Nếu bạn có các triệu chứng mang thai từ rất sớm và đáng chú ý như mệt mỏi, cảm xúc lên xuống thất thường, buồn nôn, nôn và táo bón, bạn có thể tự hỏi liệu mình có đang mang thai đôi hay không. Bạn cũng có thể nghi ngờ mình đang mang thai đôi nếu đã sử dụng biện pháp hỗ trợ sinh sản - đặc biệt nếu bạn đã chuyển nhiều hơn một phôi hoặc sử dụng một số loại thuốc hỗ trợ sinh sản để giúp mang thai.
Cách chắc chắn duy nhất để biết liệu bạn đang sinh đôi hay đa thai là siêu âm. Thời điểm tốt nhất để siêu âm này là khi thai được 10-12 tuần. Đây thường là lúc bác sĩ có thể nói chắc chắn cho bạn biết có bao nhiêu bào thai, nhau thai và túi ối. Thông tin này có thể cho bạn biết liệu bạn sinh đôi cùng trứng hay khác trứng, cũng như giúp các bác sĩ đưa ra cách chăm sóc thai kỳ phù hợp cho bạn.
Chăm sóc tiền sản và lựa chọn sinh nở cho người mang thai đôi
Vì mang thai đôi có thể phức tạp hơn so với mang thai đơn nên các bác sĩ thường khuyên bạn nên chăm sóc tiền sản chuyên khoa. Thăm khám tiền sản có thể phát hiện sớm bất kỳ biến chứng nào, điều đó có nghĩa là chúng cũng có thể được điều trị sớm.
Ngoài ra, các bác sĩ thường khuyên bạn nên sinh con ở bệnh viện, thay vì ở trung tâm y tế hoặc ở nhà. Các bệnh viện có cơ sở để quản lý bất kỳ biến chứng nào của thai đôi, chẳng hạn như sinh non.
Đọc thêm bài viết: Phụ nữ mang thai nên có chế độ dinh dưỡng như thế nào?
Các xét nghiệm, kiểm tra và chỉ định khi mang song thai
Nếu bạn đang mang song thai, bạn sẽ cần mức độ chăm sóc cao hơn, nghĩa là bạn phải thực hiện nhiều cuộc hẹn khám và xét nghiệm hơn trong suốt thai kỳ. Có thể bạn sẽ không cần làm thêm nhiều xét nghiệm máu, nhưng bạn sẽ cần siêu âm nhiều hơn.
Nếu bạn sinh đôi với nhau thai riêng biệt, thông thường bạn nên siêu âm vào tuần thứ 12-13, 20 tuần và sau đó cứ sau 4 tuần cho đến khi em bé của bạn chào đời bạ cũng có thể siêu âm thường xuyên hơn. Mang thai đôi với những em bé có chung một nhau thai có thể phức tạp hơn. Thông thường, bạn nên siêu âm khoảng 2 tuần một lần kể từ 12 tuần.
Nếu bạn mang thai đôi, bạn sẽ phải đi khám thai thường xuyên hơn. Các cuộc hẹn khám thai là cơ hội tốt để được hỗ trợ về sức khỏe và lối sống nếu bạn cần. Bạn cũng có thể nhận được thông tin về việc mang thai, chuyển dạ, sinh nở và nuôi dạy con sớm.
Các biến chứng sức khỏe tiềm ẩn khi mang thai đôi
Phụ nữ mang thai đôi có nhiều khả năng gặp các vấn đề về sức khỏe thai kỳ và các biến chứng như tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, chuyển dạ sớm và chảy máu.
Những cặp song sinh có chung nhau thai có thể có thêm các biến chứng. Đôi khi nguồn cung cấp máu được chia sẻ không đồng đều cho 2 thai nhi, điều này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe cho cả hai cặp song sinh. Hoặc nếu bản thân nhau thai được chia sẻ không đồng đều, điều này khiến một trong hai thai nhi không nhận đủ chất dinh dưỡng và cũng không phát triển.
Bạn có thể giảm nguy cơ biến chứng hoặc ngăn chúng trở nên tồi tệ hơn bằng cách đi khám thai. Bạn cần báo ngay với bác sĩ nếu bạn có bất kỳ triệu chứng thực thể nào hoặc bạn cảm thấy có điều gì đó không ổn.
Đọc thêm bài viết: Ăn gì để trì hoãn kinh nguyệt khi ngày Tết đang tới gần?
Các vấn đề sức khỏe khi mang thai có thể là cả về thể chất và tinh thần. Nếu bạn có những thay đổi về cảm xúc kéo dài hơn 2 tuần hoặc cản trở cuộc sống hàng ngày của bạn, đó có thể là dấu hiệu của chứng trầm cảm trước khi sinh, lo lắng trước khi sinh hoặc một vấn đề khác. Bạn nên chia sẻ với bác sĩ về bất kỳ thay đổi cảm xúc nào.
