Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nguy cơ biến chứng tim mạch khi tiếp xúc không khí ô nhiễm

Tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm không khí, dù ở dưới mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cũng có thể dẫn đến cơn đau tim chỉ trong vòng một giờ. Đây là kết luận trong nghiên cứu mới của các nhà khoa học Trung Quốc, được công bố ngày 22/4 trên tạp chí Circulation của Hiệp hội tim mạch Mỹ.

Cát bụi bao phủ bầu trời tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 15/4/2021.

(Ảnh: THX/TTXVN)

Theo nghiên cứu, người tiếp xúc với không khí ô nhiễm có thể gặp Hội chứng mạch vành cấp (ACS), tức tình trạng nghẽn máu trong cơ tim. Nguy cơ cao nhất xảy ra trong vòng 1 giờ kể từ khi tiếp xúc và giảm dần theo thời gian trong ngày.

Chủ trì nghiên cứu, Giáo sư Haidong Kan thuộc Khoa y tế công cộng, Đại học Phúc Đán, Thượng Hải, cho biết đã có nhiều tài liệu cho thấy có mối liên hệ giữa ô nhiễm không khí và bệnh tim mạch, tuy nhiên nhóm nghiên cứu vẫn bất ngờ khi phát hiện ra tác động xảy ra nhanh đến vậy và không liên quan đến ngưỡng ô nhiễm.

Tiếp xúc với những vật chất nhỏ như giọt bắn hay bụi minh trong khí thải từ ô tô xe máy, nhà máy điện, công trường xây dựng và các nguồn ô nhiễm khác có thể gây nhồi máu cơ tim, đột ngụy và các vấn đề sức khỏe khác, đồng thời là nguyên nhân gây ra 4,2 triệu ca tử vong. Những vật chất này nhỏ đến mức mà khi một người hít phải, chúng có thể chạy sâu tới phổi hoặc mạch máu của người đó.

Trong nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu sức khỏe của gần 1,3 triệu bệnh nhân nhồi máu cơ tim và đau thắt ngực không ổn định ở 2.239 bệnh viện tại 318 thành phố của Trung Quốc trong giai đoạn 2015-2020. Họ so sánh số lần xảy ra đau tim theo giờ với nồng độ bụi mịn, bụi thô, nitrogen dioxide, sulfur dioxide, carbon monoxide và khí ozon.

Kết quả cho thấy, tiếp xúc trong thời gian ngắn với bụi mịn, nitrogen dioxide, sulfur dioxide, carbon monoxide dù với nồng độ nào cũng có thể dẫn đến các triệu chứng động mạch vành cấp. Mức độ ô nhiễm tăng lên, nguy cơ bệnh tim mạch cũng tăng theo, trong đó nitrogen dioxide gây nguy cơ cao nhất, tiếp đến là bụi mịn, và khoảng thời gian nguy hiểm nhất là trong vòng 1 giờ sau khi tiếp xúc. 

Những người có nguy cơ lớn nhất là người trên 65 tuổi chưa từng hút thuốc hay có các bệnh về đường hô hấp. Thời tiết càng lạnh, nguy cơ gặp biến chứng càng cao. Việc không có ngưỡng ô nhiễm nào cho thấy ngay cả ở những nơi có mức độ ô nhiễm không khí thấp cũng cần đề phòng nguy cơ này.

Theo Tiến sĩ Sanjay Rajagopalan, giám đốc Viện nghiên cứu Tim mạch thuộc Đại học Case Western Reserve tại Cleverland, đây là nghiên cứu đầu tiên chỉ ra mối liên hệ giữa ô nhiễm không khí và bệnh tim mạch tính theo giờ, qua đó giúp cảnh báo cần có biện pháp bảo vệ khi ô nhiễm không khí ở mức cao. 

Tiến sĩ Rajagopalan không thuộc nhóm nghiên cứu này. Trong báo cáo riêng của mình năm 2020, ông đã đề xuất một số biện pháp tránh tiếp xúc với không khí ô nhiễm. Các biện pháp bao gồm đóng cửa sổ, dùng thiết bị lọc không khí di động và màng lọc máy điều hòa, sử dụng dung dịch xịt mũi họng cho người nguy cơ cao. Đeo khẩu trang phù hợp, ví dụ như loại dùng để ngừa virus SARS-CoV-2 cũng có tác dụng ngăn hít phải bụi mịn.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Hãy xem ô nhiễm không khí gây hại gì cho sức khỏe!

Phương Hà (TTXVN) - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 22/03/2025

    Nhịn ăn gián đoạn kéo dài có hại gì?

    Nhịn ăn gián đoạn là biện pháp giảm cân phổ biến trong những năm gần đây. Tuy nhiên một phát hiện mới cho thấy, nên cân nhắc thời gian áp dụng chế độ ăn này ở những người trẻ tuổi vì nó có thể làm trầm trọng thêm bệnh đái tháo đường.

  • 22/03/2025

    8 lý do khiến bạn vẫn bị sâu răng mặc dù đã đánh răng và dùng chỉ nha khoa

    Vệ sinh răng miệng đúng cách là điều cần thiết cho răng và nướu khỏe mạnh. Và chúng đặc biệt quan trọng đối với những người dễ bị sâu răng. Vì vậy, hãy tiếp tục đánh răng hai lần mỗi ngày và dùng chỉ nha khoa thường xuyên. Với suy nghĩ đó, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu lý do tại sao sâu răng vẫn có thể xảy ra ngay cả khi bạn chăm sóc răng miệng tốt và bạn có thể làm gì để giảm nguy cơ này.

  • 21/03/2025

    Mỗi ngày ăn một bữa - Giảm cân, giảm luôn sức khỏe?

    Mỗi ngày chỉ ăn một bữa - có rất nhiều lý do để không ít người thực hiện cách ăn này như giảm cân, thải độc. Phương pháp này hiện đang được truyền tai nhau như một trào lưu.

  • 21/03/2025

    Táo đỏ: Thực phẩm bổ dưỡng hay chiêu thổi phồng từ quảng cáo?

    Trong Đông y, táo đỏ được xếp vào nhóm thuốc không có độc, có thể sử dụng lâu dài. Gần đây, táo đỏ đã trở thành một “cơn sốt” trong cộng đồng nhờ được quảng bá như một thực phẩm bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

  • 21/03/2025

    Nguyên nhân nào khiến tóc rụng ngày càng nhiều?

    Tình trạng rụng tóc phản ánh nhiều điều về sức khỏe và thói quen sinh hoạt hàng ngày. Khi phát hiện dấu hiệu tóc rụng nhiều, bạn có thể làm gì để mái tóc không thưa dần thêm?

  • 21/03/2025

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn sinh mổ?

    Sinh mổ hay còn gọi là sinh mổ lấy thai ngày càng phổ biến vì nhiều lý do. Có khoảng 30% ca sinh nở ở Hoa Kỳ diễn ra bằng phương pháp mổ lấy thai. Hãy cùng VIAM tìm hiểu một số tác dụng phụ có thể xảy ra với mẹ sau khi sinh nhé.

  • 20/03/2025

    Rau xanh có phải là "vua" chất xơ?

    Câu chuyện về viên rau củ - một loại thực phẩm bổ sung chất xơ - đang thu hút sự quan tâm. Liệu có phải vì chúng ta chưa hiểu rõ tầm quan trọng của chất xơ?

  • 20/03/2025

    Giảm mỡ nội tạng hiệu quả với hạt dẻ cười

    Hạt dẻ cười không chỉ là món ăn vặt thơm ngon mà còn là “trợ thủ đắc lực” trong quá trình giảm mỡ nội tạng.

Xem thêm