Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những dấu hiệu cho thấy bạn đang bị bệnh thận

Mặc dù có thể bạn sẽ không nhận ra rằng thận của bạn đang hoạt động không bình thường, nhưng các bác sĩ sẽ giúp chỉ ra rất nhiều triệu chứng có thể xuất hiện sớm hơn hoặc muộn hơn sau khi phát hiện mình bị bệnh.

Có khoảng 90% số người bị bệnh thận không nhận ra là mình đang mắc bệnh cho đến khi bệnh đã rơi vào tình trạng rất nặng. Đó là lý do tại sao những người có những yếu tố nguy cơ bệnh thận, ví dụ như những người trên 60 tuổi hoặc bị bệnh mạn tính như bệnh tiểu đường typ 2, tăng huyết áp hoặc bệnh tự miễn như lupus ban đỏ, nên được kiểm tra thận định kỳ. Tuy nhiên, có những triệu chứng rất nhỏ có thể xuất hiện, cả trong giai đoạn sớm và giai đoạn muộn.

Những triệu chứng sớm của bệnh thận?

Những triệu chứng của bệnh thận có thể xuất hiện ngay từ 3 giai đoạn đầu của bệnh thận, trước khi thận bị tổn thương quá nhiều. Nếu bạn nhận thấy bất cứ dấu hiệu nào dưới đây, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để kiểm tra thận.

Đi tiểu ban đêm

Ban ngày, lượng dịch thừa trong cơ thể sẽ tích tụ ở mắt cá và bắp chân do bạn đứng và ngồi trong suốt cả ngày. Nhưng một khi bạn đi ngủ, lượng dịch thừa này sẽ tích lại trực tiếp tại thận. Nếu thận của bạn bị tổn thương, thận sẽ không thể lọc được dịch nữa. Kết quả là bạn sẽ bị đi tiểu đêm nhiều lần. Nếu bạn đi tiểu đêm nhiều hơn 1 lần mỗi đêm, thì bạn nên đến gặp bác sĩ.

Sưng

Khi thận của bạn bị tổn thương, bạn sẽ không có khả năng lọc muối được nữa, từ đó dẫn đến phù nề hoặc sưng ở mắt cá chân, bàn chân và cẳng chân. Bạn cũng có thể có bọng mắt đặc biệt là vào buổi sáng và bọng mắt sẽ không biến mất bằng các biện pháp chăm sóc thông thường (như chườm lạnh hoặc dùng túi trà chườm). Thận sẽ thải protein vào nước tiểu, điều đó có nghĩa là trong máu của bạn cũng sẽ có ít protein hơn. Thiếu protein có thể khiến các mạch máu sưng phù lên, dễ nhận thấy nhất là ở mắt

Mệt mỏi

Một trong số những dấu hiệu sớm nhất của bệnh thận thực ra lại là thiếu máu. Thận khỏe mạnh sẽ tạo ra một loại hormone gọi là erythropoietin (EPO), EPO sẽ gửi tín hiệu đến tủy xương để tủy xương tạo ra nhiều tế bào hồng cầu hơn. Nhưng nếu thận không hoạt động tốt, thận sẽ không tạo ra đủ EPO, dẫn đến việc cơ thể sẽ sản xuất ít hồng cầu hơn. Triệu chứng này thường xuất hiện ở giai đoạn giữa của bệnh thận. Nếu bạn nhận thấy có các triệu chứng thiếu máu như chóng mặt, khó tập trung, da tái nhợt, đau ngực, hãy đến gặp bác sĩ. Điều trị thường bao gồm sử dụng thực phẩm bổ sung hoặc trong những trường hợp nặng, có thể sẽ cần phải truyền hồng cầu.

Nếu bạn được chẩn đoán thiếu máu, thì tốt nhất, bạn nên kiểm tra chức năng thận. Ở giai đoạn cuối của bệnh thận, bạn thường sẽ bị mệt mỏi, khó tập trung do chức năng thận suy giảm dẫn đến tích tụ chất độc trong máu.

Có máu trong nước tiểu hoặc nước tiểu có bọt

Nếu bạn nhận thấy có máu trong nước tiểu, nghĩa là các tế bào hồng cầu đang có mặt trong nước tiểu của bạn. Mặc dù tình trạng tiểu ra máu cũng có thể là do viêm đường tiết niệu hoặc sỏi thận, nhưng đó cũng là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc bệnh thận. Khi thận khỏe mạnh, thận có thể lọc bỏ và ngăn không cho máu (hồng cầu) đi vào nước tiểu. Nhưng nếu thận bị tổn thương, thì một lượng nhỏ các tế bào hồng cầu có thể sẽ rò rỉ ra và đi vào nước tiểu. Máu có thể có dưới dạng mắt thường có thể nhìn thấy được hoặc với lượng rất nhỏ, chỉ có thể quan sát được bằng kính hiển vi. Nếu nước tiểu của bạn có bọt, thường cho thấy trong nước tiểu có hàm lượng albumin cao. Khi thận bị tổn thương, một trong số những vấn đề đầu tiên xảy ra với khả năng lọc của thận chính là khả năng lọc protein.

Triệu chứng muộn của bệnh thận?

Những triệu chứng dưới đây thường xuất hiện ở giai đoạn 4 và giai đoạn 5 của bệnh thận, khi thận đã bị tổn thương quá nặng, không còn khả năng lọc bỏ phần lớn các chất độc, khiến các chất độc tích tụ trong cơ thể. Ở thời điểm này, điều trị thường bao gồm việc phải lọc máu và/hoặc thậm chí là cấy ghép thận.

