Chào bạn,
Bún hay phở đều được làm từ bột gạo tẻ. Do đó, cũng giống như cơm, chúng chứa một lượng lớn carbohydrate (chất bột đường) dễ làm tăng đường huyết sau ăn. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn vẫn có thể thưởng thức một tô bún hoặc phở ngon lành mà không sợ tăng đường huyết sau ăn nếu áp dụng theo những mẹo sau đây:
- Trước khi ăn nên uống một ly nước lọc. Nó giúp bạn cảm thấy “no” hơn nên sẽ giảm khẩu phần ăn bún, phở xuống.
- Ăn kèm với nhiều rau và nên ăn rau trước. Bún, phở thường được ăn kèm với nhiều loại rau khác nhau như rau thơm, giá, dọc mùng… Rau chứa nhiều chất xơ sẽ làm hạn chế hấp thu đường trong bún, phở.
- Giảm lượng bún, phở và thay vào đó, tăng cường ăn nhiều chất đạm từ thịt nạc, cá, cua… (giảm một nửa lượng bún, phở và tăng gấp đôi chất đạm ăn kèm).
Nếu muốn đảm bảo đường huyết ổn định để ngăn ngừa biến chứng, chỉ quan tâm đến ăn uống thôi là chưa đủ. Bạn cần kết hợp với việc thay đổi lối sống lành mạnh, chăm vận động, hạn chế căng thẳng, lo nghĩ nhiều. Đặc biệt, nếu sử dụng kết hợp thêm các thảo dược thiên nhiên như lá Xoài, lá Neem, Quế chi, Mướp đắng, Hoàng bá, đường huyết của bạn sẽ được duy trì ổn định ngay cả lúc đói và lúc mới ăn xong. Điều đó cũng giúp bạn giảm bớt được nỗi bận tâm về vấn đề ăn uống khi mắc bệnh đái tháo đường.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Đái tháo đường type 2 khiến người bệnh giảm bao nhiêu tuổi thọ?
Một chế độ ăn uống được kiểm soát cẩn thận có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và làm chậm tiến triển của người bị hội chứng urê huyết tán huyết.
Nấm móng và bệnh vẩy nến móng là hai tình trạng ảnh hưởng đến móng. Chúng có các triệu chứng tương tự nhau và bạn có thể bị cả nấm móng và vẩy nến móng tay cùng một lúc. Tuy nhiên, hai bệnh là khác nhau và có các phương pháp điều trị riêng biệt.
Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.
Nhiều người ăn cà chua hàng ngày vì sở thích và mong muốn nhận được lợi ích sức khỏe từ loại thực phẩm bổ dưỡng này. Vậy ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?
Năm mới đến gần là thời điểm lý tưởng để chúng ta đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân. Bên cạnh những kế hoạch về công việc, tài chính, đừng quên dành sự quan tâm đặc biệt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.
Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.
Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt, gây áp lực lên hệ tim mạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi trong mùa lạnh.
Thời tiết hanh khô những ngay với sự chênh lệch nhiệt độ đáng kể giữa ngày và đêm. Ban ngày nắng ấm, chiều tối se lạnh, sáng sớm lại trở nên rét buốt. Sự thay đổi này khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi, sức đề kháng suy giảm, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, thậm chí là đột quỵ. Trẻ em và người lớn tuổi lại càng có nguy cơ cao hơn nên cần được quan tâm đặc biệt. Vậy chúng ta nên làm gì để bảo vệ sức khỏe trong những ngày này?