Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Canxi bị 'hàm oan' gây sỏi thận

Canxi thường bị "hàm oan" là nguyên nhân khiến sỏi phát triển, trong khi thực tế cần bổ sung đủ khoáng chất này trong chế độ ăn hàng ngày.

Sỏi thận thường phát triển khi nước tiểu có chứa quá nhiều các tinh thể như canxi, phosphate, acid uric, oxalate, purin..., theo tiến sĩ, bác sĩ Đỗ Anh Toàn, Trưởng Khoa Phẫu thuật Điều trị Sỏi thận chuyên sâu, Bệnh viện Bình Dân. Trong đó, loại sỏi nhiều nhất là canxi oxalat, thường gặp ở 60-70% người bị sỏi tiết niệu. Loại sỏi thận này cứng và thường khó bị tán vỡ bằng kỹ thuật tán sỏi ngoài cơ thể, do đó thường phải can thiệp phẫu thuật nội soi lấy sỏi qua da hoặc nội soi niệu quản - bể thận ngược dòng và dùng laser bắn vỡ sỏi.

Bác sĩ Nguyễn Xuân Chiến, Khoa Phẫu thuật Điều trị Sỏi thận chuyên sâu, cho rằng quan niệm "không nên ăn thức ăn nhiều canxi vì dễ tạo sỏi thận" không chính xác. Thực tế, đối với sỏi canxi oxalat, chế độ ăn thiếu canxi khiến lượng oxalate được thải ra nước tiểu nhiều hơn, từ đó tăng nguy cơ tạo sỏi.

"Mọi người, đặc biệt người bị sỏi canxi oxalat, cần giữ chế độ ăn canxi vừa phải, tránh kiêng cữ quá đà, không nên bổ sung canxi bằng thuốc khi không cần thiết", bác sĩ Chiến lưu ý.

Các bác sĩ khuyến cáo người mắc sỏi canxi oxalate không nên ăn nhiều thực phẩm giàu oxalate, chẳng hạn loại quả mọng, như dâu tây, mâm xôi, nho, kiwi, cam, mận; rau củ như cải bó xôi, đậu bắp, củ cải, cà tím, khoai lang, bí, cà chua, cà rốt. Người bệnh tránh ăn nhiều các loại đậu, hạnh nhân, hạt điều, đậu phụng, thức uống pha rượu mạnh với hoa quả, nước trái cây (trừ nước chanh) vì hàm lượng oxalate cao.

Các bác sĩ thực hiện kỹ thuật lấy sỏi qua da bệnh nhân tại Bệnh viện Bình Dân.

(Ảnh: Trần Nhung)

Theo bác sĩ Chiến, nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối liên quan giữa sỏi tiết niệu với nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính, đặc biệt là bệnh thận giai đoạn cuối (thận mất hoàn toàn chức năng không thể phục hồi, phải phụ thuộc chạy thận nhân tạo, ghép thận để duy trì sự sống). Sỏi tiết niệu tỷ lệ tái phát cao, khoảng 35% sau 5 năm, 50-75% sau 10 năm. Do đó, không phải chỉ cần điều trị hoặc mổ xong sỏi là có thể yên tâm thoát khỏi bệnh này.

Phòng ngừa sỏi đường tiết niệu, trong đó có sỏi thận, bằng cách thực hiện lối sống lành mạnh. Nên uống 2,5-3 lít nước mỗi ngày, chia đều lượng nước uống trong ngày, uống thức uống pH trung tính (như nước lọc). Ăn nhiều rau và chất xơ, duy trì lượng canxi khoảng 1.000-1.200mg mỗi ngày. Có thể linh hoạt sử dụng thực phẩm giàu canxi như sữa (200 ml sữa tươi chứa khoảng 240mg canxi, một hũ sữa chua 125g chứa khoảng 200mg canxi,100g đậu hũ chứa khoảng 500mg canxi).

Dùng dưới 5g muối một ngày. Lưu ý là trong thực phẩm đã có sẵn lượng muối nhất định, do đó người mắc sỏi thận chỉ nên nêm thêm khoảng 3g muối vào thực phẩm mỗi ngày, tương đương một muỗng muối/một muỗng bột nêm/ba muỗng nước mắm hoặc 5 muỗng nước tương.

Sử dụng đạm động vật vừa phải, khoảng 800-1.000mg/kg cân nặng mỗi ngày, ví dụ trứng gà (6g protein), 100g cá hồi (22g protein), 100 g thịt gà (28g protein), 25g phô mai (7g protein).

Tập luyện thể dục, duy trì trọng lượng cơ thể trong giới hạn bình thường.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Sỏi thận và yếu tố nguy cơ hình thành sỏi thận.

Lê Phương - Theo vnexpress.net
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm