Việc chẩn đoán giai đoạn ung thư được dựa trên kích thước khối u, mức độ xâm lấn và di căn của khối u. Mỗi loại ung thư lại có cách phân loại giai đoạn khác nhau.
Khi bạn được chẩn đoán ung thư, điều đầu tiên bác sĩ sẽ cho bạn biết rằng tình trạng của bản thân đang ở giai đoạn mấy. Mỗi giai đoạn sẽ nói lên tình hình ung thư đang ở mức độ nào, và cung cấp thông tin cho việc lựa chọn phương pháp – liệu trình điều trị hiệu quả nhất.
Phân loại giai đoạn ung thư cũng giúp đưa ra tiên lượng chung của bệnh, dựa trên thông tin từ những người đã từng ở giai đoạn đó. Đó có thể là tỉ lệ sống sót dựa trên chẩn đoán, tuy nhiên triển vọng này còn tùy thuộc vào từng cá nhân khác nhau bởi còn rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng. Bác sĩ có thể sẽ thảo luận với bạn rất kĩ về vấn đề này.
Một điều quan trọng nữa là việc chẩn đoán giai đoạn rất quan trọng cho lần đầu tiên phát hiện và được xác định là ung thư, cho dù nó có di căn sau đó đi chăng nữa.
Giai đoạn lâm sàng – giai đoạn bệnh lý
Có thể chia thành 2 giai đoạn là giai đoạn lâm sàng và giai đoạn bệnh lý. Theo đó, bác sĩ có thể đưa ra kết quả giai đoạn lâm sàng dựa trên các xét nghiệm được thực hiện trước khi bắt đầu quá trình điều trị.
Khi tiến hành phẫu thuật, phương pháp này giúp biết thêm nhiều thông tin cụ thể như các tế bào ung thư đã xâm nhập vào các hạch bạch huyết gần đó hay chưa. Điều này có thể dẫn đến kết quả của giai đoạn bệnh lý khác với kết quả giai đoạn lâm sàng ban đầu.
Thông thường, hầu hết các loại ung thư đều được chia thành các giai đoạn từ 0 đến IV, với số càng lớn tương ứng với giai đoạn càng nặng. Tuy nhiên bạn nên nhớ rằng đây là cách phân loại chung, và còn tùy thuộc vào từng loại ung thư khác nhau.
Hệ thống phân loại TNM
Hệ thống TNM giúp phân loại ung thư dựa trên nhiều bước đánh giá khác nhau, có cấu trúc bao gồm:
Cấu trúc của TNM được chia theo các mức:
+ TX: Không đo lường được khối u nguyên phát
+ T0: Không tìm thấy khối u nguyên phát
+ Tis: Tế bào ung thư chỉ tìm thấy ở lớp tế bào của bản thân nó, chưa ảnh hưởng đến các lớp tế bào khác sâu hơn
+ T1-4: kích thước khối u to dần hoặc sâu hơn vào mô lân cận (từ 1 đến 4 )
+ Nx: Không xác định được thông tin về hạch bạch huyết
+ N0: Không có tế bào ung thư ở các hạch bạch huyết gần đó
+ N1-3: mô tả vị trí, kích thước, số lượng hạch bạch huyết có xuất hiện tế bào ung thư
+ M0: dường như chưa di căn
+ M1: di căn xa đến các vị trí khác
Việc phân loại dựa trên cấu trúc TNM sẽ được kết hợp để đưa ra đánh giá tổng thể về giai đoạn của ung thư, và tùy thuộc vào từng loại ung thư khác nhau mà cách tính kết hợp TNM cũng sẽ khác nhau. Ví dụ, bác sĩ đánh giá theo cấu trúc TNM của một ung thư tụy là T1, N0, M0 thì kết luận chung sẽ là giai đoạn I.
