Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nhồi máu phổi

Nhồi máu phổi hay tắc mạch phổi xảy ra khi cục máu đông theo tuần hoàn di chuyển đến phổi. Cục máu đông lớn và nhiều có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Nhồi máu phổi

Nhồi máu phổi có thể đe dọa tính mạng nhưng nếu cấp cứu kịp thời có thể làm giảm các nguy cơ gây tổn thương phổi vĩnh viễn.

Nguyên nhân gây tắc mạch phổi

Cục máu đông có thể được hình thành do nhiều lí do. Huyết khối tĩnh mạch sâu (cục máu đông hình thành trong những tĩnh mạch sâu của cơ thể) là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhồi máu phổi. Cục máu đông gây ra tắc mạch phổi hầu hết xuất phát từ cánh tay hay cẳng chân.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu bao gồm:

  • Ung thư
  • Tiền sử gia đình có người bị tắc mạch
  • Rối loạn đông máu di truyền: đột biến gen tổng hợp Prothrombin, yếu tố V Leiden, và mức Homocystein cao.
  • Tiền sử nhồi máu cơ tim hay đột quỵ
  • Phẫu thuật lớn
  • Béo phì
  • Lối sống tĩnh tại

Triệu chứng của nhồi máu phổi

Triệu chứng của nhồi máu phổi phụ thuộc vào kích thước của cục máu đông và vị trí của nó trong phổi.

Triệu chứng thường gặp nhất là khó thở xuất hiện từ từ hoặc đột ngột.

Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Lo lắng, hồi hộp
  • Da lạnh ẩm, xanh tái
  • Đau ngực có thể lan xuống cánh tay, vai, cổ và hàm
  • Ho máu
  • Ngất
  • Choáng váng
  • Bồn chồn
  • Tim đập nhanh, loạn nhịp tim
  • Mạch yếu
  • Thở nhanh

Nếu bạn thấy một hay nhiều triệu chứng nêu trên, bạn nên đến trung tâm y tế ngay lập tức.

Chẩn đoán nhồi máu phổi

Đôi khi, nhồi máu phổi rất khó để chẩn đoán, đặc biệt là trên những người đã có bệnh tim, phổi trước đó như là khí phế thũng hay tăng huyết áp.

Khi bạn đến gặp bác sĩ với các triệu chứng của bạn, họ sẽ hỏi bạn toàn bộ các vấn để sức khỏe cũng như các tiền sử mà bạn có và làm một vài xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân của chúng:

  • Chụp Xquang ngực: cho phép bác sĩ biết được tình trạng về tim phổi cũng như là hệ thống xương quanh phổi.
  • Điện tâm đồ (ECG): kiểm tra các hoạt động điện học của tim
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): sử dụng điện từ trường để cho các hình ảnh chi tiết
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): cho các hình ảnh cắt ngang về phổi của bạn
  • Chụp mạch phổi: bác sĩ sử dụng một đường rạch nhỏ để đưa một dụng cụ đặc biệt qua tĩnh mạch của bạn và tiêm thuốc cản quang vào mạch máu để có thể nhìn thấy hình ảnh các mạch máu của phổi
  • Chụp tĩnh mạch: Chụp Xquang đặc biệt của các tĩnh mạch cẳng chân

Điều trị nhồi máu phổi

Điều trị nhồi máu phổi phụ thuộc vào kích thước của cục máu đông và vị trí của nó trong phổi.

- Nếu như tình trạng nhẹ, phát hiện sớm, bác sĩ có thể dùng một số loại thuốc làm phá hủy các cục máu đông nhỏ.

Các thuốc bác sĩ có thể kê cho bạn gồm:

  • Thuốc chống đông: cũng có thể gọi là chất để làm loãng máu, như là Heparin và Wafarin ngăn chặn hình thành cục máu đông mới. Chúng có thể cứu sống bạn trong trường hợp cấp cứu.
  • Thuốc tiêu sợi huyết: làm tan cục máu đông. Chúng chỉ sử dụng dè dặt cho các trường hợp cấp cứu vì tác dụng phụ gây chảy máu nguy hiểm.

- Phẫu thuật có thể được chỉ định để lấy cục máu đông, đặc biệt nếu nó gây cản trở dòng máu đến tim, phổi. Một vài quy trình phẫu thuật có thể được sử dụng:

  • Lưới lọc tĩnh mạch: bác sĩ của bạn sẽ dùng một đường rạch nhỏ, sau đó luồn một cái dây mảnh để đưa một lưới lọc nhỏ vào tĩnh mạch chủ dưới (tĩnh mạch chính dẫn máu từ chân về tim phải). Lưới lọc ngăn chặn các cục máu đông đi từ tim lên phổi.
  • Lấy bỏ cục máu đông: Một cái ống mảnh gọi là Catheter sẽ hút những cục máu đông lớn ra khỏi động mạch của bạn. Nó không phải là một phương pháp hoàn toàn hiệu quả vì thực hiện phức tạp, nên không được ưu tiên sử dụng.
  • Mổ mở: bác sĩ sử dụng phương pháp này chỉ trong trường hợp cấp cứu khi bệnh nhân trong tình trạng sốc hoặc thuốc không phá vỡ được cục máu đông.

