chương trình phù hợp nhất với mình.

5. Thực hành chánh niệm

Chánh niệm, bao gồm việc tự quan sát và tự trắc ẩn, là một thực hành quan trọng để điều chỉnh cảm xúc. Thiền định thường xuyên, ngay cả trong thời gian ngắn, có thể dạy bạn cách chấp nhận cảm xúc của mình khi chúng xuất hiện, điều này làm giảm bớt việc tự trách bản thân và cường độ của nỗi đau tinh thần.

Để thực hành điều này, hãy thử thiền mỗi ngày một lần trong khoảng 5 phút. Sau một tuần, hãy kéo dài thời gian lên 10 phút, rồi 15 phút.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Dạy con bạn cách kiểm soát bản thân mình.

Việt An - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 03/12/2024

    Mối lo ngại khi trẻ thường xuyên nóng giận mất kiểm soát

    Theo một nghiên cứu mới đây, trẻ mẫu giáo dễ nổi nóng, khó bảo có thể được xem là một dấu hiệu cảnh báo trước nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) ở giai đoạn sau.

  • 03/12/2024

    Nhóm máu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn như thế nào?

    Các nhà khoa học đã phát hiện nhiều mối liên hệ đáng chú ý giữa nhóm máu và nguy cơ mắc các bệnh lý khác nhau.

  • 03/12/2024

    Bất dung nạp lactose hoàn toàn khác dị ứng đạm sữa bò

    Không ít phụ huynh đang nhầm lẫn dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp lactose ở trẻ đều là cùng một bệnh lý. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy. Cả hai tình trạng đều khác nhau về nguyên nhân, biểu hiện. Để có thể phân biệt rõ hơn, mời cha mẹ cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây!

  • 02/12/2024

    6 câu hỏi thường gặp về bệnh giãn phế quản

    Giãn phế quản là tình trạng các phế quản bị giãn ra và khó hồi phục được, dễ gây những biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị và quản lý bệnh tốt.

  • 02/12/2024

    Tập thể dục mùa lạnh: Lợi ích và những lưu ý quan trọng

    Mùa đông thường mang đến cảm giác uể oải khiến nhiều người muốn cuộn tròn trong chăn ấm áp hơn là ra ngoài vận động. Tuy nhiên, duy trì thói quen tập thể dục trong mùa lạnh lại mang đến nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể. Trong bài viết dưới đây, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ phân tích những lợi ích và cung cấp những lưu ý quan trọng để bạn tập luyện an toàn và hiệu quả trong những ngày giá rét.

  • 02/12/2024

    Yếu tố Rh và tầm quan trọng của xét nghiệm Rh trong thai kỳ

    Các biến chứng cho thai nhi có thể xảy ra trong thai kỳ nếu bạn là Rh âm tính và thai nhi là Rh dương tính. Vậy yếu tố Rh là gì và các biến chứng mà thai nhi có thể gặp phải nếu bị bất tương thích Rh là gì? Cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

  • 01/12/2024

    Mẹo giúp trẻ ngủ ngon hơn trong những ngày se lạnh

    Giấc ngủ của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ, trẻ có thể dễ trở mình, ngủ không sâu giấc khi thời tiết chuyển lạnh dần. Vậy làm thế nào để đảm bảo con bạn có một giấc ngủ ngon và sâu trong những ngày đông giá rét? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam khám phá những mẹo hữu ích dưới đây.

  • 30/11/2024

    Những điều nên và không nên làm đối với da nhạy cảm

    Da nhạy cảm là làn da dễ phản ứng với các tác nhân kích thích như thời tiết, dị ứng hoặc một số mỹ phẩm hóa chất nhất định. Da của bạn có thể chuyển sang màu đỏ, khô, châm chích, ngứa, căng, có thể nổi cục, vảy hoặc nổi mề đay khi gặp phải các tác nhân kích thích. Các tình trạng như bệnh chàm, viêm da tiếp xúc, bệnh trứng cá đỏ, v.v. thường là nguyên nhân khiến da trở nên nhạy cảm hơn.

Xem thêm