Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tăng huyết áp - Phân loại và các giai đoạn

Định nghĩa về tăng huyết áp đã thay đổi vào năm 2017, khi Đại học Tim mạch Hoa Kỳ và Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ sửa đổi các hướng dẫn về tăng huyết áp.

Theo hướng dẫn sửa đổi, huyết áp tâm thu từ 120 đến 129 mmHg và huyết áp tâm trương hơn 80 mmHg được coi là tăng huyết áp. Hướng dẫn năm 2017 cũng đưa ra khuyến nghị: không khuyến khích bắt đầu sử dụng thuốc ở giai đoạn huyết áp cao trừ khi bạn có các yếu tố nguy cơ ở mức độ cao, mà thay vào đó bạn nên thực hiện thay đổi lối sống.

GIAI ĐOẠN TĂNG HUYẾT ÁP

Theo hướng dẫn mới năm 2017, tất cả các chỉ số huyết áp cao trên 120/80 mmHg đều được coi là tăng huyết áp.

Huyết áp được phân loại như sau:

• Bình thường: tâm thu dưới 120 mmHg và tâm trương dưới 80 mmHg

• Tăng: tâm thu: giữa 120-129 mmHg và tâm trương dưới 80 mmHg

• Giai đoạn 1: tâm thu trong khoảng 130-139 mmHg hoặc tâm trương trong khoảng 80-89 mmHg

• Giai đoạn 2: tâm thu ít nhất 140 mmHg hoặc tâm trương ít nhất 90 mmHg.

Hệ thống phân loại mới đưa nhiều người trước đây được coi là tiền tăng huyết áp vào nhóm tăng huyết áp. Điều trị được khuyến nghị ở giai đoạn tăng nếu bạn bị bệnh tim hoặc các yếu tố nguy cơ khác, chẳng hạn như bệnh tiểu đường và tiền sử sức khỏe gia đình.

TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT VÀ THỨ PHÁT
Tăng huyết áp nguyên phát

Tăng huyết áp nguyên phát còn được gọi là tăng huyết áp vô căn. Hầu hết người lớn bị tăng huyết áp đều thuộc nhóm này. Mặc dù đã có nhiều năm nghiên cứu về bệnh tăng huyết áp nhưng nguyên nhân cụ thể vẫn chưa được biết đến. Nguyên nhân được cho là sự kết hợp của di truyền, chế độ ăn uống, lối sống và tuổi tác. Các yếu tố lối sống bao gồm hút thuốc, uống quá nhiều rượu, căng thẳng, thừa cân, ăn quá nhiều muối và không tập thể dục đầy đủ. Những thay đổi trong chế độ ăn uống và lối sống của bạn có thể làm giảm huyết áp và nguy cơ biến chứng do tăng huyết áp.

Tăng huyết áp thứ phát

Tăng huyết áp thứ phát là khi có một bệnh có thể nhận dạng được và có khả năng – có thể dẫn đến bệnh tăng huyết áp của bạn. Chỉ có khoảng 5 đến 10 phần trăm trường hợp tăng huyết áp được xếp vào loại thứ phát. Tăng huyết áp thứ phát phổ biến hơn ở những người trẻ tuổi. Ước tính 30 phần trăm những người trong độ tuổi từ 18 đến 40 bị tăng huyết áp được xác định là tăng huyết áp thứ phát.

Các nguyên nhân cơ bản của tăng huyết áp thứ phát bao gồm:

• hẹp các động mạch thận

• bệnh của tuyến thượng thận

• tác dụng phụ của một số loại thuốc, bao gồm thuốc tránh thai, thuốc hỗ trợ ăn kiêng, thuốc kích thích, thuốc chống trầm cảm và một số loại thuốc khác…

• ngưng thở khi ngủ

• bất thường về hormone

• bất thường của tuyến giáp

• co thắt động mạch chủ

CÁC LOẠI TĂNG HUYẾT ÁP KHÁC

Một số loại tăng huyết áp được phân loại khác với 2 loại tăng huyết áp nguyên phát hoặc thứ phát bao gồm:

• tăng huyết áp kháng thuốc

• tăng huyết áp ác tính

• tăng huyết áp cô lập

 

Tăng huyết áp kháng thuốc

Tăng huyết áp kháng thuốc là tình trạng huyết áp cao khó kiểm soát và cần nhiều loại thuốc.

