Progesterone cao thường liên quan đến thời điểm ngay trước kỳ kinh nguyệt hoặc trong khi mang thai. Nếu bạn không mang thai, nồng độ progesterone trong cơ thể sẽ giảm và điều này gây ra kinh nguyệt. Nếu có thai, progesterone tiếp tục kích thích cơ thể cung cấp máu nuôi thai nhi đang phát triển.
Mức progesterone cũng duy trì ở mức cao trong suốt thai kỳ và thậm chí có thể cao hơn nếu bạn đang mang nhiều hơn một em bé.
Tuy nhiên, mức progesterone cũng có thể tăng lên nếu bị u nang buồng trứng, rối loạn tuyến thượng thận hoặc ung thư buồng trứng. Các triệu chứng tăng progesterone có thể khó xác định vì nhiều người thường nghĩ đó là do kinh nguyệt hoặc mang thai. Bài viết này thảo luận về các triệu chứng tăng progesterone và khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ.
Các triệu chứng thường gặp
Sự gia tăng progesterone khi cơ thể bạn chuẩn bị cho quá trình thụ tinh có liên quan đến các triệu chứng hội chứng tiền kinh nguyệt, bao gồm:
Các biến chứng của tăng progesterone
Chỉ riêng tăng progesterone không gây ra các biến chứng về sức khỏe, nhưng nó là dấu hiệu cho thấy có bất thường trong cơ thể của bạn.
Tăng progesterone có thể xảy ra khi bị tăng sản thượng thận bẩm sinh. Căn bệnh hiếm gặp này ảnh hưởng đến các tuyến thượng thận. Tăng progesterone là kết quả của việc thiếu enzyme 21-hydroxylase. Tăng sản thượng thận bẩm sinh sẽ phá vỡ sự cân bằng sản xuất hormone (sản xuất thiếu hoặc thừa) và có thể gây ra biểu hiện đặc điểm nam nhiều hơn. Các bé gái bị tăng sản thượng thận bẩm sinh nặng có thể được sinh ra với cơ quan sinh dục không rõ ràng. Ví dụ, âm vật có thể lớn hơn bình thường và trông giống như một dương vật nhỏ trong khi môi âm hộ hợp nhất để trông giống như bìu. Những người bị các dạng nhẹ hơn của tình trạng này có thể có các dấu hiệu dậy thì sớm hoặc các vấn đề về khả năng sinh sản.
Một tình trạng khác liên quan đến tăng progesterone là mang thai trứng (chửa trứng). Điều này xảy ra khi phôi thai không hình thành chính xác và nhau thai phát triển thành một khối u không phải ung thư. Tăng progesterone cũng có thể liên quan đến ung thư buồng trứng.
Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Dù ở độ tuổi nào, bất cứ khi nào bạn cảm thấy cơ thể có sự mất cân bằng nội tiết, hãy đi khám càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ biết những xét nghiệm nào là cần thiết để chẩn đoán tình trạng bạn đang gặp phải. Cách duy nhất để biết liệu bạn có bị tăng progesterone hay không là đến gặp bác sĩ và xét nghiệm máu. Tuy nhiên, lưu ý rằng nồng độ hormone thường xuyên dao động. Kết quả nằm ngoài phạm vi bình thường không có nghĩa là cơ thể bạn đang bất thường.
Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn trên 35 tuổi và gặp vấn đề trong việc thụ thai sau sáu tháng cố gắng hoặc đang bị sẩy thai. Các vấn đề về rụng trứng thường là nguyên nhân dẫn đến tăng progesterone, và cũng là nguyên nhân phổ biến của vô sinh.
Tăng progesterone thường không phải là điều đáng lo ngại vì nồng độ hormone của bạn có thể tăng lên một cách tự nhiên trước kỳ kinh và trong khi mang thai. Tuy nhiên, đôi khi nó có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh. Nếu bạn có các triệu chứng tăng progesterone và không mang thai, hãy đến gặp bác sĩ. Họ có thể giúp bạn chẩn đoán tình trạng bệnh đang mắc phải và phương pháp điều trị phù hợp.
Tóm lại, progesterone là một loại hormone mạnh, nhưng nó không hoạt động đơn lẻ. Cùng với estrogen và testosterone, những hormone này tạo ra những thay đổi trong suốt chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Bất kỳ triệu chứng nào cũng nên được xem xét liên quan đến cách ba loại hormone này hoạt động cùng nhau.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nồng độ progesterone thấp và khả năng thụ thai?
Vitamin A từ lâu đã được biết đến với vai trò quan trọng tăng cường thị lực. Tuy nhiên nó còn có nhiều chức năng khác, đặc biệt nó hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh giúp giảm viêm và nâng cao khả năng miễn dịch, giúp cơ thể chống lại bệnh tật.
Vi chất dinh dưỡng là những chất mà cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ, nhưng lại rất quan trọng đối với sức khỏe. Ngày nay các bậc cha mẹ đã được nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của vi chất dinh dưỡng đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách bổ sung vi chất an toàn và hiệu quả.
Tampon là gì? Ai có thể dùng tampon? Con bạn có dùng được không? Chuyên gia sẽ hướng dẫn và giải thích cho bạn, đồng thời đưa ra những ưu nhược điểm khi dùng Tampon.
Trong mùa thi, nếu các sĩ tử chỉ miệt mài học mà không quan tâm chế độ dinh dưỡng thì sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và khó có thể đạt kết quả như mong muốn.
Dưới đây là danh sách các chứng bất dung nạp thực phẩm phổ biến nhất. Bài viết cũng sẽ giúp bạn tìm hiểu xem bất dung nạp thực phẩm khác với dị ứng thực phẩm như thế nào, cách phát hiện xem bạn có bất dung nạp thực phẩm hay không và bạn có thể làm gì nếu bất dung nạp một loại thực phẩm cụ thể.
Đối với người bệnh viêm khớp, thực hiện các biện pháp khắc phục tại nhà có thể trở thành một phần trong kế hoạch điều trị tổng thể do bác sĩ chỉ định.
Một số thai phụ mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, tiền sản giật... cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý đặc thù phòng ngừa biến chứng cho cả mẹ và con.
1000 ngày đầu đời là giai đoạn vàng giúp trẻ phát triển chiều cao tốt và nhanh nhất (từ trong bào thai và hai năm đầu đời). Sau này còn 1 giai đoạn cuối cho phát triển chiều cao là giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì