Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều cần biết về không dung nạp đường

Đối với nhiều người, quá trình tiêu thụ đường không làm cho họ bị bệnh. Nhưng đối với những người khác, họ có thể bị dị ứng với đường, hoặc không dung nạp đường.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không có tình trạng dị ứng đường được ghi nhận về mặt y tế, và các triệu chứng liên quan đến việc tiêu hóa đường có thể do các vấn đề không dung nạp. Đối với những người này, ăn đường đi kèm với một nhóm các triệu chứng gây khó chịu.

Không dung nạp đường và dị ứng

Nói chung, khi bạn ăn thức ăn mà bạn bị dị ứng, hệ miễn dịch của bạn sẽ xác định chất đó là một chất ngoại lai. Hệ miễn dịch sẽ phản ứng bằng cách tạo ra các kháng thể gọi là Immunoglobulin E. Các kháng thể di chuyển đến các tế bào trong cơ thể và kích hoạt phản ứng dị ứng.

Tuy nhiên, phản ứng dị ứng với một loại thực phẩm cụ thể so với việc không dung nạp với nó là rất khác nhau. Khi bạn không dung nạp đường, nó có thể khiến bạn cảm thấy không khỏe, nhưng không có khả năng đe dọa tính mạng.

Không dung nạp thức ăn xảy ra khi bạn không thể phá vỡ một số loại thức ăn nhất định trong hệ tiêu hóa của bạn. Điều này có thể là do một vài yếu tố khác nhau, bao gồm thiếu hụt enzyme hoặc nhạy cảm với một vài hóa chất hoặc phụ gia trong thực phẩm.

Một sự khác biệt lớn giữa phản ứng dị ứng và không dung nạp là một người không dung nạp có thể tiêu thụ những mẩu nhỏ của thực phẩm có vấn đề mà không có phản ứng tiêu cực.

Các loại thực phẩm có thể gây ra triệu chứng

Thật khó để không sử dụng đường hoàn toàn – đường có rất nhiều trong các loại thực phẩm bạn có thể ăn hàng ngày, ví dụ như như trái cây, món tráng miệng, nước ngọt, bánh ngọt, kem và các sản phẩm từ sữa. Tuy nhiên, bạn có thể không nhận thức được rằng đường cũng là một thành phần trong nhiều loại thực phẩm yêu thích khác như đồ uống thể thao, ngũ cốc, gia vị đóng chai, nước sốt và nhiều sản phẩm khác nữa.

Đường hoạt động như một  nguồn nhiên liệu cho các tế bào của cơ thể, vì vậy nó đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Đường là carbohydrate, và có một số dạng đường, bao gồm:

  • Fructose, một loại đường tự nhiên được tìm thấy trong các loại trái cây, các loại rau có carbohydrate cao và mật ong.
  • Glucose là nguồn năng lượng quan trọng cho cơ thể và cần insulin để có thể sử dụng nó.
  • Galactose, là một loại đường có trong các sản phẩm sữa
  • Sucrose là một sự kết hợp của glucose và fructose, và nó xuất phát từ thực vật như mía và củ cải đường.
  • Lactose, một loại đường có trong các sản phẩm từ sữa, bao gồm glucose và galactose.
  • Maltose được hình thành khi hai phân tử glucose được kết hợp với nhau, và nó chủ yếu có trong các hạt như mạch nha.
  • Xylose đến từ gỗ hoặc rơm, và nó trải qua một quá trình enzyme hóa để chuyển nó thành chất thay thế đường chúng ta biết là xylitol.
 

Triệu chứng

Các triệu chứng của tình trạng không dung nạp đường sẽ khác nhau, tùy thuộc vào mỗi người. Một số triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Co thăt dạ day
  • Thay đổi tần suất đi đại tiện như tiêu chảy
  • Khó chịu đầy bụng
  • Chướng hơi
  • Buồn nôn và nôn mửa
  • Nhức đầu
  • Đau nửa đầu
  • Ngạt mũi
  • Thở khò khè
  • Phát ban, sưng da, hoặc phát ban ngứa như chàm

Các triệu chứng khác có liên quan đến không dung nạp đường bao gồm:

  • Cảm giác ngứa ran hoặc ngứa ngáy trong miệng
  • Mệt mỏi
  • Sưng môi, lưỡi, cổ họng, mặt, hoặc các bộ phận khác của cơ thể
  • Khó thở
  • Choáng hoặc chóng mặt
  • Ngất xỉu

Ngược lại, nếu một người gặp phải phản ứng dị ứng nghiêm trọng với thức ăn, họ có thể bị sốc phản vệ hoặc phản ứng đe dọa đến tính mạng khi tiếp xúc hoặc tiêu thụ thức ăn.

Mặc dù đường không thể gây ra sốc phản vệ nhưng các triệu chứng điển hình của sốc phản vệ đối với các loại thực phẩm khác bao gồm:

  • Co thắt đường thở của một người
  • Giảm đáng kể huyết áp do sốc khởi phát
  • Sưng hoặc đóng thanh quản gây khó thở
  • Mất ý thức
  • Nhịp tim nhanh.

Điều trị

Nhiều người có thể kiểm soát được tình trạng không dung nạp đường bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, tránh đường, hoặc giảm đáng kể lượng đường tiêu thụ. Bạn nên ghi lại nhật ký ăn uống của mình để theo dõi các loại thực phẩm bạn ăn và xác định chúng làm bạn cảm thấy thế nào.

Ví dụ, nếu bạn thấy mỗi khi bạn cho nước sốt cà chua vào bánh hamburger, bạn cảm thấy mệt, đó có thể là một gợi ý cho thấy cơ thể bạn không dung nạp đường có trong sản phẩm. Một ví dụ khác là với các sản phẩm từ sữa. Nếu, sau khi bạn ăn kem hoặc uống một ly sữa, bạn gặp phải các vấn đề về tiêu hóa, đó có thể là một yếu tố dự đoán rằng bạn không dung nạp lactose.

Các thực phẩm cần tránh

Nếu bạn không dung nạp lactose, bạn cần tránh các sản phẩm từ sữa như:

  • Sữa chua
  • Kem
  • Phô mai
  • Sữa
  • Súp, nước sốt hoặc các món ăn khác được làm bằng kem
  • Pudding

Nếu bạn biết bạn có phản ứng bất lợi với đường nhưng không thể xác định được nguồn gốc, bạn có thể cần phải tránh dùng đường hoàn toàn. Thực phẩm chứa đường bao gồm một số loại dưới đây, nhưng còn có rất nhiều loại thực phẩm khác nữa:

  • Soda
  • Mật ong
  • Bất cứ thứ gì có nước mía hoặc mía
  • Trái cây
  • Các loại nước ép trái cây
  • Gia vị có thêm đường
  • Nước xốt salad, nước xốt, nước xốt mì ống, hoặc nước sốt thịt nướng có chứa đường
  • Bánh mỳ
  • Ngũ cốc
  • Bánh yến mạch
  • Sữa hạt và bơ hạt được làm ngọt
  • Bánh ngọt, bánh quy và các loại bánh ngọt khác
  • Kẹo
  • Thạch, mứt và các  chất bảo quản
  • Thực phẩm có chứa xi-rô ngô hàm lượng fructose cao
  • Mật đường

Khi nào cần đến bác sĩ

Nếu bạn nghi ngờ bạn có thể gặp các triệu chứng bất thường khi bạn ăn đường, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ. Việc điều trị không dung nạp đường sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của phản ứng của bạn, nhưng bác sĩ có thể sử dụng nhiều biện pháp kiểm tra để xác định chẩn đoán. Ngoài ra, bác sĩ có thể khuyên bạn nên tham khảo ý kiến ​​với một chuyên gia dinh dưỡng để tạo ra một kế hoạch ăn uống lành mạnh.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Mối lo ngại từ dị ứng và không dung nạp thực phẩm

CTV Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo verywell)
Bình luận
Tin mới
  • 04/07/2025

    Tìm hiểu về các loại bệnh võng mạc

    Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.

  • 03/07/2025

    5 lợi ích tiềm năng khi ăn chuối luộc

    Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?

  • 03/07/2025

    10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng

    Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!

  • 02/07/2025

    Lý do nước dừa là thức uống tự nhiên kỳ diệu

    Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.

  • 02/07/2025

    Tất tần tật về trà thảo mộc

    Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.

  • 01/07/2025

    Sự thật về phương pháp thải độc bằng nước cốt chanh

    Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?

  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa giúp làm dịu triệu chứng bệnh chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

  • 01/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

Xem thêm