Người bị bệnh tiểu đường có nguy cơ cao mắc các biến chứng như bệnh tim mạch, tăng huyết áp, giảm thị lực…khi dung nạp những thực phẩm này.
Thực phẩm nhiều đường
Trong cơ thể người bị tiểu đường thì hàm lượng đường đã vượt quá chỉ số cho phép. Vì vậy, với các loại thực phẩm có vị quá ngọt như kẹo, bánh ngọt, hoa quả ngọt, nước ngọt,… người bệnh tuyệt đối không được ăn, để tránh lượng đường trong máu tăng nhanh mà không kiểm soát được.
Bánh kẹo ngọt làm tăng lượng đường trong máu gây hại cho người bệnh tiểu đường.
Thức ăn nhanh
Thức ăn nhanh như bánh làm bằng bột mì trắng, thực phẩm chiên bọc bột mì... hay thực phẩm đóng sẵn như phở, bim bim, bánh quy, nước ngọt cung cấp năng lượng quá dư thừa và có chỉ số đường huyết cao, làm tăng đường máu sau khi ăn.
Tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh cũng gây hiện tượng đề kháng insulin (insulin resistance) dẫn đến glucose không thể đi vào trong tế bào, đọng ở trong máu và gây tăng cholesterol trong cơ thể, khiến bệnh tiểu đường trầm trọng hơn.
Thịt đỏ
Thịt đỏ hay thịt đã qua chế biến như thịt bò, thịt cừu, giăm bông, thịt xông khói, xúc xích… đều làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch và ung thư với những người đái tháo đường, rất có hại cho sức khỏe người bệnh.
Khoai tây
Trong khoai tây chứa nhiều glycemic Index - chất làm tăng nhanh hơn và nhiều hơn lượng đường trong máu. Về lâu dài, sự gia tăng này có thể phá hủy các tế bào tuyến tụy giúp sản sinh hormone insulin cần thiết cho chuyển hóa đường trong máu.
Cơm trắng
Cơm trắng làm từ các loại gạo đã xay xát kỹ, mất lớp vỏ lụa chứa rất nhiều vitamin nhóm B (B1, B3, B6), vitamin E, magiê, mangan, sắt và chất xơ. Khi vào cơ thể, cơm trắng chuyển hóa rất nhanh thành đường, khiến chỉ số đường huyết tăng nhanh. Vì vậy, người bệnh tiểu đường rất hạn chế ăn cơm nhưng không cần kiêng hoàn toàn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những siêu thực phẩm dành cho người bị tiểu đường.
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.