Những thay đổi về thể chất khi mang thai đôi
Những thay đổi về thể chất khi mang thai đôi rõ ràng hơn so với khi mang thai đơn. Nếu mang thai đôi, bạn có thể tăng 16-20 kg so với 10-15 kg khi mang thai đơn. Ngoài ra, các vết rạn da, đầy hơi, giãn tĩnh mạch và bệnh trĩ cũng rất phổ biến. Những thay đổi này có thể ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận về cơ thể mình. Bạn có thể nói chuyện với bác sĩ về những thay đổi trong cơ thể và cảm nhận của bạn về những thay đổi này.
Ăn uống lành mạnh khi mang thai đôi
Ăn uống lành mạnh trong thai kỳ cần đa dạng cân bằng, đầy đủ vitamin và khoáng chất. Khi bạn mang thai đôi, bạn nên nhờ chuyên gia tư vấn về chế độ ăn uống giàu protein, carbohydrate, folate, sắt, canxi, i-ốt, chất béo và các chất dinh dưỡng. Chuyên gia dinh dưỡng có trình độ và kỹ năng để cung cấp cho bạn lời khuyên chuyên môn về dinh dưỡng và chế độ ăn uống.
Cặp song sinh của bạn sẽ được sinh ra sớm?
Bác sĩ thường đặt mục tiêu sinh đôi ở tuần 37-38 trừ khi các vấn đề phát triển sớm hơn hoặc có lý do chính đáng để trì hoãn sinh. Khoảng 60% các cặp song sinh được sinh ra trước 37 tuần, trong khi các bà mẹ mang thai đơn thường sinh vào khoảng tuần 40 của thai kì. Nếu bạn biết cặp song sinh của mình sẽ chào đời sớm, bạn có thể sẵn sàng cho việc sinh non.
Sinh thường hoặc sinh mổ
Bạn nên nói chuyện với bác sĩ về việc sinh thường hay sinh mổ để biết lựa chọn nào sẽ tốt hơn cho bạn và cặp song sinh của bạn. Nếu bạn sinh đôi, bạn gần như có khả năng sinh mổ cao gấp đôi. Bạn có thể thảo luận với bác sĩ sản khoa về thời điểm và 'cách' thích hợp nhất để sinh đôi.
Chuẩn bị nuôi dạy cặp song sinh
Nuôi dạy cặp song sinh có thể rất thú vị nhưng đôi khi cũng rất khó khăn. Dưới đây là những cách để sẵn sàng cho việc nuôi dạy cặp song sinh:
Bạn cần chia sẻ những suy nghĩ của mình với chồng hoặc đối tác. Mang thai là thời gian tuyệt vời để thảo luận và chia sẻ suy nghĩ cũng như kỳ vọng của bạn cho tương lai. Bạn có thể tìm hiểu về sự phát triển của thai nhi, cách giao tiếp với bào thai trong bụng. Bạn có thể cho cặp song sinh của mình bú sữa mẹ, và điều đó tốt cho bạn và con bạn. Bạn có thể nhờ chuyên gia tư vấn cho con bú hoặc nữ hộ sinh của bạn trợ giúp. Bạn cũng có thể hỏi bệnh viện nơi bạn dự sinh xem có lớp học dành riêng cho cha mẹ tương lai của cặp song sinh hay không.
Là cha mẹ của những cặp song sinh, bạn và đối tác của mình sẽ thấy rằng cuộc sống rất bận rộn, vì vậy sẽ rất tốt nếu có sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè.
Nếu bạn mang thai, hãy chuẩn bị cho mình những kiến thức dinh dưỡng khoa học và phù hợp với thể trạng để giúp mẹ khỏe, bé phát triển tốt suốt 9 tháng thai kỳ. Nếu muốn được tư vấn thực hiện xét nghiệm NIPT và cung cấp chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho cả mẹ và bé bởi các chuyên gia giàu kinh nghiệm, hãy tới Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam. Liên hệ đặt lịch TẠI ĐÂY hoặc tại Hotline: 0935183939 hoặc 02436335678
Bữa sáng là bữa ăn giúp cung cấp năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bắt đầu ngày mới. Khắc phục những sai lầm phổ biến sau giúp bạn duy trì thói quen ăn sáng khoa học và lành mạnh.
Nghẹt mũi là một dấu hiệu khó chịu, rất thường gặp khi chúng ta bị cảm cúm, nhiễm lạnh. Hiện vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh cảm lạnh thông thường, nhưng có rất nhiều mẹo tại nhà có thể làm giảm tình trạng nghẹt mũi do chứng cảm lạnh gây nên. Bài viết này sẽ phân tích các biện pháp khắc phục tình trạng nghẹt mũi tại nhà tốt nhất cùng với những điều cần tránh.
Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.
Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.
Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.
Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.
Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.
Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.