Khô, ngứa da

Thận giúp cho xương và các khoáng chất trong cơ thể luôn ở trạng thái cân bặng. Trong giai đoạn cuối của bệnh thận, thận sẽ bị tổn thương và không thể thực hiện chức năng này được nữa. Hậu quả là da của bạn sẽ bị thô, ráp và thậm chí sẽ sần lên như vẩy cá. Da sẽ rất dễ nứt nẻ. Khi chức năng thận yếu hơn, thận sẽ không thể lọc được các sản phẩm thừa được nữa, ví dụ như lượng phosphor thừa trong cơ thể. Tình trạng này tích tụ lại ở da và dẫn đến ngứa ngáy. Dần dần lượng chất độc tích tụ trong cơ thể có thể khiến da bạn thay đổi, nhợt nhạt, vàng da hoặc có màu tái xám. Da sẽ sạm màu và dày hơn, xuất hiện các u cục, mụn đầu trắng hoặc vết chân chim. Dấu hiệu của bệnh thận giai đoạn cuối cũng có thể xuất hiện ở móng tay móng chân. Một nửa phía trên móng sẽ có màu trắng, và nửa phía dưới sẽ có màu sắc bình thường.

Mất cảm giác ngon miệng

Khi bạn bị bệnh thận, chất độc sẽ tích tụ trong cơ thể, gây ảnh hưởng đến cảm giác ngon miệng. Khoảng một phần ba số người bị bệnh thận giai đoạn cuối báo cáo lại rằng họ cảm thấy có vị kim loại ở trong miệng, nguyên nhân của tình trạng nàylà do tích tụ các sản phẩm thừa trong cơ thể, ví dụ như tích tụ ure. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến các nhú vị giác trong miệng, có thể gây buồn nôn và nôn mửa.

Co thắt cơ

Khi bạn bị bệnh thận rất nghiêm trọng, bạn sẽ dễ bị mất cân bằng các chất điện giải hơn, từ đó có thể dẫn đến chuột rút hoặc có cảm giác châm chích ở cánh tay và cẳng chân. Khoảng hơn 25% số người không tiến hành lọc máu ở giai đoạn cuối của bệnh thận sẽ bị chứng chân không yên khi ngủ. Đó là lý do tại sao 80% số người đang lọc máu báo cáo lại rằng họ gặp khó khăn khi ngủ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: DINH DƯỠNG VÀ TẬP THỂ DỤC CHO NGƯỜI BỆNH SAU KHI ĐIỀU TRỊ COVID-19

Ths. Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Healthline) -
Bình luận
Tin mới
  • 27/07/2024

    Chế độ ăn dặm tự chỉ huy có tốt hơn ăn dặm truyền thống?

    Chế độ ăn dặm tự chỉ huy (baby-led weaning) ngày càng phổ biến, nhưng chưa có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy phương pháp này ưu việt hơn ăn dặm truyền thông về mặt dinh dưỡng.

  • 27/07/2024

    Mẹo giúp trẻ vượt qua cơn đau khi mọc răng

    Trẻ mọc răng thường xuất hiện một số dấu hiệu như ngứa lợi, quấy khóc, sốt… Cha mẹ quan sát và biết cách giảm đau cho trẻ lúc mọc răng để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

  • 27/07/2024

    Ảo giác và chóng mặt trong bệnh đa xơ cứng

    Bệnh đa xơ cứng (MS) là một bệnh miễn dịch mãn tính ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Một số người có thể bị ảo giác, choáng váng hoặc chóng mặt.

  • 27/07/2024

    9 lời khuyên vàng khi chăm sóc da cho bé

    Trẻ nhỏ có làn da rất mềm mại và mỏng manh. Vì vậy, các bé có thể gặp phải nhiều vấn đề và bệnh lý về da. Cùng tham khảo một vài gợi ý cũng như lời khuyên hữu ích dưới đây để chăm sóc và bảo vệ làn da nhạy cảm của em bé nhà bạn.

  • 26/07/2024

    Hiện tượng co giật cơ có thể là dấu hiệu bạn đang thiếu chất

    Hầu hết mọi người đều trải qua tình trạng co giật cơ ở bắp thịt trên tay, chân, vai, mi mắt, lưng, cơ mặt một vài lần trong đời. Biểu hiện này có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu một số vitamin, khoáng chất thiết yếu.

  • 26/07/2024

    Cách làm màu thực phẩm tự nhiên

    Màu thực phẩm tự nhiên là một cách tuyệt vời để thêm màu sắc vào công thức nấu ăn bằng cách sử dụng các nguyên liệu đã có sẵn trong tủ đựng thức ăn, giá đựng gia vị hoặc rau củ trong nhà. Màu thực phẩm tự nhiên được coi là sự thay thế lành mạnh hơn cho màu thực phẩm nhân tạo vì nó có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật và không chứa các hóa chất độc hại mà màu nhân tạo có thể có.

  • 26/07/2024

    6 bài tập cải thiện cơ bắp toàn thân không cần dụng cụ

    Sử dụng chính trọng lượng cơ thể mình, bạn có thể rèn luyện cơ bắp toàn thân với 6 bài tập thể dục không cần có thêm dụng cụ hỗ trợ.

  • 26/07/2024

    Tổng kết Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà"

    Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà" do Trung tâm Đào tạo Y học ứng dụng - Viện Y học ứng dụng Việt Nam phối hợp cùng Công ty cổ phần Tập đoàn Vesta-B Việt Nam tổ chức từ ngày 12 - 13/6/ đã kết thúc tốt đẹp

Xem thêm