Độ biệt hóa
Độ biệt hóa chỉ có thể xác định qua sinh thiết khối u. Các tế bào ung thư được soi dưới kính hiển vi để đánh giá về sự khác nhau so với các tế bào thông thường. Các khối u có các tế bào và mô ung thư xuất hiện gần như bình thường (biệt hóa tốt) có xu hướng phát triển và lan rộng từ từ. Ngược lại, các tế bào và mô ung thư có hình dạng và cấu trúc không giống các tế bào và mô bình thường (biệt hóa kém) có xu hướng phát triển và lan rộng nhanh hơn. Độ biệt hóa có thể chia thành các mốc:
Xác định độ biệt hóa tương tự như đánh giá giai đoạn, giúp hỗ trợ chẩn đoán xác định và phương án điều trị tối ưu.
Không có giai đoạn
Một số ung thư đặc biệt không được phân loại giai đoạn, ví dụ như ung thư máu được coi là ung thư cấp tính, hoặc ung thư não do ung thư này không lây lan sang hạch bạch huyết hoặc nơi nào khác trên cơ thể.
Phương pháp đánh giá giai đoạn ung thư
Trong quá trình chẩn đoán, giai đoạn lâm sàng có thể bao gồm nhiều loại xét nghiệm khác nhau tùy thuộc vào từng loại ung thư hay vị trí của ung thư. Có thể kể đến như:
Một số trường hợp phẫu thuật sẽ giúp ích trong việc chẩn đoán, cung cấp thêm thông tin về khối u.
Tổng kết
Các giai đoạn của ung thư được xác định ngay sau khi chẩn đoán, và tùy thuộc vào từng loại ung thư khác nhau có thể các giai đoạn sẽ hơi khác nhau, song đa phần đều được phân theo giai đoạn từ 0 đến IV. Con số càng cao, ung thư tiến triển càng nặng.
Xác định giai đoạn ung thư phục vụ rất nhiều mục đích khác nhau và quan trọng nhất là giúp xác định phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho bệnh nhân. Bạn nên trao đổi kĩ càng với bác sĩ về các vấn đề xung quanh tình trạng này.
Tham khảo thêm thông tin tại: Khi nào nên đi khám tầm soát ung thư vú?
https://www.healthline.com/health/stages-of-cancer
Bạn hẳn đã nghe rất nhiều về các hormone sinh dục như testosterone hay estrogen, nhưng bạn đã biết đến các loại hormone điều hoà cảm giác đói, hay thậm chí là hormone điều hoà cả giấc ngủ chưa? Hãy cùng tìm hiểu
Trẻ ho nhiều vào ban đêm là tình trạng khiến nhiều cha mẹ lo lắng, sốt ruột. Trong trường hợp này, các bậc phụ huynh cần tỉnh táo để thực hiện các biện pháp giảm ho an toàn cho trẻ.
Viêm VA, viêm amidan, viêm mũi xoang… là những bệnh về tai mũi họng thường gặp ở trẻ dưới 6 tuổi, có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Do đó, cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến việc vệ sinh tai, mũi, họng để phòng bệnh cho con, nhất là trong mùa Đông lạnh.
Việc bạn cần làm chỉ là thường xuyên ăn loại quả dưới đây để sở hữu làn da mịn màng, khỏe mạnh.
Tập thể dục trong mùa lạnh giúp bạn duy trì hệ miễn dịch và cải thiện vóc dáng hiệu quả. Tuy nhiên, bỏ quên bước khởi động trước khi tập có thể khiến các cơ bắp của bạn đau nhức nhiều ngày.
Thiếu ngủ, công việc bận rộn, áp lực… là những “thủ phạm” khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, cạn kiệt năng lượng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra đột ngột và kéo dài cho dù bạn đã dành thời gian nghỉ dưỡng thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý.
Nghệ là một loại củ rất đa năng khi chúng vừa có thể được dùng như một loại gia vị, vừa có thể dùng như nguyên liệu trong y học, làm đẹp… Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu lợi ích và cách dùng nghệ để chăm sóc da.
Lo lắng là một phần bình thường trong cuộc sống của con người - mọi người đều trải qua điều đó theo thời gian. Nhưng khi không kiểm soát được, nó có thể ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn.