Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nhịp tim nhanh – nguyên nhân, triệu chứng, nguy cơ và dự phòng

Nhịp tim nhanh là một tình trạng mà trong chúng ta chắc hẳn đã gặp ít nhiều lần trong cuộc đời. Vậy nó có nguyên nhân từ đâu? Có tác hại gì hay không và có cách nào kiểm soát tình trạng này hay không?

Nhịp tim nhanh là gì?

Nhịp tim nhanh là thuật ngữ y khoa biểu thị tình trạng nhịp tim đập trên 100 lần/1 phút. Nhiều loại nhịp tim không đều (rối loạn nhịp tim) cũng có thể gây nhịp tim nhanh.

Thông thường, nhịp tim nhanh không phải lúc nào cũng đáng lo ngại. Ví dụ: nhịp tim thường tăng lên trong khi tập thể dục, chơi thể thao hoặc như một phản ứng với căng thẳng, hồi hộp hay bất ngờ… Những trường hợp thường gặp này có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng hoặc biến chứng đáng lo nào. Tuy nhiên, một số trạng thái nhịp tim nhanh đặc biệt nếu không được điều trị có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm suy tim, đột quỵ hoặc đột tử do tim.

Phân loại

Nhịp tim nhanh có nhiều kiểu khác nhau, phân loại theo y khoa. Đối với nhịp xoang của tim, tình trạng nhịp xoang nhanh đề cập đến sự gia tăng điển hình trong nhịp tim thường gây ra bởi vận động hoặc căng thẳng.

Các loại nhịp tim nhanh khác được nhóm lại theo một phần của tim, chịu trách nhiệm cho nhịp tim nhanh và nguyên nhân gây ra nó. Các loại nhịp tim nhanh phổ biến gây ra bởi nhịp tim không đều (rối loạn nhịp tim) bao gồm:

  • Rung tâm nhĩ (A-fib). Đây là loại nhịp tim nhanh phổ biến nhất. Các tín hiệu điện hỗn loạn, bất thường trong các buồng trên của tim (tâm nhĩ) gây ra nhịp tim nhanh. A-fib có thể là tạm thời, nhưng một số trường hợp là các vấn đề cần phải được điều trị.
  • Cuồng nhĩ. Cuồng nhĩ cũng tương tự như rung nhĩ, nhưng nhịp tim có tổ chức hơn. Các đợt cuồng nhĩ có thể tự biến mất hoặc có thể cần điều trị. Những người bị cuồng nhĩ cũng thường bị rung tâm nhĩ vào những thời điểm khác.
  • Nhịp nhanh trên thất (VT). Loại rối loạn nhịp tim này bắt đầu ở các buồng tim dưới (tâm thất). Nhịp tim nhanh khiến tâm thất không được bơm đủ máu và co bóp để bơm lượng máu đủ cho cơ thể. Các đợt nhịp tim nhanh thất có thể ngắn và chỉ kéo dài vài giây mà không gây hại. Tuy nhiên nếu chúng kéo dài hơn một vài giây, nó có thể đe dọa tính mạng.
  • Nhịp tim nhanh kịch phát trên thất (SVT). Nhịp tim nhanh kịch phát trên thất là một thuật ngữ rộng, bao gồm rối loạn nhịp tim bắt đầu trên tâm thất. Nhịp tim nhanh kịch phát trên thất thất gây ra các đợt nhịp tim đập mạnh (đánh trống ngực) xuất hiện và kết thúc đột ngột.
  • Rung thất. Các tín hiệu điện nhanh chóng và hỗn loạn khiến tâm thất rung thay vì co lại một cách phối hợp đều đặn. Vấn đề nghiêm trọng này có thể dẫn đến tử vong nếu nhịp tim không được phục hồi trong vòng vài phút. Hầu hết những người bị rung thất đều có bệnh tim tiềm ẩn hoặc đã trải qua chấn thương nghiêm trọng, chẳng hạn như bị sét đánh.

Triệu chứng của nhịp tim nhanh

Khi tim đập quá nhanh, tim có thể không bơm đủ máu cho các bộ phận của cơ thể. Kết quả là các cơ quan và mô cơ thể có thể không nhận đủ oxy. Nhìn chung, nhịp tim nhanh có thể dẫn đến các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:

  • Cảm giác như tim đang chạy một cuộc đua, nhịp tim đập hoặc lỡ nhịp đập trong ngực (đánh trống ngực)
  • Đau ngực
  • Ngất xỉu
  • Choáng váng
  • Tốc độ xung tim nhanh
  • Khó thở

Một số người bị nhịp tim nhanh không có triệu chứng. Tình trạng này có thể được phát hiện khi kiểm tra thể chất hoặc xét nghiệm.

