Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều cẩn biết về chế độ ăn Atkins

Để tuân theo kế hoạch của Atkins, bạn phải bắt đầu theo dõi và kiểm soát nghiêm ngặt lượng carbohydrate trong ché độ ăn. Có những loại thực phẩm cụ thể được phép và không được phép xuất hiện trong những phần nhất định của chế độ ăn.

Những điều cẩn biết về chế độ ăn Atkins

Chế độ ăn Atkins là một chế độ ăn uống thường gặp, tập trung vào việc giảm lượng carbohydrate trong khi ăn nhiều thức ăn giàu chất đạm. Nó đòi hỏi sự chú ý nghiêm ngặt đến lượng carbohydrate trong chế độ ăn, đặc biệt là trong vài tuần đầu tiên.

Dưới đây là vài nét về chế độ ăn Atkins.

Khái niệm cốt lõi của chế độ ăn Atkins là lý thuyết của Tiến sĩ Atkins rằng quá mức tiêu thụ và quá mẫn với carbohydrate là gốc rễ của tăng cân.

Nguyên tắc Atkins dựa trên lý thuyết về cách cơ thể của bạn xử lý carbohydrate mà bạn ăn – không phải là lượng chất béo bạn ăn - khiến cho vấn đề cân nặng xuất hiện.

Tiến sĩ Atkins cho biết rằng nhiều người thừa cân có thể bị đề kháng insulin. Phương pháp điều trị của bác sĩ Atkins chống lại sự đề kháng insulin (hoặc đơn giản là tiêu thụ quá nhiều carbohydrate) đó là hạn chế carbohydrate một cách nghiêm ngặt.

Để tuân theo kế hoạch của Atkins, bạn phải bắt đầu theo dõi và kiểm soát lượng carbohydrate. Có những loại thực phẩm cụ thể được phép và không được phép xuất hiện trong những phần nhất định của chế độ ăn. Đặc biệt, bạn không nên ăn các loại carbohydrate "xấu" như thực phẩm chế biến sẵn, đóng gói và đồ ăn vặt như bánh quy trong chế độ ăn giàu chất đạm.

Các giai đoạn và thực phẩm

Chế độ ăn kiêng Atkins bao gồm bốn giai đoạn sau: khởi phát, giảm cân liên tục, dự phòng và duy trì.

Khởi đầu là 14 ngày đầu tiên của chế độ ăn, trong đó Atkins nói rằng bạn có thể giảm đến 7 kg. Việc giảm cân nhanh chóng này có thể dẫn đến việc hạn chế ăn carbohydrate đến mức dưới 20 gram mỗi ngày. Các carbohydrate duy nhất được cho phép trong chế độ ăn là các loại rau chứa lượng carbohyrate thấp như rau diếp, bông cải xanh, và cà chua. Bạn cũng phải loại bỏ một số loại thực phẩm khác, bao gồm một số loại thực phẩm được coi là lành mạnh, chẳng hạn như sữa chua, trái cây và rau củ tinh bột (như khoai tây). Một số đồ uống cũng bị hạn chế trong giai đoạn này.

Trong giai đoạn tiếp theo - giảm cân liên tục - bạn có thể tăng lượng carbohydrate của bạn thêm 5 gram mỗi ngày, nhưng cuối cùng bạn sẽ đạt đến một đỉnh và sẽ cần hạn chế lượng carbohydrate của bạn một lần nữa. Trong thời gian dự phòng, tỷ lệ giảm cân sẽ chậm lại. Sau đó, bạn sẽ có thể "kiểm tra" một số thực phẩm nhất định để xem bạn có thể thêm chúng một cách an toàn vào chế độ ăn uống của bạn mà không gây tăng cân.

Một khi bạn đạt được trọng lượng mục tiêu của mình, bạn sẽ bước vào duy trì và dự phòng và có thể đưa nhiều carbohydrate trở lại trong chế độ ăn uống của bạn, nhưng không phải là những loại "xấu", vì chúng khiến bạn tăng cân trở lại. Bạn sẽ cần phải lựa chọn carbohydrate lành mạnh thay vì carbohydrate tinh chế (như bánh mì trắng) ngay từ bây giờ. Nếu bạn tăng cân, bạn có thể khởi động lại kế hoạch một lần nữa bất cứ lúc nào.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Giảm calo như thế nào để giảm cân?

CTV Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Verywell
Bình luận
Tin mới
  • 11/07/2025

    Những dấu hiệu của tình yêu thái quá và cách xử lý

    Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.

  • 10/07/2025

    Vận động cùng con - giải pháp gắn kết tình cảm gia đình

    Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

  • 10/07/2025

    Cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng

    Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.

  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

  • 08/07/2025

    Đột quỵ nhiệt: Nguy hiểm tiềm ẩn trong mùa nắng nóng

    Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.

  • 08/07/2025

    Loại cá nhỏ bé có nhiều lợi ích với sức khỏe

    Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.

  • 08/07/2025

    Kháng sinh và những điều cần biết cho người trưởng thành

    Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

Xem thêm