Nguyên nhân nào dẫn đến sự xuất hiện các đốm đen trên môi?
Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, đôi môi cũng có cấu tạo tương tự như làn da. Vì vậy, trên môi nổi những chấm đen là điều hoàn toàn bình thường. Chúng cứ như thể là tàn nhang trên da. Những đốm này phát triển theo tuổi tác và dễ nhìn thấy khi da trở nên mỏng hơn. Tuy nhiên, mọi người đừng chủ quan trước sự tồn tại của nó.
(Ảnh: Shutterstock)
Một nguyên nhân khác gây ra các đốm đen là do đôi môi quá nhạy cảm. Đó có thể là do bỏng, môi nứt nẻ hoặc hút thuốc lá thường xuyên. Bên cạnh đó, kích ứng với món ăn hay mỹ phẩm nào đó cũng gây ra kết quả tương tự. Tuy nhiên, các nốt đen trên môi cũng là một cảnh báo đỏ của căn bệnh ung thư da hoặc hội chứng di truyền Peutz-Jeghers. Theo số liệu thống kê, tình trạng đốm đen trên môi xảy ra phổ biến ở trẻ em.
Bạn nên làm gì với các đốm đen này?
(Ảnh: Shutterstock)
Cách tốt nhất để xử lý các đốm đen trên môi là tìm đến sự trợ giúp từ các chuyên gia y tế. Họ sẽ hướng dẫn bạn nên và không nên tiếp tục làm gì tiếp theo. Đặc biệt, nếu bạn gặp các triệu chứng sau, thì phải nhanh chóng gặp bác sĩ gấp thay vì phớt lờ chúng hoặc tự loại bỏ nó tại nhà.
- Đốm đen đang lan ra với tốc độ nhanh chóng.
- Da môi mỏng bất thường và có tình trạng chảy máu.
- Đường viền môi không đều.
- Môi có các tông màu khác nhau.
Ngoài ra, son dưỡng có thành phần chống nắng là một công cụ dễ kiếm và dễ sử dụng mà bạn nên thử. Nó sẽ giúp bạn tránh được ánh nắng trực tiếp gây ảnh hưởng trực tiếp đến đôi môi của bạn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Môi bị cháy nắng.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.