Được xếp vào loại quả ngon miệng bởi mùi thơm đặc trưng và vị ngọt hấp dẫn. Tuy nhiên, đây lại cũng là một loại quả mẹ bầu không nên ăn trong quá trình mang thai. Bởi phụ nữ mang thai thường có triệu chứng nóng trong và thường có các hiện tượng táo bón, ăn nhãn nhiều sẽ tăng nóng trong, động huyết động thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí tổn thương thai khí. Vì thế mẹ bầu nên lưu tâm với loại quả này.
Quả dứa
Không phải ngẫu nhiên mà người ta cho dứa vào danh sách cấm với mẹ bầu 3 tháng đầu. Dứa là loại quả ngọt, thơm, nhưng có thể gây ra những cơn co thắt tử cung làm sảy thai; gây tiêu chảy hoặc dị ứng cho bà bầu. Nguyên nhân là do dứa tươi có chứa bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, tạo ra chất gây phá thai. Tuy nhiên, qua 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu có thể ăn một lượng dứa vừa phải, phù hợp với nhu cầu của cơ thể.
Đu đủ xanh
Nhiều nghiên cứu cho thấy đu đủ xanh hoặc chưa chín hẳn chứa rất nhiều enzymes và mủ, có thể gây nên sự co thắt tử cung với hậu quả là gây sảy thai.
Hơn nữa, đu đủ xanh còn chứa prostaglandin và oxytocin là những chất mà cơ thể rất cần để khởi động cho giây phút ra đời của đứa trẻ. Vì thế, khi chưa đủ ngày đủ tháng để đứa trẻ ra đời, nếu ăn đu đủ xanh thì rất có thể mẹ bầu sẽ bị sảy thai.
Dưa hấu ướp lạnh
Ăn quá nhiều dưa hấu khi mang bầu sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao. Trong quá trình mang thai, tâm lý của nhiều phụ nữ không ổn định, sinh lý cũng có nhiều thay đổi, lượng insulin tiết ra không đủ, khiến tác dụng của đường trong máu giảm, đẩy nồng độ đường trong máu lên cao, gây ra bệnh tiểu đường.
Ăn dưa hấu lạnh dễ khiến bà bầu bị đau bụng và tiêu chảy. Do đó, bà bầu không nên ăn quá nhiều dưa hấu, càng không nên ăn dưa hấu ướp lạnh, dù là ngày hè có oi bức đến đâu.
Vải
Khác với nhãn, vải không gây nóng quá nhiều cho cơ thể. Vấn đề của nó lại nằm ở lượng đường quá nhiều. Vì vậy, nếu bị thừa cân hay có nguy cơ bị tiểu đường, mẹ bầu nên tránh ăn nhiều vải.
Mận
Chứa nhiều vitamin A, khi ăn mận, bà bầu sẽ được cung cấp một lượng lớn carotene hữu ích cho cửa sổ tâm hồn. Ngoài ra, sắt, kali, chất béo, phốt pho, protein trong mận còn giúp giải độc cơ thể hiệu quả. Tuy nhiên, về tính nóng, mận cũng không kém phần như nhãn hay đào. Mẹ bầu nên hạn chế ăn nếu không muốn bị phát ban do nóng.
Ổi
Là loại trái cây ăn vặt khá lý tưởng cho các bà bầu, nhất là mỗi lúc đi làm. Tuy nhiên, ngoài tính nóng, ăn ổi không gọt vỏ có thể gây hiện tượng táo bón.
Mãng cầu (na)
Thơm, ngọt nhưng không ngán, mãng cầu là loại quả đa số ai cũng khoái khẩu. Nếu mẹ bầu không muốn tăng thêm số lượng thực phẩm gây nóng vào thực đơn ăn uống hằng ngày, nhớ hạn chế nạp mãng cầu nhé!
Vú sữa
Hạn chế ăn nhiều loại trái cây có tính nóng này, và lưu ý chỉ ăn phần ruột trong, không “lấn” ra phần thịt chát bên ngoài, vì nó có thể gây táo bón.
Mướp đắng (khổ qua)
Nguyên nhân là do mướp đắng rất ít chất xơ và chất béo, không phù hợp với chế độ dinh dưỡng của phụ nữ mang thai và cho con bú. Ngoài ra, phụ nữ mang thai ăn mướp đắng có thể gây giảm đường huyết. Hơn nữa, các hạt mướp đắng có chứa một chất tên là vicine – một độc tố có khả năng gây ra hội chứng cấp tính như nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê với những bà bầu nhạy cảm.
Một nguyên nhân nữa mà các chuyên gia khuyên trong dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai không nên có mướp đắng là vì mướp đắng được coi là một loại quả kích thích tử cung và có thể dẫn đến sinh non. Phụ nữ khi đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một số thành phần không tốt có thể được truyền qua sữa mẹ.
Táo mèo
Nhiều tài liệu ghi chép, táo mèo có tác dụng làm hưng phấn tử cung, có thể thúc đẩy tử cung co bóp, gây sảy thai và sinh non.
Quả đào
Quả đào có vị ngọt, tính nóng nên nếu ăn nhiều đào, bà bầu dễ bị xuất huyết. Lông ở vỏ quả đào rất dễ gây ngứa, rát cổ họng. Vì thế bà bầu nên hạn chế ăn đào, nếu có ăn thì nên gọt vỏ và không nên ăn thường xuyên.
Những điều cấm kỵ khi bà bầu ăn hoa quả
Việc ăn uống khi mang thai không cần quá nghiêm ngặt tuy nhiên các mẹ bầu vẫn cần chú ý để tránh gặp phải rắc rối không mong muốn. Ngay cả việc ăn hoa quả trong thai kỳ cũng có những nguyên tắc riêng mà chị em nên lưu ý.
Đồng ý rằng hoa quả là thực phẩm giàu dưỡng chất, rất có lợi cho sản phụ tuy nhiên nếu ăn không đúng cách sẽ gây phản tác dụng.
Ăn hoa quả chưa rửa: Cũng như trong các loại thịt tái, sống, hoa quả chưa rửa có chứa các loại ký sinh trùng, chất hóa học, chất bảo vệ thực vật như toxoplasmosis và nhiều hóa chất độc khác gây hại cho sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.
Không súc miệng sau khi ăn hoa quả: Hầu hết các loại trái cây đều chứa carbohydrate lên men, axit có tính ăn mòn răng. Nếu mẹ ăn nhiều trái cây nhưng lại không biết giữ vệ sinh răng miệng đúng cách thì sẽ liên tục đưa axit vào tiếp xúc với răng của mình. Ngoài ra, trong trái cây cũng có đường và nước bọt sẽ không thể loại bỏ hết được chúng, cũng như không thể trung hòa axit. Điều này rất dễ làm hại răng của mẹ bầu. Vì vậy, lời khuyên của các nha sĩ là nên súc miệng sạch sau khi ăn trái cây.
Ăn quá nhiều hoa quả: Trên thực tế, ăn bất cứ thứ gì nhiều quá cũng không tốt và với trái cây cũng vậy. Mặc dù trái cây bổ dưỡng nhưng lại không chứa đầy đủ tất cả các loại dưỡng chất đặc biệt là protein và chất béo – hai loại chất này lại vô cùng quan trọng cho sự tăng trưởng của thai nhi trong bụng mẹ.
Ăn hoa quả ngay sau bữa ăn: Ăn hoa quả ngay sau bữa ăn chính có thể gây đầy hơi và táo bón cho mẹ bầu – chứng bệnh thường gặp trong thai kỳ. Vì vậy mẹ bầu nên ăn trong vòng 2 giờ sau ăn và 1 giờ trước bữa ăn chính.
Hoa quả để lạnh: Đồ ăn vừa được lấy ra từ tủ lạnh đặc biệt là hoa quả rất dễ khiến mẹ bầu đau bụng, tiêu chảy. Chính vì vậy, chị em chỉ ăn sau khi đã để đồ ăn ra ngoài khoảng 1 giờ.
Trái cây có tính nóng: Ăn quá nhiều loại hoa quả có tính nóng như táo gai (táo mèo), anh đào, quả lựu, vải thiều… sẽ khiến mẹ bầu dễ dàng “bốc hỏa” và khiến tậm trạng dễ nóng nảy. Tốt hơn hết là nên hạn chế ăn.
Những loại rau làm tăng nguy cơ sảy thai mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn
1. Ngải cứu
Đây là loại rau có tác dụng xoa dịu những cơn đau cơ, giúp tuần hoàn máu, giảm cơn đau vùng bụng và được sử dụng trong một số bài thuốc dành cho người bị động thai hay sảy thai liên tiếp. Tuy nhiên, một số nghiên cứu mới đây cũng cho thấy bà bầu ăn quá nhiều ngải cứu trong ba tháng đầu tăng nguy cơ bị ra máu, co bóp cổ tử cung nên dễ dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.
2. Rau răm
Phụ nữ có thai 3 tháng đầu thì nên hạn chế ăn rau răm, vì ăn rau răm nhiều dễ bị mất máu. Thêm vào đó, trong rau răm có chứa chất gây tình trạng co bóp tử cung dễ sảy thai. Tuy nhiên, một vài cọng rau răm ăn kèm với trứng vịt lộn thì không vấn đề gì.
