Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những hiểm họa từng vây quanh bàn mổ

Thế kỷ 19 ở châu Âu, các bác sĩ có lúc cầm máu cho bệnh nhân bằng sắt nung, sử dụng đỉa sống trong ca mổ và dùng chất pha sơn làm thuốc mê.

Thời đại Victoria ở Anh là thời kỳ trị vì của Nữ hoàng Victoria, thế kỷ 19, kể từ năm 1837 đến năm 1901, khi bà qua đời. Đây cũng là thời kỳ đánh dấu cuộc cách mạng phẫu thuật, từ giữa những năm 1840 và 1890. 

Các ca phẫu thuật diễn ra ở thế kỷ 19 hầu hết vô cùng đau đớn với tỷ lệ tử vong cao. Ngay cả những người khỏe mạnh nhất cũng khó sống sót sau ca mổ. Tuy nhiên, đây là tiền đề cho sự phát triển của y học sau này.

Dùng Chloroform làm thuốc gây mê

Chloroform từng được sử dụng làm thuốc gây mê trong phẫu thuật. Ảnh: 

Chloroform từng được sử dụng làm thuốc gây mê trong phẫu thuật. Ảnh: wikimedia commons

Phẫu thuật không gây mê, dù đau đớn nhưng vô cùng phổ biến ở thế kỷ 19. Vào năm 1847, chloroform được giới thiệu tại Anh và sử dụng như một loại thuốc mê. Đây là hóa chất độc hại có thể gây ung thư, sau này dùng làm dung môi cho một số loại mực in, vecni và sơn công nghiệp. Bác sĩ sản khoa người Scotland James Simpson là người đầu tiên ứng dụng chloroform trong một ca đỡ đẻ. 

Ông đã ngâm mặt nạ vào loại dung dịch chứa chất này, đặt lên mặt bệnh nhân và tiến hành phẫu thuật sau vài phút. Bác sĩ Simpson nảy ra ý tưởng sau khi tự dùng thử chloroform và bất tỉnh trong phòng ăn của mình. Nữ hoàng Victoria cũng được gây mê bằng hình thức này trong khi hạ sinh người con cuối cùng. Tuy nhiên, chloroform đã bị cấm sử dụng vào thế kỷ 20 do sự độc hại đối với cơ thể người. 

Cầm máu bằng sắt nung

Sử dụng sắt nung để cầm máu. Ảnh: Mining Journal.

Sử dụng sắt nung để cầm máu. Ảnh: Mining Journal.

Trong các ca phẫu thuật thế kỷ 19, bác sĩ thường sử dụng một thanh sắt được nung nóng để cầm máu cho bệnh nhân. Phương pháp này được báo cáo trong Tạp chí Khoa học và Triết học của Hiệp hội Hoàng gia Anh. Các bác sĩ đã cầm máu ở chân cho một người phụ nữ bằng cách ngâm vết thương vào một loại rượu, sau đó đặt một thanh sắt nung lên trên. Sức nóng từ thanh sắt đốt cháy các động mạch, khiến vết thương ngừng chảy máu.

Nhiễm trùng sau phẫu thuật

Hầu hết, các ca tử vong sau phẫu thuật ở thế kỷ 19 đều do nhiễm trùng. Theo Tiến sĩ Lindsey Fitzharris, một chuyên gia sử học y khoa tại Đại học Oxford, bác sĩ thời kỳ này không có thói quen rửa tay hoặc dụng cụ phẫu thuật, khiến người bệnh nhiễm trùng sau vài tháng. Đây được coi như một hình thức "xử tử chậm’ đối với các bệnh nhân. 

Bác sĩ cũng từng lầm tưởng, mủ từ vết thương là một dấu hiệu của sự phục hồi. Tỷ lệ tử vong bắt đầu giảm khi bác sĩ Joseph Lister giới thiệu phương pháp sát khuẩn và môi trường vô trùng. Ông được coi như cha đẻ của sát trùng trong phẫu thuật. 

Đám đông quanh bàn phẫu thuật

Một ca phẫu thuật với nhiều người chứng kiến ở thời Victoria. Ảnh: News Dog Media

Một ca phẫu thuật với nhiều người chứng kiến ở thời Victoria. Ảnh: News Dog Media

Thế kỷ 19, người nhà bệnh nhân hoặc các chuyên gia được phép tụ tập thành đám đông quanh bàn mổ, ngay trong khi các bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật. Đây là điều hoàn toàn bình thường những năm 1800, khi học thuyết về vi khuẩn chưa được phổ biến rộng rãi. 

Thợ cắt tóc làm bác sĩ phẫu thuật

Trong thời kỳ chiến tranh, nhiều thợ cắt tóc nhập ngũ với tư cách bác sĩ phẫu thuật cho các binh lính bị thương. Dù không có kiến thức sâu rộng hay được đào tạo bài bản, những thợ cắt tóc này có nhiệm vụ nhổ răng, lấy máu và tiến hành các thủ thuật cơ bản. 

Khi chiến tranh kết thúc, nhiều bệnh nhân vẫn có thói quen tìm đến các thợ cắt tóc bởi họ có các công cụ sắc bén, cần thiết cho công việc phẫu thuật.

Dùng đỉa hút bớt máu trước các ca mổ

Những năm 1800, các bác sĩ phẫu thuật thường sử dụng đỉa sống để hút bớt máu của bệnh nhân. Đây thực tế là điều vô cùng nguy hiểm, dẫn đến thiếu máu và có thể gây tử vong. Tuy nhiên, các bác sĩ đã áp dụng phương pháp này trong một thời gian dài với quan niệm, đỉa sẽ hút bớt máu độc hại trong cơ thể người bệnh, thuận lợi cho quá trình phẫu thuật.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật

Thục Linh - Theo Vnexpress/List Verse
Bình luận
Tin mới
  • 02/07/2025

    Tất tần tật về trà thảo mộc

    Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.

  • 01/07/2025

    Sự thật về phương pháp thải độc bằng nước cốt chanh

    Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?

  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa điều trị chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

  • 01/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 30/06/2025

    Dùng nghệ và mật ong cùng nhau có tăng lợi ích không?

    Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?

  • 30/06/2025

    Nhận biết và xử lý vết thương do côn trùng cắn khi đi du lịch

    Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn

  • 29/06/2025

    Sữa nguyên chất có dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro gì?

    Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.

  • 29/06/2025

    Làm thế nào để bỏ thói quen dùng điện thoại

    Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.

Xem thêm