Khi nào nên gặp bác sĩ

Tim đập nhanh có thể không đáng lo ngại, tuy nhiên nếu gặp phải các vấn đề như khó thở, yếu lịm, chóng mặt, choáng váng, ngất xỉu hoặc gần ngất xỉu, đau ngực hoặc khó chịu... thì cần được hỗ trợ y tế ngay lập tức. Tình trạng rung thất có thể khiến huyết áp giảm đáng kể, kéo theo ngất xỉu. Nếu không được cấp cứu kịp thời, hơi thở và mạch của người bị ảnh hưởng sẽ ngừng đập rất nhanh. Trong tình huống này, hãy thực hiện theo các bước sau:

  • Gọi cấp cứu ngay lập tức.
  • Nếu có thể làm được hồi sức tim phổi (CPR), hãy thực hiện ngay để có thể giúp duy trì lưu lượng máu đến các cơ quan cho đến khi được sốc điện (khử rung tim).
  • Nếu không biết cách thực hiện CPR, hãy ấn mạnh và nhanh vào giữa ngực với tốc độ 100 đến 120 lần ép mỗi phút cho đến khi nhân viên y tế đến.
  • Nếu có máy khử rung tim bên ngoài tự động (AED), hãy làm theo hướng dẫn. AED là một thiết bị khử rung tim di động có thể tạo một cú sốc điện để thiết lập lại nhịp tim. AED được lập trình sẵn và các thiết bị này sẽ có hướng dẫn phải làm gì trong tình huống này.
 

Nguyên nhân nào gây nhịp tim nhanh?

Một số tình trạng có thể dẫn đến nhịp tim nhanh bao gồm:

  • Sốt
  • Sử dụng rượu nặng hoặc cai nghiện rượu
  • Hàm lượng caffeine cao
  • Huyết áp cao hay thấp
  • Sự mất cân bằng của các chất trong máu - chẳng hạn như kali, natri, canxi và magiê
  • Tác dụng phụ của thuốc
  • Tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp)
  • Giảm khối lượng hồng cầu (thiếu máu), thường do chảy máu, mất máu đột ngột
  • Hút thuốc
  • Sử dụng ma túy, bao gồm các chất kích thích như cocaine hoặc methamphetamine

Đôi khi nguyên nhân chính xác của nhịp tim nhanh không thể được xác định được.

Các yếu tố nguy cơ của nhịp tim nhanh

Nói chung, tuổi tác hoặc có tiền sử trong gia đình gặp vấn đề về rối loạn nhịp tim có thể làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim và thường gây ra nhịp tim nhanh. Do đó, các chuyên gia khuyến nghị thay đổi lối sống hoặc điều trị là cách phù hợp nhất trong các trường hợp này.

Biến chứng

Biến chứng của nhịp tim nhanh phụ thuộc vào:

  • Loại nhịp tim nhanh
  • Tim đập nhanh như thế nào
  • Nhịp tim nhanh kéo dài bao lâu
  • Nếu có các bệnh tim khác kèm theo

Một số người bị nhịp tim nhanh có nguy cơ phát triển cục máu đông có thể gây đột quỵ (nguy cơ cao nhất với rung nhĩ) hoặc cơn đau tim. Điều này có thể dự phòng bằng các thuốc chống đông, được kê đơn bởi bác sĩ.

Các biến chứng tiềm ẩn khác của nhịp tim nhanh bao gồm:

  • Ngất xỉu hoặc bất tỉnh
  • Tim không có khả năng bơm đủ máu (suy tim)
  • Đột tử, thường chỉ liên quan đến nhịp tim nhanh thất hoặc rung thất

Dự phòng tình trạng nhịp tim nhanh

Cách tốt nhất để ngăn ngừa tình trạng này là duy trì một trái tim khỏe mạnh và ngăn ngừa cá bệnh tim mạch. Trong trường hợp có bệnh tim, hãy theo dõi và tuân theo kế hoạch điều trị được đưa ra, cũng như sử dụng các loại thuốc theo đúng quy định.