Theo dõi

Sau khi đã được điều trị nhồi máu phổi ở bệnh viện, bạn sẽ được chỉ định điều trị nguyên nhân, mà điển hình là huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới.

Bạn rất có thể sẽ bắt đầu dùng thuốc chống đông, ví dụ như Heparin và Wafarin để ngăn chặn cục máu đông hình thành trở lại. Bạn cũng có thể cần sử dụng tất áp lực, tương tự như một cái tất bó sát thông thường, hoặc là các thiết bị khác để ngăn chặn cục máu đông hình thành từ cẳng chân của bạn.

Vận động chân của bạn thường xuyên là chìa khóa cho điều trị nhồi máu phổi. Bác sĩ sẽ đưa cho bạn những hướng dẫn để bạn có thể tự chăm sóc và ngăn ngừa các cục máu đông trong tương lai.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nhận biết huyết khối tại các vị trí khác nhau trên cơ thể

Bình luận
Tin mới
  • 23/03/2025

    10 loại rau củ giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát đường huyết

    Ăn nhiều rau củ, trái cây tươi vốn luôn là nền tảng của một chế độ ăn uống lành mạnh. Với người bệnh đái tháo đường, việc ăn nhiều loại rau giàu dưỡng chất và chất xơ còn giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn, đồng thời giúp người bệnh phòng ngừa nhiều biến chứng trên tim, mắt, thận, thần kinh…

  • 23/03/2025

    Dị ứng mùa xuân: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh

    Mùa xuân, khi vạn vật sinh sôi, cây cối đâm chồi nảy lộc, cũng là lúc nhiều người phải đối mặt với những triệu chứng khó chịu của tình trạng dị ứng.

  • 22/03/2025

    Nhịn ăn gián đoạn kéo dài có hại gì?

    Nhịn ăn gián đoạn là biện pháp giảm cân phổ biến trong những năm gần đây. Tuy nhiên một phát hiện mới cho thấy, nên cân nhắc thời gian áp dụng chế độ ăn này ở những người trẻ tuổi vì nó có thể làm trầm trọng thêm bệnh đái tháo đường.

  • 22/03/2025

    8 lý do khiến bạn vẫn bị sâu răng mặc dù đã đánh răng và dùng chỉ nha khoa

    Vệ sinh răng miệng đúng cách là điều cần thiết cho răng và nướu khỏe mạnh. Và chúng đặc biệt quan trọng đối với những người dễ bị sâu răng. Vì vậy, hãy tiếp tục đánh răng hai lần mỗi ngày và dùng chỉ nha khoa thường xuyên. Với suy nghĩ đó, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu lý do tại sao sâu răng vẫn có thể xảy ra ngay cả khi bạn chăm sóc răng miệng tốt và bạn có thể làm gì để giảm nguy cơ này.

  • 21/03/2025

    Mỗi ngày ăn một bữa - Giảm cân, giảm luôn sức khỏe?

    Mỗi ngày chỉ ăn một bữa - có rất nhiều lý do để không ít người thực hiện cách ăn này như giảm cân, thải độc. Phương pháp này hiện đang được truyền tai nhau như một trào lưu.

  • 21/03/2025

    Táo đỏ: Thực phẩm bổ dưỡng hay chiêu thổi phồng từ quảng cáo?

    Trong Đông y, táo đỏ được xếp vào nhóm thuốc không có độc, có thể sử dụng lâu dài. Gần đây, táo đỏ đã trở thành một “cơn sốt” trong cộng đồng nhờ được quảng bá như một thực phẩm bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

  • 21/03/2025

    Nguyên nhân nào khiến tóc rụng ngày càng nhiều?

    Tình trạng rụng tóc phản ánh nhiều điều về sức khỏe và thói quen sinh hoạt hàng ngày. Khi phát hiện dấu hiệu tóc rụng nhiều, bạn có thể làm gì để mái tóc không thưa dần thêm?

  • 21/03/2025

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn sinh mổ?

    Sinh mổ hay còn gọi là sinh mổ lấy thai ngày càng phổ biến vì nhiều lý do. Có khoảng 30% ca sinh nở ở Hoa Kỳ diễn ra bằng phương pháp mổ lấy thai. Hãy cùng VIAM tìm hiểu một số tác dụng phụ có thể xảy ra với mẹ sau khi sinh nhé.

Xem thêm