Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều cần biết về Chửa ngoài dạ con

Cứ trong 50 ca mang thai thì lại có một ca mang thai ngoài tử cung (hay là chửa ngoài dạ con), tức là trứng sau khi được thụ tinh lại nằm nguyên trong ống dẫn trứng, hoặc hiếm hơn nữa, trứng đã thụ tinh lại vẫn nằm ở buồng trứng, hoặc sừng tử cung, hoặc thậm chí là gắn vào cổ tử cung.

Khi đó, thai phụ thay vì vui mừng vì có bầu  lại nơm nớp lo sợ cho tính mạng của mình. Mang thai ngoài tử cung hay chửa ngoài dạ con bị vỡ là cấp cứu sản khoa cần được điều trị khẩn cấp.

Trong thai kỳ khỏe mạnh, buồng trứng sẽ giải phóng một trứng vào ống dẫn trứng. Nếu trứng gặp tinh trùng, trứng được thụ tinh hình thành nên bào thai. Bào thai sẽ đi vào buồng tử cung  và sẽ tiếp tục phát triển trong 9 tháng tiếp theo.

Thông thường, mang thai ngoài tử cung xảy ra trong vài tuần đầu của thai kỳ. Thai phụ thậm chí còn không biết mình có bầu, do đó, họ có thể sẽ giật mình nếu biết mình mang thai ngoài tử cung. Bác sĩ thường phát hiện tình trạng này trong tuần thứ 8 của thai kỳ.
Mang thai ngoài tử cung có thể rất đáng sợ và đáng lo ngại. Thai nhi hầu như không có cơ hội sống sót, mặc dù trong một vài trường hợp cực kỳ hiếm, vẫn có kỳ tích xảy ra. Do đó, thai phụ có thể sẽ mất một khoảng thời gian để vượt qua sự mất mát. Tuy nhiên, những người mang thai ngoài tử cung vẫn có cơ hội mang thai bình thường sau này.
 
Người mang thai ngoài tử cung vẫn có khả năng sinh con bình thường sau này
 
Triệu chứng của mang thai ngoài tử cung
  • Chảy ít máu ở âm đạo
  • Đau khi nôn mửa
  • Đau bụng dưới
  • Có thể có các cơn đau, co rút ở bụng dữ dội
  • Đau một bên cơ thể
  • Đau đầu hoặc mệt mỏi
  • Đau vai, cổ và trực tràng
Nếu ống dẫn trứng bị vỡ, thai phụ có thể ngất do đau và xuất huyết nghiêm trọng ở âm đạo.Nếu gặp phải bất cứ triệu chứng nào kể trên, thai phụ nên tới phòng cấp cứu ngay lập tức. Tới bệnh viện nhanh chóng có thể giảm thiểu nguy cơ tử vong do xuất huyết nghiêm trọng và bảo vệ khả năng sinh sản của thai phụ sau này.
Nguyên nhân gây ra tình trạng mang thai ngoài tử cung
Một nguyên nhân hàng đầu gây mang thai ngoài tử cung đó là ống dẫn trứng bị tắc, hỏng khiến trứng được thụ tinh không thể di chuyển vào tử cung, do đó, trứng đã thụ tinh làm tổ và phát triển ở ngay ống dẫn trứng hoặc ở vị trí khác.
Những nguyên nhân gây mang thai ngoài tử cung có thể không rõ ràng, nhưng thai phụ sẽ gặp nguy cơ cao mang thai ngoài tử cung, nếu:
  • Đang dùng dụng cụ tử cung để tránh thai.
  • Có tiền sử bị viêm nhiễm vùng chậu
  • Mắc các bệnh lây qua đường tình dục như chlamydia và bệnh hoa liễu.
  • Ống dẫn trứng bị dị dạng bẩm sinh
  • Có tiền sử phẫu thuật vùng chậu (vì sẹo có thể ngăn trứng đã thụ tinh di chuyển từ ống dẫn trứng vào làm tổ trong tử cung)
  • Đã từng bị mang thai ngoài tử cung trước đây
  • Thắt ống dẫn trứng không thành công
  • Sử dụng thuốc hỗ trợ sinh sản
  • Điều trị vô sinh như thụ tinh trong ống nghiệm.

Bình luận
Tin mới
  • 28/09/2023

    Những nguyên tắc phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng

    Để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, giải pháp lâu dài và cơ bản là cải thiện chất lượng bữa ăn.

  • 28/09/2023

    Mức khuyến nghị đường huyết dành cho các đối tượng

    Nếu lượng đường trong máu nằm trong phạm vi khuyến nghị, đó là dấu hiệu cho thấy kế hoạch quản lý và điều trị bệnh tiểu đường đang có hiệu quả tốt. Bài viết này sẽ cung cấp những hướng dẫn chung, giúp việc kiểm soát lượng đường trong máu trở nên dễ dàng.

  • 28/09/2023

    Các nguồn bổ sung vi chất dinh dưỡng

    Vi chất dinh dưỡng là thành phần không thể thiếu để phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ, đảm bảo thai nhi được phát triển tốt nhất. Bà mẹ mang thai cần lưu ý để bổ sung vi chất đúng cách.

  • 28/09/2023

    Dinh dưỡng ngừa còi xương cho trẻ

    Suy dinh dưỡng là thuật ngữ để chỉ tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, thường gặp nhất là sự thiếu hụt protein, vitamin và các chất khoáng. Hậu quả của việc cơ thể không nhận đủ chất dinh dưỡng là sự suy giảm hoạt động của các cơ quan. Điều này đặc biệt cần lưu ý ở trẻ em, nhất là vào khoảng thời gian trẻ có nhu cầu dinh dưỡng cao từ 6-24 tháng tuổi.

  • 28/09/2023

    Đau mắt đỏ lây nhanh ở trẻ mầm non, tiểu học, cách giúp bé tránh mắc bệnh nhiều lần

    Bệnh đau mắt đỏ đang có xu hướng gia tăng tại một số tỉnh, thành. Đau mắt đỏ tuy xuất hiện trong thời gian ngắn nhưng do lây lan nhanh nên số người mắc bệnh tăng cao, nhất là trẻ mầm non và tiểu học.

  • 28/09/2023

    Trị liệu giác hơi là gì?

    Bạn có thể đã từng thấy những người nổi tiếng và vận động viên chuyên nghiệp có những vết tròn trên lưng do sử dụng liệu pháp giác hơi. Liệu pháp trị liệu này đã đã tồn tại được hàng thiên niên kỷ và trở nên phổ biến trong những năm gần đây

  • 28/09/2023

    Còi xương ở trẻ: Nguyên nhân, cách phòng và điều trị

    Còi xương ở trẻ nếu không được điều trị sớm sẽ gây bất lợi cho sức khỏe, hình dáng nói riêng và sự phát triển toàn diện nói chung của trẻ khi trưởng thành.

  • 28/09/2023

    Bổ sung canxi đúng cách phòng chống còi xương, loãng xương

    Theo các chuyên gia, canxi là chất khoáng thiết yếu rất cần cho cơ thể với số lượng đòi hỏi cao so với các loại chất khoáng khác như sắt, đồng, kẽm… Nhất là trong giai đoạn mang thai, phụ nữ cần nhiều hơn nhu cầu canxi so với bình thường để giúp cho sự phát triển của thai nhi trong bụng.

Xem thêm