Thay đổi lối sống để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch có thể giúp ngăn ngừa rối loạn nhịp tim gây nhịp tim nhanh:

  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh. Chọn một chế độ ăn giàu ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, sữa ít béo, và trái cây và rau quả. Hạn chế muối, đường, rượu bia, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.
  • Tập thể dục thường xuyên. Cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút trong hầu hết các ngày.
  • Duy trì cân nặng tiêu chuẩn. Thừa cân làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim.
  • Giữ huyết áp và mức cholesterol máu trong tầm kiểm soát. Thay đổi lối sống và dùng thuốc theo quy định để kiểm soát huyết áp cao hoặc các vấn đề về mỡ máu.
  • Ngừng hút thuốc. Nếu hút thuốc và không thể tự bỏ thuốc lá, hãy nói chuyện với các chuyên gia về các chiến lược từ bỏ thuốc hoặc các cách phá vỡ thói quen hút thuốc của bản thân.
  • Sử dụng rượu bia điều độ. Nếu uống rượu, hãy uống trong chừng mực. Đối với người trưởng thành khỏe mạnh, tối đa một ly mỗi ngày đối với phụ nữ và tối đa hai ly mỗi ngày đối với nam giới. Nếu bản thân có các vấn đề sức khỏe, nên tránh hoàn toàn rượu.
  • Không sử dụng ma túy hoặc chất kích thích bất hợp pháp, chẳng hạn như cocaine. 
  • Sử dụng thuốc một cách thận trọng. Một số loại thuốc cảm lạnh và thuốc ho có chứa chất kích thích có thể kích hoạt nhịp tim nhanh. Hãy đảm bảo sử dụng chính xác và điều độ.
  • Hạn chế caffeine. Nếu uống đồ uống chứa caffein, hãy uống ở mức độ vừa phải (không quá một đến hai ly mỗi ngày).
  • Kiểm soát căng thẳng. Tìm cách giảm căng thẳng bản thân. Tập thể dục nhiều hơn, giao tiếp với những người xung quanh để giảm căng thẳng.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ. Kiểm tra định kỳ để phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp hợp lý các vấn đề sức khỏe phát sinh.

Tham khảo thêm thông tin tại: Đại dịch COVID-19 đang ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tâm thần của trẻ nhỏ

 

BS. Minh Khánh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Mayoclinic) -
Bình luận
Tin mới
  • 16/09/2024

    Làm thế nào để tăng cường khả năng ghi nhớ?

    Việc mắc kẹt trong thói quen lặp đi lặp lại có thể khiến chức năng nhận thức, ghi nhớ bị suy giảm.

  • 16/09/2024

    7 cách phòng ngừa tăng huyết áp

    Huyết áp cao, còn được gọi là tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, tăng huyết áp có thể dẫn đến bệnh tim, đột quỵ và bệnh thận, cùng nhiều nguy cơ sức khỏe khác.

  • 15/09/2024

    5 thói quen làm suy yếu hệ miễn dịch

    Một số thói quen tưởng chừng lành mạnh lại có thể âm thầm làm suy yếu hệ miễn dịch, ảnh hưởng xấu tới sức đề kháng và sức khỏe nói chung.

  • 15/09/2024

    Bổ sung vitamin K đúng cách cho trẻ em

    Vitamin K, cùng với các vitamin A, D, E là các vitamin tan trong dầu, đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe trẻ em. Nếu như đối với các vitamin khác, hầu hết phụ huynh đều có ý thức bổ sung cho trẻ thông qua chế độ ăn và sử dụng các loại thực phẩm bổ sung theo chỉ định của bác sĩ, thì với vitamin K, đặc biệt là vitamin K2, nhiều phụ huynh vẫn còn băn khoăn về việc có nên bổ sung vitamin K cho trẻ hay không và bổ sung như thế nào cho hợp lý?

  • 14/09/2024

    Có nên bảo quản các sản phẩm chăm sóc da trong tủ lạnh không?

    Bảo quản đúng cách là chìa khóa để các sản phẩm chăm sóc da phát huy tối đa hiệu quả. Tránh ánh nắng trực tiếp là điều hiển nhiên, nhưng còn việc bảo quản trong tủ lạnh thì sao? Liệu đây có phải là một bước cần thiết trong quy trình chăm sóc da của bạn?

  • 14/09/2024

    Cách vệ sinh cá nhân trong và sau mùa bão lũ

    Bão lũ không chỉ gây thiệt hại về tài sản mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe. Việc duy trì vệ sinh cá nhân tốt trong và sau mùa bão lũ là vô cùng quan trọng để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi các bệnh truyền nhiễm.

  • 13/09/2024

    Các loại thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch khi thời tiết sang Thu

    Khi thời tiết chuyển dần từ nóng sang lạnh, cơ thể rất dễ bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng với nhiều nguyên nhân. Bài viết này sẽ mách bạn một số loại thực phẩm thiết yếu giúp tăng cường hệ miễn dịch khi trời bắt đầu se lạnh.

  • 13/09/2024

    Vai trò của vitamin K2 với sức khoẻ

    Hiện nay, vitamin K2 đang nhận được sự quan tâm của cộng đồng, nhất là với các bậc phụ huynh với mong muốn giúp con tăng chiều cao tốt hơn. Vậy vitamin K2 có những vai trò gì với sức khoẻ?

Xem thêm