Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật

Chăm sóc vết sẹo sau mổ như thế nào?

Chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật

Sau khi phẫu thuật kết thúc, hầu hết bệnh nhân đều có thắc mắc và lo lắng về việc chăm sóc vết mổ như thế nào. Họ tự hỏi không biết sử dụng chất sát trùng này có đúng không, làm thế nào họ có thể rửa vết mổ, và việc vết sẹo mổ chảy nước/mủ có đáng lo không. Đừng lo lắng, chăm sóc vết mổ không khó, và với một số lời khuyên, bạn sẽ có thể chăm sóc vết mổ của bạn như một chuyên gia.

Chăm sóc vết mổ phù hợp là vô cùng cần thiết để ngăn ngừa nhiễm trùng và các biến chứng khác. Việc chăm sóc này cùng với sự trợ giúp của bác sĩ phẫu thuật của bạn, có thể giúp ngăn ngừa việc hình thành sẹo. Lên kế hoạch dành ít nhất 10 đến 20 phút mỗi ngày để chăm sóc vết mổ của bạn, hoặc nhiều hơn nếu bạn có nhiều vết mổ hoặc bạn cần được chăm sóc đặc biệt.

Chăm sóc vết mổ trong bệnh viện

Sau khi phẫu thuật, có thể bác sĩ phẫu thuật sẽ thực hiện việc thay băng ban đầu trên các vết mổ của bạn. Vì vậy, vết mổ có thể được kiểm tra để biết dấu hiệu nhiễm trùng và để đảm bảo rằng vết mổ sẽ đóng hoàn toàn.

Lý tưởng là vết mổ sẽ khô hoặc chỉ có sự thoát nước nhẹ. Các mũi khâu, chỉ hoặc keo phẫu thuật sẽ giữ các cạnh của vết mổ gần nhau trong một đường thẳng gọn gàng. Chỉ khâu sẽ đủ chặt để kéo vết rạch khép lại, nhưng không quá chặt vì sẽ gây nát vết thương.

Nhiều người nhìn về phía khác trong khi bác sĩ phẫu thuật đang làm việc này, hoặc nhắm mắt lại, nhưng việc quan sát những gì bác sĩ phẫu thuật (hay y tá) thực hiện là một cách tuyệt vời để học cách thay băng đúng cách. Quan sát cũng là một cách giúp bạn có thể xác định xem vết thương của bạn  tốt hơn hay tệ hơn so với lần thay băng trước.

Chăm sóc phẫu thuật cắt chỉ tại nhà

Trong bệnh viện, bác sĩ và điều dưỡng sẽ chịu trách nhiệm về việc chăm sóc vết mổ của bạn. Nhưng một khi bạn ở nhà, tất cả trách nhiệm là của bạn.

Tất nhiên, trước khi ra viện, bạn sẽ được hướng dẫn về việc chăm sóc vết mổ của bạn, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn sẽ không có câu hỏi. "Tôi nên thay băng băng phẫu thuật bao nhiêu lần?" Là một câu hỏi phổ biến. Một câu hỏi lớn hơn là "Làm sao tôi có thể thay băng được?" Bạn cũng có thể tự hỏi cách sát trùng vết mổ đúng cách là gì và liệu có vấn đề gì xảy ra nếu bạn sát trùng vết thương quá mức hay không.

Đảm bảo vết mổ của bạn khỏe mạnh

Một khi bạn bắt đầu thay băng của mình, bạn cũng cần phải kiểm tra vết mổ, cũng như bác sĩ phẫu thuật của bạn đã làm, để đảm bảo vết mổ đang lành đúng cách. Bạn sẽ muốn chắc chắn rằng vết thương không hở, một tình trạng gọi là không liền, hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng.

Sau khi kiểm tra vết mổ của bạn, bạn có thể sẽ muốn làm tăng tốc độ hồi phục vết mổ bằng cách xịt thuốc mỡ, làm sạch vết rạch bằng peroxide hoặc cồn, hoặc bôi thuốc bột. Hãy tránh thực hiện những việc này vì nó sẽ không giúp bạn hồi phục nhanh hơn và thực sự có thể làm chậm tiến trình lành vết thương.

Một điều cần tránh đó là việc cạy hoặc bóc vảy ra từ vết thương cũng làm tăng khả năng để lại sẹo sau khi phẫu thuật của bạn.

Khi những điều tồi tệ xảy ra với vết mổ (dù được chăm sóc rất tốt)

Đôi khi, dù bạn chăm sóc vết mổ tốt như thế nào nhưng bạn vẫn sẽ có những biến chứng. Tốt nhất là bạn cần phải nhận ra các vấn đề phổ biến phát sinh sau khi phẫu thuật, chẳng hạn như các dấu hiệu nhiễm trùng, để bạn có thể tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay. Một số dấu hiệu rất dễ nhận ra, chẳng hạn như chảy dịch, mủ hoặc máu từ vết mổ. Những dấu hiệu khác dường như chỉ gây chút phiền toái nhỏ cho bạn, chẳng hạn như khoảng cách nhỏ trong vết rạch của bạn, nhưng dấu hiệu này có thể trở thành một biến chứng phẫu thuật lớn một cách nhanh chóng và nên được bác sĩ phẫu thuật của bạn giải quyết.

Sự hồi phục nào cũng sẽ kèm theo một mức độ đau đớn nhất định. Ngoài việc chăm sóc vết mổ thật tốt, hãy chú ý khi các hoạt động làm tăng mức độ đau của bạn. Cũng nên lưu ý rằng bạn có thể gọi bác sĩ phẫu thuật của bạn nếu bạn gặp vấn đề để trao đổi xem dấu hiệu nào là bình thường và dấu hiệu nào cho thấy bạn cần khám bác sĩ.

Thông tin thêm trong bài viết: 14 câu hỏi thường gặp về sẹo mổ đẻ

Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Verywell
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm