Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phẫu thuật Robot trong thời đại 4.0

Ngoài lĩnh vực công nghiệp, robot ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống.

Trong đó, không thể không kể đến lĩnh vực y tế. Ứng dụng robot trong y học không những là bước đột phá, nâng tầm y học nước nhà mà còn mở ra cơ hội cho người có thu nhập thấp được điều trị bằng kỹ thuật cao.

Cánh tay “thần thánh” của robot

Phẫu thuật bằng robot là một kỹ thuật hiện đại, đã trở thành thường quy tại các quốc gia có nền y học tiên tiến. Đây là một kỹ thuật giúp điều trị triệt để, bảo tồn tốt nhất chức năng các cơ quan còn lại của người bệnh, giảm tối đa nguy cơ tai biến và biến chứng thường gặp sau phẫu thuật. Đồng thời, khi phẫu thuật bằng robot, chất lượng cuộc sống của người bệnh cao hơn, hồi phục nhanh với thời gian nằm viện ngắn.

Năm 1980, Mỹ nghiên cứu chế tạo robot phẫu thuật, thực hiện những ca phẫu thuật từ xa. Năm 2000, Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) thông qua giấy phép hoạt động hệ thống robot Davinci. Năm 2009 Horgan báo cáo ca đầu tiên phẫu thuật nội soi ổ bụng có hỗ trợ robot cắt thận để ghép từ người cho sống. Hiện tại, một số trung tâm ghép trên thế giới tại Mỹ, Anh, Ý, Ấn Độ đã sử dụng robot để lấy và ghép thận.

Robot là kỹ thuật mới, hiện đại được ứng dụng trong y khoa khoảng 20 năm qua, kỹ thuật này phát triển rất nhanh bởi tính hiệu quả. Thế giới hiện đã có hơn 4.000 robot, trong đó Mỹ chiếm hơn một nửa. Nhiều kỹ thuật được thực hiện 100% bằng phẫu thuật Robot, thay thế hoàn toàn cho mổ mở và nội soi. Từ năm 2014 đến nay, nhiều robot đã du nhập nước ta và thực hiện được nhiều kỹ thuật khó.

Về nguyên lý, phẫu thuật robot vẫn dựa trên nền tảng phẫu thuật nội soi: phẫu thuật viên sẽ tạo các đường mổ nhỏ từ 5-10mm trên cơ thể để đưa dụng cụ nội soi vào thao tác. Nếu như ở phẫu thuật nội soi truyền thống, phẫu thuật viên là người trực tiếp sử dụng các dụng cụ phẫu thuật nội soi thì với phẫu thuật robot, các cánh tay của hệ thống robot sẽ hoạt động như bàn tay của phẫu thuật viên sử dụng các dụng cụ phẫu thuật để thao tác trong cơ thể. Từ trạm điều khiển cách xa bàn mổ, các phẫu thuật viên sẽ điều khiển cánh tay robot quay 540 độ, di chuyển tự do trong không gian hẹp và thực hiện các động tác phẫu thuật tinh vi. Nhờ những đặc tính kể trên mà phẫu thuật robot sẽ giúp khắc phục các nhược điểm của bàn tay con người như: cảm giác mỏi do thao tác trong nhiều giờ, giới hạn xoay của các khớp bàn tay, khớp cổ tay trong các thao tác phẫu thuật phức tạp, thao tác ở vị trí sâu khó tiếp cận, tăng khả năng quan sát với màn hình 3D kèm khả năng phóng đại cao. Bên cạnh đó, so với phương pháp mổ mở truyền thống, phẫu thuật nội soi và phẫu thuật robot được chứng minh là giúp bệnh nhân hồi phục nhanh chóng do vết mổ nhỏ, sẹo mổ thẩm mỹ, ít đau, ít chảy máu và ít biến chứng nhiễm trùng.

phau-thuat-robot-trong-thoi-dai-40-1

Phẫu thuật lồng ngực người lớn có robot hỗ trợ.

Ứng dụng trong y học với những ưu thế vượt trội

Về mặt bệnh lý, gần như tất cả các loại bệnh trước đây có thể ứng dụng phẫu thuật nội soi thì ngày nay phẫu thuật robot đều có thể thực hiện như phẫu thuật tai mũi họng, phẫu thuật thần kinh, phẫu thuật phụ khoa, phẫu thuật tiêu hóa - gan mật... trên bệnh nhân là người lớn và cả trẻ em. Với chuyên ngành phẫu thuật lồng ngực mạch máu, các phẫu thuật như bắc cầu mạch vành, thay van 2 lá, cắt thực quản, cắt phổi mà trước đây chỉ thực hiện qua mổ mở và phẫu thuật nội soi thì nay đã được phẫu thuật robot thực hiện. Bên cạnh đó, phẫu thuật thần kinh sọ não là lĩnh vực mà phẫu thuật robot thể hiện rõ rệt tính ưu việt trong việc vượt qua giới hạn sự khéo léo của bàn tay con người cũng như khả năng thao tác. Mới đây nhất, Bệnh viện Chợ Rẫy trở thành bệnh viện đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á triển khai lấy thận hiến trên người cho sống bằng robot phẫu thuật. Từ thành công bước đầu, bệnh viện kỳ vọng bảo hiểm y tế sớm thanh toán cho kỹ thuật trên để nâng cao hiệu quả điều trị cho người bệnh. Theo các chuyên gia, lấy thận bằng phẫu thuật robot đã giúp người bệnh mất máu ít (không cần truyền máu bổ sung), không bị biến chứng, đường mổ nhỏ nên tính thẩm mỹ cao, thời gian nằm viện chỉ 2 ngày, trong khi mổ mở phải nằm viện khoảng 1 tuần. Đặc biệt, thận được lấy bằng phẫu thuật robot có độ chính xác rất cao nên chỉ trong khoảng 2 tiếng sau ghép, người nhận thận đã phục hồi nhanh, 1 ngày sau chức năng thận trở về bình thường, khoảng 1 tuần sau người bệnh đã có thể xuất viện.

Mặt khác, mổ bằng robot mang lại những ưu điểm vượt trội cho phẫu thuật viên. “Động tác của phẫu thuật viên linh hoạt, tinh tế trong những vùng trường mổ hẹp, cánh tay xoay được 4 chiều, hình ảnh 3D với độ phân giải cao phóng đại 10 đến 15 lần” .

Vì vậy, phẫu thuật robot đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi và phát triển mạnh mẽ theo nhiều hướng khác nhau. Nếu như trước đây phẫu thuật robot tập trung điều trị các bệnh lý lồng ngực, ổ bụng và các chi, thì gần đây tại Việt Nam, Viện Ung thư châu Âu  viện đầu tiên trên thế giới sử dụng phẫu thuật robot sẽ chuyển giao kỹ thuật phẫu thuật robot cho các bác sĩ Việt Nam tại Bệnh viện K.

Không những thế, các nhà khoa học cũng nhờ trí tuệ nhân tạo (AI), robot dùng dữ liệu từ các cuộc phẫu thuật trước để thông báo kỹ thuật mới, ít gây ra biến chứng hơn. Và các chuyên gia đang cố gắng triển khai phẫu thuật robot từ xa: phẫu thuật viên có thể ở bất kỳ nơi nào trên thế giới và điều khiển hệ thống phẫu thuật robot từ xa. Ngoài ra, ý tưởng về việc thu nhỏ hệ thống robot cũng đang được triển khai nhằm ứng dụng trong việc điều trị các bệnh lý về máu: các nano robot với kích thước vi thể được đưa vào trong lòng mạch máu để tìm và diệt các tế bào máu bất thường.

Robot là kỹ thuật mới, hiện đại được ứng dụng trong y khoa khoảng 20 năm qua, kỹ thuật này phát triển rất nhanh bởi tính hiệu quả. Thế giới hiện đã có hơn 4.000 robot, trong đó Mỹ chiếm hơn một nửa. Nhiều kỹ thuật được thực hiện 100% bằng phẫu thuật robot, thay thế hoàn toàn cho mổ mở và nội soi. Từ năm 2014 đến nay, nhiều robot đã du nhập Việt Nam và thực hiện được nhiều kỹ thuật khó.
 
TS.BS. Trần Văn Trung - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

Xem thêm