Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều không nên làm sau khi sinh con

Có rất nhiều điều bạn có thể mong chờ sau khi sinh, như khi nào bạn có thể nằm sấp để ngủ được hoặc khi nào bạn có thể ăn thịt nguội. Tuy nhiên, có một số điều bạn nên tránh làm sau khi sinh. Dưới đây là những điều bạn không nên làm sau khi sinh cũng như một vài giải pháp giúp bạn.

Không đưa bất cứ thứ gì vào âm đạo

Phụ thuộc vào trải nghiệm sinh sản của bạn, âm đạo sau khi sinh có thể sẽ thay đổi nhiều hay ít. Những thay đổi này sẽ bao gồm cả việc bạn có thể trở lại chu kỳ kinh nguyệt bình thường và có thể quay lại với một số hoạt động thường ngày như quan hệ tình dục và sử dụng tampon.

Nhưng cho dù bạn cảm thấy thế nào, bạn vẫn nên đợi ít nhất khoảng 6 tuần sau khi sinh để có thể đưa bất cứ thứ gì vào âm đạo. Nguyên nhân là vì nguy cơ nhiễm trùng khá cao. Tử cung thường cần một thời gian để hồi phục lại sau khi sinh nở, và nếu quá trình sinh nở của bạn cần can thiệp vào âm đạo thì âm đạo cũng cần thời gian để hồi phục. Khi sử dụng các sản phẩm dành cho chu kỳ nhưng ở bên trong, ví dụ như cốc nguyệt san hoặc tampon, vi khuẩn có thể hình thành và gây nhiễm trùng vào các vết thương này.

Sản dịch sau sinh thường sẽ kéo dài từ 2-6 tuần, do vậy, bạn nên sử dụng băng vệ sinh trong sốt thời điểm này. Thay băng vệ sinh hàng ngày và rửa sạch tay thường xuyên để tránh nhiễm trùng. Về quan hệ tình dục sau sinh, không có hướng dẫn cụ thể nhưng nhiều bác sĩ khuyến cáo nên đợi từ 4-6 tuần để trở lại việc quan hệ tình dục. Các nguy cơ khác bao gồm việc rách vết khâu tầng sinh môn và cổ tử cung vẫn còn giãn.

Không làm việc quá sức

Sau khi sinh, bạn có thể sẽ bị “quá tải” bởi hàng tá công việc như cho con bú, thay bỉm và chỉ được ngủ rất ít. Tuy nhiên, việc dành thời gian để nghỉ ngơi và chăm sóc bản thân là vô cùng quan trọng. Bạn có thể nhận thấy rằng nếu bạn cố gắng quá nhiều trong quá trình hồi phục sau sinh, thì sản dịch của bạn sẽ ra nhiều hơn. Bạn cần lắng nghe cơ thể mình và làm mọi thứ chậm lại. Quá sức sau khi sinh có thể dẫn đén chấn thương, căng cơ và cảm thấy lo âu.

Đi bộ nhẹ nhàng sau sinh thường sẽ phù hợp trong những ngày đầu nhưng nếu bạn có ý định tập luyện cường độ cao, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ. Bạn cũng nên ngừng luyện tập nếu cảm thấy đau ở bất cứ vị trí nào. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt trong giai đoạn này.

Không phớt lờ những cơn đau

Đa số phụ nữ sau khi sinh sẽ bị đau ở một mức độ nào đó, nhưng loại đau và thời gian đau sẽ khác nhau. Ví dụ, cơn đau có thể sẽ khác nhau phụ thuộc vào việc bạn sinh con đầu hay con thứ, bạn sinh mổ hay sinh thường và bạn có gặp các biến chứng khi sinh hay không. Đau có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần và có thể khác nhau giữa từng người, từng lần mang thai. Các loại cơn đau thông thường sau sinh:

  • Đau quặn bụng do tử cung co lại
  • Đau ở khu vực giữa hậu môn và âm đạo
  • Đau quanh vết mổ
  • Khó chịu ở cổ, lưng, các khớp
  • Đau ở vùng háng hoặc sưng ở vú/ngực

Những cơn đau dưới đây là bất thường và nên được bác sĩ lượng giá:

  • Đau đầu nghiêm trọng ảnh hưởng đến thị lực hoặc không thuyên giảm khi dùng thuốc
  • Đau đi kèm sốt trên 38 độ C
  • Đau khi đi tiểu và tiến triển nặng hơn
  • Ra nhiều máu (bạn phải thay nhiều hơn 2 miếng băng vệ sinh trong vòng 1-2 tiếng)
  • Đau ở 1 vùng nhất định tại ngực, đặc biệt là nếu đi kèm sốt hoặc sưng đỏ
  • Tiết dịch có mùi bất thường
  • Đau và sưng phù ở chân
  • Đau tức ngực, khó thở
Không nên giấu diếm những khó khăn

Tình trạng buồn bã sau sinh (baby blue) gặp phải ở 80% số trường hợp phụ nữ sau sinh và có thẻ sẽ khiến bạn càm thấy buồn bã, lo âu hoặc căng thẳng trong vòng 10-14 ngày đầu sau sinh. Sau 2 tuần đầu tiên, nếu bạn vẫn cảm thấy không là chính mình, thì bạn nên được đánh giá về tình trạng trầm cảm sau sinh. Có khoảng 20% số người sẽ gặp phải tình trạng trầm cảm sau sinh. Triệu chứng trầm cảm bao gồm:

  • Khóc
  • Cảm thấy tức giận
  • Không kết nối được với gia đình hoặc bạn bè
  • Mất hứng thú với những sở thích bình thường
  • Nghi ngờ bản thân khi chăm sóc các nhu cầu bình thường của em bé
  • Cảm thấy không kết nối với em bé
  • Cảm thấy rất lo lắng về việc có thể bạn sẽ khiến em bé bị thương.

Các yếu tố nguy cơ của tình trạng trầm cảm sau sinh bao gồm:

  • Không nhận được hỗ trợ từ gia đình sau khi sinh
  • Trầm cảm từ khi mang thai
  • Tiền sử gia đình bị trầm cảm
  • Mắc phải các biến chứng thai sản
  • Em bé có vấn đề về sức khỏe
  • Sinh đôi, sinh ba

Việc đầu tiên cần làm là tìm một người mà bạn tin tưởng để nói ra cảm xúc của bạn. Đó có thể là chồng, bạn thân hoặc bác sĩ.

Đừng quên sử dụng thuốc tránh thai

Sự thật là, bạn có thể mang thai trở lại ngay sau 6-8 tuần sau khi sinh. Do đó, bạn nên suy nghĩ đến việc sử dụng biện pháp tránh thai ngay sau khi quan hệ tình dục trở lại sau sinh. Với bao cao su, bạn có thể sử dụng ngay khi bạn quan hệ tình dục trở lại. Nếu bạn muốn sử dụng thuốc tránh thai có sử dụng hormone, bạn nên đợi một vài tuần sau sinh. Bạn có thể đã từng nghe nói rằng, cho con bú có thể giúp tránh thai sau khi sinh, nhưng điều này chỉ đúng một phần. Trong một số trường hợp, cho con bú có thể ngăn chặn quá trình rụng trứng. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả này, bạn cần phải cho con bú ít nhất 4 tiếng một lần trong suốt cả ngày và 6 tiếng một lần vào ban đêm. Nếu không, việc tránh thai bằng cách cho con bú sẽ không hiệu quả.

Không nên lờ đi yếu tố dinh dưỡng

Việc luôn cho em bé ăn đủ là cần thiết nhưng việc bổ sung đủ dinh dưỡng cho bản thân cũng vô cùng quan trọng. Nếu bạn đang cho con bú, bạn cần bổ sung them từ 450-500 calo/ngày để tạo sữa cho bé. Phụ thuộc vào cân nặng, bạn sẽ cần bổ sung tới 2500 calo mỗi ngày. Một số cách để tăng cường dinh dưỡng trong giai đoạn sau sinh bao gồm:

  • Ăn thực phẩm tươi sống, như trái cây tươi, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc
  • Hạn chế đồ ăn nhanh nhiều chất béo bão hòa và đường
  • Tiếp tục bổ sung vitamin sau khi sinh
  • Uống đủ nước (ít nhất 16 cốc nước mỗi ngày)

Không hút thuốc hoặc sử dụng thuốc sai mục đích

Nếu chồng bạn hút thuốc, bạn nên tìm các trung tâm hỗ trợ cai nghiện thuốc lá. Hút thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ về sức khỏe của bản thân người hút thuốc nhưng hút thuốc lá thụ động cũng là yếu tố nguy cơ chính của hội chứng chết đột ngột ở trẻ sơ sinh. Tiếp xúc với khói thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ hen suyễn hoặc các vấn đề hô hấp khác ở trẻ em. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc sai mục đích cũng khiến bạn và em bé có nguy cơ tử vong sớm. Các thuốc như methamphetamine, opioids, cocaine, và cần sa là những thuốc thường bị sử dụng sai mục đích nhiều nhất.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: COVID-19 và cho con bú: những điều cần biết

Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Healthline) -
Bình luận
Tin mới
  • 21/06/2025

    D3 + K2: Sự phối hợp thiết yếu trong phát triển chiều cao cho trẻ

    Vitamin D3 và K2 là hai vi chất đóng vai trò cốt lõi trong chuyển hóa canxi và phát triển xương. Khi được bổ sung đồng thời, vitamin D3 và K2 có tác dụng “hiệp đồng”, hỗ trợ tối đa quá trình xây dựng hệ xương chắc khỏe, giúp trẻ tăng trưởng chiều cao hiệu quả và an toàn.

  • 20/06/2025

    5 loại thực phẩm nên ăn để hỗ trợ giải độc thận

    Để giải độc thận, một chế độ ăn uống thông minh là chìa khóa. Ưu tiên thực phẩm tươi, giảm đồ ăn chế biến sẵn và nước ngọt để bảo vệ 'bộ lọc' quan trọng của cơ thể.

  • 20/06/2025

    Trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu ảnh hưởng đến trẻ khi trưởng thành như thế nào?

    Trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu là những sự kiện tiêu cực xảy ra trong độ tuổi từ 1 đến 17 tuổi. Những trải nghiệm tiêu cực này ảnh hưởng đến não bộ và sức khỏe của trẻ khi chúng lớn lên thành người trưởng thành và gây nên các vấn đề về sức khỏe tâm thần hoặc các bệnh lý mãn tính. Đọc bài viết sau để hiểu thêm về các vấn đề mà trẻ có thể gặp phải lúc trưởng thành khi có các trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu!

  • 19/06/2025

    Cập nhật nghiên cứu về mối liên quan giữa vitamin K2 và nguy cơ thấp còi

    Nói đến phát triển chiều cao, chắc chắc phải nói đến canxi và vitamin D – những thành phần cốt lõi cho sự phát triển và duy trì sức khỏe của xương. Các bằng chứng khoa học gần đây chứng minh rằng, cùng với canxi và vitamin D còn có vai trò vô cùng quan trọng của vitamin K2. Một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy vitamin K2 có thể tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng chiều cao của trẻ, đặt ra vấn đề cấp thiết cần cung cấp đủ K2 trong những giai đoạn vàng của sự phát triển ở trẻ nhỏ.

  • 19/06/2025

    Sử dụng D3K2 hiệu quả: Vai trò của công nghệ tiên tiến

    Vitamin D3 và K2 là hai vi chất thiết yếu giúp trẻ phát triển hệ xương chắc khỏe và tăng trưởng chiều cao tối ưu. Tuy nhiên, không phải cứ bổ sung là cơ thể sẽ hấp thu hiệu quả. Thực tế, cả vitamin D3 và K2 đều là vitamin tan trong dầu, và đặc tính này khiến chúng rất khó hấp thu qua đường tiêu hóa, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Việc bổ sung mà không có sự hỗ trợ của công nghệ có thể dẫn đến hấp thu kém, giảm hiệu quả và gây lãng phí.

  • 19/06/2025

    5 loại rau đặc biệt tốt cho gan

    Các bệnh về gan ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của gan.

  • 19/06/2025

    Làm thế nào để trung hòa tác dụng của Caffeine?

    Có thể bạn uống quá liều cà phê hay uống một ly nước tăng lực, bạn gặp dấu hiệu run rẩy, nhịp tim không đều, đau bụng và các tác dụng phụ khác của caffeine. Từ việc uống nước đến ăn chuối, hãy tìm hiểu cách thực sự hiệu quả để trung hòa tác dụng của quá nhiều caffeine.

  • 19/06/2025

    Lựa chọn vitamin D3 K2: Đừng chỉ nhìn vào nhãn, hãy xem kỹ chất lượng nguyên liệu

    Vitamin D3 (cholecalciferol) và vitamin K2 (menaquinone) là hai vi chất dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hóa canxi và phát triển hệ xương. Trong bối cảnh trẻ em có xu hướng giảm đáng kể tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên (nguồn tổng hợp chính của vitamin D3) và chế độ ăn uống của trẻ không đảm bảo đủ lượng vitamin K2, việc bổ sung phối hợp hai vi chất này thông qua các sản phẩm bổ sung ngày càng được quan tâm của các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa cũng như các bậc cha mẹ.

Xem thêm