Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nhận biết các vấn đề sức khỏe thông qua tính chất phân

Phân được tạo ra từ các loại thực phẩm chưa được tiêu hóa, protein, vi khuẩn, muối và một số chất giải phóng ra từ ruột non. Phân của mỗi người có những đặc điểm khác nhau, nhưng có một số đặc điểm chung cho thấy phân của bạn đang tốt hoặc là không. Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu.

Phân tốt là như thế nào?

Tính chất phân có đặc điểm khác nhau ở mỗi người, và tùy thuộc vào thực phẩm ăn vào, tuy nhiên có một số đặc điểm chung như sau:

  • Màu sắc: phân có màu nâu do có sự phối hợp giữa dịch dạ dày và bilirubin -  hợp chất tạo sắc tố hình thành từ sự phân hủy tế bào hồng cầu.
  • Hình dạng: nhìn chung phân tốt sẽ có hình dạng thuôn dài, giống như khúc gỗ hoặc cành cây to. Tuy nhiên, phân cũng có thể có nhiều hình dạng khác và vẫn được đánh giá là phân tốt
  • Kích thước: như đã nói ở trên, phân nên thuôn dài, không nên có kích thước nhỏ như những viên sỏi.
  • Độ đặc: phân nên có đủ cứng để có khuôn phân nhưng phải đủ mềm đề có thể di chuyển qua hệ tiêu hóa. Nếu phân quá cứng hoặc quá mềm, là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc các vấn đề về tiêu hóa hoặc sử dụng chất xơ.
  • Thời gian: phân tốt sẽ là phân chỉ cần khoảng trên dưới 1 phút là có thể tống được ra ngoài trong khi đi toilet. Tuy nhiên, mọi người thường dành khá nhiều thời gian ở trong toilet. Thời gian trung bình để đại tiện ở một người có phân tốt thường sẽ không nhiều hơn 10-15 phút.
  • Tần suất: trung bình, những người có hệ tiêu hóa khỏe mạnh có thể có tần suất đi đại tiện từ 1 đến 3 ngày/lần. Nếu bạn đi đại tiện thưa hơn tần suất này, điều đó có nghĩa là bạn cần uống nhiều nước hơn.

Bảng phân loại tính chất phân theo Bristol

Bảng phân loại Briston là chỉ số để đánh giá về tính chất của nhiều loại phân khác nhau. Bảng phân loại này chia thành 7 mức, dựa trên nghiên cứu 2000 người khác nhau từ năm 1992 và được áp dụng rộng dãi để đánh giá tình trạng phân:

Loại 1: Phân có hình tròn nhỏ, từng cục rời rạc, lổn nhổn như hòn bi. Khi đại tiện có cảm giác khó rặn ra. Phân loại này có nghĩa là bạn đang bị táo bón và bạn cần hạn chế dạng phân như thế này.

Loại 2: phân lợn cợn, có hình giống xúc xích. Đây vẫn là dạng phân được đánh giá là táo bón và bạn cần hạn chế dạng phân như thế này.

Loại 3: phân vẫn có hình giống xúc xích, nhưng có vết nứt trên bề mặt. Đây là tiêu chuẩn vàng của phân, đặc biệt là nếu phân rất dễ bị tống ra ngoài trong quá trình đại tiện

Loại 4: phân dài như con rắn, bề mặn mịn. Đây cũng được đánh giá là phân tốt và bạn nên duy trì tính chất phân này trong mỗi lần đại tiện.

Loại 5: cũng có cục nhỏ giống loại 1, nhưng mềm và dễ tống ra hơn. Dạng phân này cho thấy bạn đang bị thiếu chất xơ và nên bổ sung chất xơ vào chế độ ăn của mình

Loại 6: phân nhão, nhầy. Dạng phân này lại hơi mềm quá và có thể là dấu hiệu của tình trạng tiêu chảy nhẹ. Bạn hãy cố gắng uống nhiều nước và bổ sung chất điện giải để cải thiện tình trạng này.

Loại 7: phân lỏng hoàn toàn, không có bất cứ cấu trúc nào cứng. Nói cách khác, bạn đang bị “tào tháo đuổi” hay tiêu chảy. Phân đang di chuyển qua hệ tiêu hóa quá nhanh và không được đánh giá là phân tốt.

Màu phân chuẩn là như thế nào?

Cũng giống như kích thước và độ đặc, màu của phân cũng là dấu hiệu giúp nhận biết tình trạng sức khỏe của bạn. Phân nếu có màu nâu, với các sắc độ khác nhau sẽ được là bình thường, kể cả có một chút màu xanh lẫn vào thì cũng vẫn coi là bình thường. Nhưng nếu phân của bạn có các sắc độ khác, thì bạn cần đánh giá.

  • Phân xanh: có thể là do bạn vừa ăn thực phẩm có màu xanh (như rau chân vịt) hoặc phân đang bị tống ra ngoài quá nhanh
  • Phân đen: bạn đang bổ sung cam thảo, sắt hoặc bismuth hoặc bạn bị chảy máu ở đường tiêu háo trên.
  • Phân có màu nhợt nhạt, trắng hoặc màu đất sét: tức là bạn đang bị thiếu dịch mật. Dịch mật là một loại dịch tiêu hóa từ gan và mật, do vậy, nếu bạn có phân màu trắng, bạn có thể đã bị tắc ống dẫn mật. Phân có màu nhợt nhạt còn có thể là phản ứng phụ của một số loại thuốc như thuốc chống tiêu chảy.
  • Phân có màu đỏ: bạn có thể đã ăn các thực phẩm có màu đỏ (như củ dền, củ cải đỏ, nước ép cà chua, nam việt quất) hoặc bị trĩ hoặc bị chảy máu ở phần dưới ruột non.
  • Phân có màu vàng: bạn ăn quá nhiều chất béo, bị kém hấp thu, bị bệnh celiac khiến cơ thể không thể hấp thu được chất dinh dưỡng. Nếu phân của bạn có màu vàng nhạt, còn có thể là dấu hiệu của nhiễm giardia, một dạng nhiễm ký sinh trùng khá phổ biến, do tiếp xúc với nước bị nhiễm khuẩn hoặc tiếp xúc với người bị bệnh
     

Nếu phân của bạn nổi lên?

Mỗi lần sau khi bạn đi đại tiện, nếu bạn thấy phân của bạn nổi lềnh phềnh trong nước, thì đó là một dấu hiệu cảnh báo cho thấy phân của bạn đang bị giảm mật độ. Một nguyên nhân khác khiến phân bị nổi lên là do có quá nhiều khí hoặc nước, hay bạn đang có chế độ ăn quá nhiều chất xơ. Ngoài ra, cũng có thể là do bạn bị kém hấp thu dẫn đến phân nổi.

Nếu bạn bị táo bón?

Táo bón được định nghĩa là đi đại tiện ít hơn 3 lần mỗi tuần + phân rắn. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón. Các vấn đề về dây thần kinh ở trong và xung quanh đại trạng hoặc trực tràng, các vấn đề với cơ sản chậu cũng có thể làm chậm tốc độc tống phân ra ngoài. Những tình trạng bệnh ảnh hưởng đến hormone, như mang thai, bệnh tiểu đường cũng có thể là nguyên nhân gây táo bón.

Nếu bạn bị táo bón, bạn nên ăn bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn của mình, như các loại đậu, rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên cám. Uống nhiều nước, tập luyện thể thao, và kiểm soát cân nặng cũng có thể giúp làm giảm tình trạng táo bón. Nếu thay đổi chế độ ăn không cải thiện được tình trạng táo bón của bạn, thì rất có thể nguyên nhân là do bạn đang dùng thuốc hoặc thậm chí là bị tắc nghẽn đường ruột. Hãy nói chuyện với bác sĩ về giải pháp tốt nhất để giải quyết tình trạng này.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tại sao phân có màu xanh

Hoàng Hà Linh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (Theo Healthline) -
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

Xem thêm