Tăng huyết áp được coi là kháng thuốc khi huyết áp của vượt quá mục tiêu điều trị, mặc dù đã dùng ba loại thuốc hạ huyết áp khác nhau, bao gồm cả thuốc lợi tiểu. Ước tính có khoảng 10% những người bị tăng huyết áp là tăng huyết áp kháng thuốc. Những người bị tăng huyết áp kháng thuốc có thể xếp vào nhóm tăng huyết áp thứ phát trong đó nguyên nhân chưa được xác định. Điều này khiến bác sĩ phải tìm kiếm nguyên nhân thứ phát đó. Hầu hết những người bị tăng huyết áp kháng thuốc có thể được điều trị thành công bằng nhiều loại thuốc hoặc xác định nguyên nhân thứ phát.

Tăng huyết áp ác tính

Tăng huyết áp ác tính là thuật ngữ được sử dụng để mô tả huyết áp cao tới mức gây tổn thương cho các cơ quan. Đây là một tình trạng khẩn cấp.
Tăng huyết áp ác tính là loại nặng nhất, đặc trưng bởi huyết áp tăng thường ở mức >180 mmHg đối với tâm thu hoặc lớn hơn 120-130 mmHg đối với tâm trương, cộng với tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau.

Tỷ lệ tăng huyết áp ác tính thấp - khoảng 1 đến 2 trường hợp trong 100.000. Tỷ lệ có thể cao hơn trong quần thể người da đen.

Tăng huyết áp ác tính là một tình trạng khẩn cấp và cần điều trị nhanh chóng. Nếu gặp phải tình trạng này, cần nhanh chóng tìm đến hỗ trợ y tế.

Tăng huyết áp tâm thu đơn độc

Tăng huyết áp tâm thu đơn độc được định nghĩa là huyết áp tâm thu trên 140 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 90 mmHg.

Đây là loại tăng huyết áp thường gặp nhất ở người lớn tuổi. Ước tính khoảng 15 phần trăm trong những người bị tăng huyết áp trên 60 tuổi được xác định là tăng huyết áp tâm thu đơn độc.

Nguyên nhân được cho là do xơ cứng động mạch theo tuổi tác. Những người trẻ tuổi hơn cũng có thể tiến triển thành tăng huyết áp tâm thu đơn độc. Một nghiên cứu năm 2016 ghi nhận rằng tăng huyết áp tâm thu đơn độc xuất hiện ở 2% đến 8% người trẻ tuổi. Theo một khảo sát tại Anh, đây là dạng tăng huyết áp phổ biến nhất ở thanh niên từ 17 đến 27 tuổi. Nghiên cứu được công bố vào năm 2015 với trung bình 31 năm theo dõi cho thấy những người trẻ tuổi và trung niên bị tăng huyết áp tâm thu đơn độc có nguy cơ bị đột quỵ và đau tim cao hơn so với những người huyết áp bình thường.

LỜI KẾT

Tăng huyết áp được gọi là kẻ giết người thầm lặng, vì nó không có các triệu chứng rõ ràng. Hầu hết các trường hợp tăng huyết áp không có nguyên nhân. Tăng huyết áp có thể do di truyền hoặc liên quan đến chế độ ăn uống và lối sống ít vận động. Ngoài ra, huyết áp thường có xu hướng tăng khi tuổi cao. Khi có các yếu tố nguy cơ như bệnh tiểu đường, rối loạn nhịp tim, nên theo dõi huyết áp thường xuyên và thực hiện các biện pháp phòng ngừa.

Thông thường, thay đổi lối sống có thể cải thiện để tránh các thuốc điều trị tăng huyết áp và các biến chứng, bao gồm đau tim hoặc đột quỵ. Nếu thay đổi lối sống chưa hiệu quả, có rất nhiều loại thuốc có thể kiểm soát huyết áp và việc lựa chọn và sử dụng chúng là cần thiết.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tăng huyết áp ở trẻ em: nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Bs. Lê Minh Khánh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Heathline
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm