Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dấu hiệu nhận biết mang thai con trai?

Trong bài viết này, chúng tôi làm sáng tỏ những lầm tưởng về dấu hiệu mang thai con trai và đưa ra cho bạn các phương pháp xác định giới tính thai nhi đã được chứng minh.

Tìm hiểu giới tính của thai nhi có thể là một trong những điều thú vị tò mò nhất trong thai kỳ. Vậy nên không có gì ngạc nhiên khi có rất nhiều phương pháp được sử dụng để tìm ra điều này. Trong bài viết này, chúng tôi làm sáng tỏ những lầm tưởng này và đưa ra cho bạn các phương pháp xác định giới tính thai nhi đã được chứng minh.

 

6 sai lầm trong tiên đoán xác định giới tính thai nhi

Nghiên cứu khoa học không ủng hộ những cách đoán giới tính thai nhi sau đây:

Ốm nghén

Có nhiều lời đồn khác nhau xung quanh việc dự đoán giới tính của thai nhi. Hơn 50% phụ nữ mang thai cảm thấy ốm trong ba tháng đầu. Một số người tin rằng ốm nghén nặng hơn cho thấy em bé sinh ra sẽ là nữ. Nguyên nhân là do phụ nữ mang thai bé gái có lượng hormone cao, khiến tình trạng ốm nghén trở nên trầm trọng hơn, trong khi phụ nữ mang thai bé trai ít buồn nôn hơn vì lượng hormone thấp hơn.Các kết quả nghiên cứu về vấn đề này cho ra những kết luận mâu thuẫn. Ví dụ, một nghiên cứu từ năm 1999 ủng hộ ý kiến cho rằng phụ nữ mang bào thai bé gái bị ốm nghén nặng hơn. Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2013 trên 2.450 ca sinh cho thấy tỷ lệ buồn nôn và nôn ở phụ nữ mang thai con trai cao hơn một chút so với những phụ nữ mang thai con gái.

 
Thèm mặn và ăn mặn

Một nghiên cứu từ năm 2014 báo cáo rằng 50–90% phụ nữ mang thai ở Mỹ có cảm giác thèm ăn. Các loại thực phẩm mong muốn rất đa dạng. Nhiều lời truyền miệng cho rằng phụ nữ mang thai con trai thèm đồ ăn mặn và ăn mặn hơn thích những món như khoai tây chiên, còn mang bầu con gái sẽ thích đồ ăn ngọt, chẳng hạn như kem và sô cô la. Tuy nhiên, cảm giác thèm ăn đại diện cho nhu cầu dinh dưỡng của phụ nữ. Nghiên cứu cho thấy sự giống nhau giữa các loại thực phẩm mà phụ nữ thèm ăn ngay trước kỳ kinh nguyệt và những loại thực phẩm thèm ăn trong thời kỳ mang thai.

Đọc thêm bài viết: Phụ nữ mang thai nên có chế độ dinh dưỡng như thế nào?

Tóc và da

Một quan niệm sai lầm khác là khi mang bầu bé gái khiến da xỉn màu, mụn trứng cá và tóc bạc khi mang thai, trong khi mang thai con trai không có thay đổi gì về ngoại hình. Trên thực tế, những thay đổi lớn về nội tiết tố xảy ra trong suốt thai kỳ ảnh hưởng đến da và tóc của hầu hết phụ nữ, bất kể giới tính của thai nhi là trai hay gái. Một nghiên cứu thống kê hơn 90% phụ nữ mang thai đã trải qua những thay đổi trên da và tóc của họ.

Tâm trạng thay đổi thất thường

Một lầm tưởng cho rằng những phụ nữ mang thai không trải qua tâm trạng thất thường thì đang mang bầu con trai, trong khi những người có tâm trạng thay đổi rõ rệt thì mang bầu con gái. Sự thật là hầu hết phụ nữ sẽ có tâm trạng thất thường khi mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kì. Trong giai đoạn này chính sự mệt mỏi căng thẳng thay đổi nội tiết khi mang thai sẽ góp phần làm thay đổi tâm trạng.

Nhịp tim thai nhi

Tim của thai nhi sẽ bắt đầu đập vào khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ. Trung bình nhịp tim của thai nhi là từ 140 đến 170 nhịp mỗi phút vào tuần thứ 9. Một lầm tưởng cho rằng mang thai con trai có nhịp tim dưới 140 nhịp mỗi phút là nam, trong khi mang thai con gái có nhịp tim nhanh hơn. Một nghiên cứu năm 2006 cho thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa nhịp tim của thai nhi nam và nữ trong thời kỳ đầu mang thai.

Chửa cao hoặc thấp

Nhiều người cho rằng thai phụ chửa thấp là mang thai con trai, thai phụ chửa cao là mang thai con gái. Tuy nhiên, không có nghiên cứu thống kê nào về điều này

Các yếu tố quyết định hình dạng và kích thước bụng bầu của phụ nữ mang thai gồm kích thước và vị trí của thai nhi. Nếu lưng của bé song song với lưng của mẹ thì bụng bầu có xu hướng phẳng.

 

Các phương pháp đã được chứng minh để xác định giới tính thai nhi

Xét nghiệm máu và một số phương pháp có thể cho biết giới tính của thai nhi ngay từ tuần thứ 10. Các tùy chọn bao gồm:

Xét nghiệm máu

Đây cũng là phương pháp được các bác sĩ chủ yếu sử dụng để phát hiện các vấn đề về nhiễm sắc thể. Phụ nữ mang thai có thể thực hiện xét nghiệm này khi được 10 tuần và kết quả thường có trong vòng 7–10 ngày. Xét nghiệm này thường dành cho phụ nữ mang thai trên 35 tuổi. Bác sĩ cũng có thể gợi ý nếu họ nghi ngờ nhiễm sắc thể của thai nhi có vấn đề. Bất kỳ phụ nữ mang thai nào cũng có thể yêu cầu xét nghiệm máu.

Đọc thêm bài viết: Ăn gì để trì hoãn kinh nguyệt khi ngày Tết đang tới gần?

Chọc ối

Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ đưa một cây kim mỏng xuyên qua da vào tử cung để lấy một ít nước ối, là chất lỏng bảo vệ xung quanh em bé trong thai kỳ. Nước ối chứa các tế bào và hóa chất có thể chỉ ra những bất thường về gen, nhiễm trùng thai nhi và giới tính của thai nhi. Phương pháp chọc ối thường được chỉ định từ tuần thứ 15 trở đi, nhưng bác sĩ sẽ chỉ thực hiện nếu có lo ngại về sự hiện diện của các vấn đề di truyền. Chọc ối mang nhiều rủi ro khác nhau, bao gồm cả nguy cơ sảy thai dù tỉ lệ này không cao.

Sinh thiết nhung mao đệm (CVS)

Tương tự như chọc ối, sinh thiết nhung mao đệm - CVS liên quan đến việc sử dụng kim để lấy mô từ nhau thai. Xét nghiệm này có thể cho biết thai nhi có mắc hội chứng Down hoặc vấn đề sức khỏe khác liên quan đến nhiễm sắc thể hay không cũng như có thể xác định giới tính của thai nhi. Sinh thiết nhung mao đệm  được chỉ định từ tuần thứ 10 của thai kỳ và gây nguy cơ sảy thai tương tự như chọc ối. Thai phụ chỉ nên làm xét nghiệm sinh thiết nhung mao đệm nếu có nguy cơ mắc các vấn đề về nhiễm sắc thể.

Siêu âm

Siêu âm là một phương pháp không xâm lấn để xác định giới tính của thai nhi. Siêu âm để chẩn đoán giới tính thai nhi có tác dụng từ tuần 18–20 trở đi, sau khi cơ quan sinh dục ngoài hình thành rõ ràng. Bác sĩ siêu âm không phải lúc nào cũng có thể cho bạn biết giới tính của thai nhi trong quá trình siêu âm, đặc biệt nếu thai nhi không ở vị trí lý tưởng hoặc thai kỳ chưa phát triển đầy đủ.

Nếu bạn mang thai, hãy chuẩn bị cho mình những kiến thức dinh dưỡng khoa học và phù hợp với thể trạng để giúp mẹ khỏe, bé phát triển tốt suốt 9 tháng thai kỳ. Nếu muốn được tư vấn bởi các chuyên gia giàu kinh nghiệm, hãy tới Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam. Liên hệ đặt lịch TẠI ĐÂY hoặc tại Hotline: 0935183939 hoặc 02436335678

BS Hoài Thu - Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Medical News Today
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Vì sao người béo phì dễ bị ợ nóng hơn?

    Béo phì gắn liền với những bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, trong đó có chứng ợ nóng. Tìm hiểu nguyên nhân cân nặng quá mức làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản cũng như cách để kiểm soát tại nhà.

  • 27/04/2024

    Mỳ chính (bột ngọt) có an toàn cho trẻ em và phụ nữ mang thai không?

    Bằng chứng khoa học cho thấy bột ngọt (monosodium glutamate) an toàn cho mọi người ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em, trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai.

  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

Xem thêm