3. Rau sam
Đây là loại rau dễ trồng dễ chăm, nó vừa là thảo dược vừa là thực phẩm chế biến món ăn, mang tính dược hàn. Thực tế chứng minh khi dùng rau sam thì nó kích thích tử cung khá mạnh, có thể làm tăng số lần và cường độ thu co của tử cung và hậu quả là gây ra sảy thai.
4. Rau bina
Rau bina chứa rất nhiều vitamin K cũng như giàu chất sắt. Tuy nhiên, nếu ngày nào mẹ bầu cũng ăn loại rau này thì nguy cơ sảy thai sẽ tăng lên rất cao đấy nhé. Để cung cấp lượng sắt qua loại rau này, mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 1-2 bữa rau bina mỗi tháng để đảm bảo cho cả mẹ và bé.
5. Rau ngót
Rau ngót gây hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung, tiêu chảy do trong rau ngót tươi có chứa một chất có hàm lượng papaverin nên nếu dùng trên 30 gam lá tươi thì có nguy cơ sảy thai cao. Mẹ nào có tiền sử sảy thai liên tiếp, đẻ non, con quý hiếm thì nên hạn chế ăn canh rau ngót.
6. Súp lơ
Mặc dù súp lơ xanh có hàm lượng lớn vitamin C rất tốt cho bé nhưng nếu mẹ ăn súp lơ xanh hàng ngày, nhất là khi mới có thai có thể làm tăng nguy cơ bị sảy thai. Lý do là quá nhiều vitamin C cũng không tốt cho chị em trong quá trình mang thai. Cũng giống như súp lơ xanh, nếu ăn quá nhiều súp lơ trắng hàng ngày thì mẹ bầu cũng có nguy cơ sảy thai do hàm lượng vitamin C có trong loại rau này rất cao.
7. Ớt chuông
Đây là thực phẩm có vị cay, đắng nó sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai cho bà bầu đấy nhé. Ớt chuông cũng là loại quả thuộc nhóm thực phẩm có vị cay, đắng. Thỉnh thoảng, ăn một bữa ớt chuông thì không sao nhưng nếu ngày nào cũng ăn thì sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai cho chị em.
8. Cải xoăn
Cải xoăn là loại rau tốt cho chị em trong chu kỳ kinh nguyệt nhưng lại không tốt cho người mang thai. Nếu thích cải xoăn, mẹ bầu chỉ nên ăn 1-2 thìa không nên sử dụng chúng quá nhiều vì nó có thể làm chị em sảy thai.
9. Mướp đắng
Nếu mẹ bầu quá lạm dụng mướp đắng lại gây ra những nguy hiểm khó lường vì vị đắng của loại quả này có thể làm co bóp dạ dày và tử cung. Điều này dẫn tới hậu quả là dễ gây sẩy thai, đẻ non ở những phụ nữ có nguy cơ cao như tử cung ngả sau, tử cung có sẹo, nạo phá thai nhiều lần.
Những mẹ mang bầu 3 tháng đầu cần chú ý ăn uống để tránh xảy ra những việc đáng tiếc. Hy vọng qua bài viết này, các mẹ có thêm nhiều kiên thức để chú ý tới chế độ dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi.
Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.
Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.
Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.
Về định nghĩa, thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ ở mức vượt quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.
Suy thận ở trẻ em tuy hiếm gặp nhưng lại là bệnh lý cần phải được điều trị tích cực ở trẻ. Có 2 loại suy thận là cấp tính và mạn tính. Dấu hiệu nào để nhận biết suy thận ở trẻ? Cùng Bác sĩ của Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Viêm thực quản ái toan là tình trạng mạn tính của hệ miễn dịch, do dị ứng thực phẩm gây ra, biểu hiện với nhiều triệu chứng khác nhau. Ở một số người, viêm thực quản ái toan không được kiểm soát có thể gây ho. Những người bị viêm thực quản ái toan chủ yếu ho do dị ứng hoặc hen suyễn, đồng thời cũng có thể do trào ngược axit.
Vitamin K2, một dưỡng chất ít được biết đến nhưng có vai trò vô cùng quan trọng, đối với sức khỏe của trẻ em, đặc biệt là trong sự phát triển của xương và tim mạch. Thiếu hụt vitamin K2 có thể gây nên nhiều nguy cơ cho sức khỏe, đặc biệt là trong giai đoạn tăng trưởng quan trọng của trẻ em. Mặc dù vậy, việc thiếu hụt Vitamin K2 còn chưa được chú ý đúng mức với cộng đồng và ngay cả giới chuyên môn nhi khoa.