Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những con số cần biết để bảo vệ sức khỏe, sống thọ

Sắc diện khỏe mạnh chưa thể đảm bảo rằng chúng ta đang mạnh khỏe. Rất nhiều căn bệnh đang “án binh bất động” trong cơ thể chúng ta hàng năm trời rồi bỗng một ngày nào đó chúng ngang nhiên hiện hình.

Những con số cần biết để bảo vệ sức khỏe, sống thọ

Bạn cần phải biết những xét nghiệm và những con số dưới đây có thể giúp bạn sống thọ hơn, thậm chí ngăn được những trường hợp đột tử.

Huyết áp

Chỉ số huyết áp tâm thu (trên) và huyết áp tâm trương (dưới) là những con số vô cùng quan trọng mà bạn cần phải nhớ nhằm ngăn ngừa các bệnh tim mạch, đột quỵ, suy thận và giảm thị lực. Cao huyết áp được cho là “sát thủ thầm lặng” bởi vì bạn có thể bị cao huyết áp mà đôi khi bạn không nhận ra. Theo thống kê thì có khoảng 1/3 số bệnh nhân cao huyết áp không quan tâm đến căn bệnh này vì cao huyết áp có thể không có triệu chứng ở một số người. Tuy nhiên, một khi huyết áp quá cao, sẽ xuất hiện các triệu chứng như sau: nhức đầu nghiêm trọng, mệt mõi, lú lẫn, rối lọan thị giác, đau ngực, khó thở, nhịp tim bất thường, máu trong nước tiểu...

Để giám sát huyết áp, những con số cần lưu ý như sau. Đối với huyết áp bình thường thì huyết áp tâm thu (số trên) nhỏ hơn 120mgHg và huyết áp tâm trương (số dưới) nhỏ hơn 80mmHg. Đối với  tiền cao huyết áp thì huyết áp tâm thu có giá trị từ 120 - 139mmHg và huyết áp tâm trương có giá trị 80 - 89mmHg.

Những con số cần biết để bảo vệ sức khỏe, sống thọ

Đối với cao huyết áp nghiêm trọng thì có 2 mức. Mức 1 thì áp huyết tâm thu là 140 - 159mmHg và huyết áp tâm trương là 90 - 99mmHg. Mức 2 thì huyết áp tâm thu lớn hơn 160mmHg và huyết áp tâm trương lớn hơn 100mmHg.

Một con số khác cần phải quan tâm là sự khác biệt của áp suất tâm thu khi đo huyết áp ở 2 cánh tay. Những nguyên cứu mới nhất của các nhà nghiên cứu ở châu Âu cho thấy nếu  giá trị huyết áp tâm thu ở 2 cánh tay khác nhau từ 10 - 15mmHg hay hơn thì bạn sẽ có rủi ro mắc các bệnh về tim mạch dù rằng những số đo này có giá trị bình thường.

Vòng bụng

Số đo vòng bụng cũng cũng là một con số  ước đoán sức khỏe quan trọng. Nó cho biết khối lượng mở bao quanh bụng cũng như mỡ bao quanh các cơ quan nội tạng. Nhiều nghiên cứu cho thấy những người có quá nhiều mỡ bụng sẽ có tần suất rủi ro cao các bệnh như đái tháo đường týp 2, cao huyết áp, cao cholesterol và các bệnh về tim mạch.

Những con số cần biết để bảo vệ sức khỏe, sống thọ

Để đo vòng bụng, đơn giản bạn chỉ cần dùng thước dây đo ở vị trí rốn. Theo đánh giá của Viện Tim, Phổi và Huyết học Quốc gia (Hoa Kỳ) thì sức khỏe của bạn có vấn đề nếu vòng bụng của bạn có số đo như sau. Đối với nam: vòng bụng lớn hơn 94cm. Đối với nữ số đo vòng bụng lớn hơn 80cm. Vì vậy cần phải luyện tập hoặc có chế độ ăn uống thích hợp nhằm làm giảm vòng bụng.

Đường huyết

Để đo đường huyết, các thầy thuốc sẽ làm xét nghiệm gọi là xét nghiệm glucose huyết. Glucose trong cơ thể có từ thực phẩm chứa carbohydrate và glucose là một chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể. Tuy nhiên nếu quá nhiều glucose sẽ gây hại cho cơ thể. Glucose được kiểm soát bởi insulin vốn được sản xuất từ tụy tạng. Insulin cho phép đường huyết đi vào tế bào để biến thành năng lượng. Nếu tuyến tụy không tiết đủ insulin để điều hành lượng đường có trong máu. Lúc này bạn sẽ bị đường huyết cao (hyperglycaemic). Triệu chứng của đường huyết cao bao gồm: khát, mệt mỏi, giảm cân, đi tiểu nhiều, rối loạn thị giác...

Nồng độ đường huyết sẽ lên xuống trong ngày. Đối với những người không bị bệnh đái tháo đường thì nồng độ đường huyết thường là 70 - 80mg/dl. Đôi khi cũng có thể xuống khoảng 60mg/dl hoặc tăng lên khoảng 90mg/dl vẫn được xem là bình thường.

Những con số cần biết để bảo vệ sức khỏe, sống thọ

Cách tốt nhất để đo lượng đường trong máu là làm một xét nghiệm sau khi nhịn đói 8 tiếng. Sau đó ăn một bữa ăn rồi chờ 2 tiếng sau đo lại đường huyết

Ở xét nghiệm thứ nhất sau khi nhịn ăn 8 giờ nếu hàm lượng đường huyết lớn hơn 126mg/dl thì được xem là mắc bệnh đái tháo đường. Xét nghiệm thứ 2 là sau khi ăn một bữa ăn và chờ 2 tiếng rồi đo đường huyết, nếu lượng đường huyết sau xét nghiệm này cao hơn 200mg/dl thì được xem bị bệnh đái tháo đường. Những con số này cho thấy rằng cơ thể không sản xuất ra đủ insulin. Đồi với những người có nồng độ đường huyết khỏang 100 - 125mg/dl thì được xem là “tiền đái tháo đường” (prediabetic).

Hiểu được những con số bình thường và bất thường sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe một cách hữu hiệu hơn. Giúp bạn phòng chống bệnh hoặc khi đã có bệnh xảy ra, những con số trên sẽ giúp bạn ổn định hoặc cải thiện tình trạng bệnh.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những chỉ số xét nghiệm mọi phụ nữ cần biết

DS. NGUYỄN BÁ HUY CƯỜNG - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm