Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

5 loại nước uống dành cho người bệnh đái tháo đường

Để kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường, bệnh nhân cần tập thể dục thường xuyên, dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ và đặc biệt cần phải có chế độ ăn uống khoa học. Vì vậy, việc bổ sung thêm các loại nước uống hàng ngày rất cần thiết cho sức khỏe của người bệnh đái tháo đường.

Nước ép mướp đắng

Mướp đắng chứa nhiều vitamin và khoáng chất bổ dưỡng có lợi cho sức khỏe

Mướp đắng là thực phẩm thân thiện với người bệnh đái tháo đường, giúp điều chỉnh lượng đường cao trong máu. Mướp đắng còn có tác dụng kích hoạt insulin trong cơ thể, từ đó ngăn ngừa sự chuyển đổi hình thành chất béo. Có thể sử dụng loại nước này 1-2 lần mỗi ngày.

Nguyên liệu: 1 quả mướp đắng, 1 ly nước, muối và nước cốt 1/2 quả chanh.

Chế biến: Rửa sạch mướp đắng, chẻ đôi theo chiều dọc và nạo bỏ phần ruột có chứa hạt. Sau đó, cắt mướp đắng thành các lát nhỏ và ngâm vào nước lạnh khoảng 30 phút. Cho từng phần nhỏ mướp đắng vào máy ép lấy nước và thêm 1/2 muỗng cà phê muối, phần nước cốt chanh đã chuẩn bị rồi khuấy đều.

Nước ép củ cải

Uống nước ép củ cải đường là một trong những cách hiệu quả nhất để làm giảm hội chứng chuyển hóa – yếu tố rủi ro dẫn đến sự tăng vọt các triệu chứng của bệnh đái tháo đường. Các hợp chất có trong củ cải đường có thể quản lý được sự gia tăng đột ngột của lượng đường trong máu. Bạn nên uống loại nước này 1 lần mỗi ngày.

Nguyên liệu: 1 củ cải đường, 1 cốc nước và 3 lá bạc hà.

Chế biến: Gọt sạch vỏ củ cải và cắt thành miếng nhỏ. Cho vào máy xay cùng với lá bạc hà, thêm chút nước và xay nhuyễn trong 3 phút, sau đó lấy nước cốt để dùng.

Trà lá xoài

Lá xoài có tác dụng hiệu quả trong việc chữa bệnh và làm đẹp

Theo các chuyên gia, lá xoài mang nhiều đặc tính có lợi cho bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường. Trong lá xoài có chứa chất khoáng và chất chống oxy hóa giúp cải thiện khả năng hấp thụ insulin của tế bào cũng như điều chỉnh sản xuất insulin, từ đó kiểm soát bệnh đái tháo đường hiệu quả.

Nguyên liệu: 3-4 lá xoài, nước.

Chế biến: Rửa sạch lá xoài, thả vào nồi nước đun sôi khoảng 15 phút, tắt bếp và để qua đêm. Sáng hôm sau, đun nóng hỗn hợp một lần nữa lược bỏ lá, sau đó có thể thêm nước tùy ý và uống được ngay.

Nước ép rau củ           

Loại nước ép này vô cùng có lợi cho sức khỏe, đặc biệt giúp kiểm soát các triệu chứng và đẩy lùi bệnh đái tháo đường type 2. Các thành phần trong nước ép như cà rốt là chất điều hòa và giảm lượng đường cao trong máu. Bạn nên uống loại nước ép này 1-2 lần mỗi ngày sẽ nhận được kết quả bất ngờ.

Nguyên liệu: 2 cọng cần tây, 2 củ cà rốt nhỏ, 1 quả táo xanh, 3 cọng rau bina.

Chế biến: Rửa tất cả các nguyên liệu thật kỹ. Gọt vỏ cà rốt và táo, cho vào trong máy ép trái cây ép lấy nước. Sau đó, cho tất cả nguyên liệu vào máy và xay đều.

Nước ép cà chua

Cà chua được xem là "siêu thực phẩm" dinh dưỡng cho sức khỏe

Dùng nước ép cà chua mỗi ngày 1 lần giúp cân bằng lượng đường trong máu nhờ lycopene – một chất chống oxy hóa rất mạnh.

Nguyên liệu: 2 quả cà chua, 1 chén nước và muối.

Chế biến: Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi inox và nấu chín, không đậy nắp. Để sôi khoảng 25 phút và tắt lửa để nguội. Sau đó lọc phần nước cốt để sử dụng.

Cân nhắc khi sử dụng

- Bất cứ loại nước ép nào cũng có những mặt trái nhất định. Nếu bạn dùng với lượng quá nhiều sẽ gây nên hiện tượng phản tác dụng. Vì vậy, cần sử dụng với lượng phù hợp để có kết quả tốt nhất.

- Chọn các loại trái cây chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng để chế biến nước uống.

- Thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu để điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Bệnh đái tháo đường có ảnh hưởng đến sinh lý hay không?

Lê Tuyết H+ ( Lược dịch theo Boldsky) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 13/09/2024

    Các loại thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch khi thời tiết sang Thu

    Khi thời tiết chuyển dần từ nóng sang lạnh, cơ thể rất dễ bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng với nhiều nguyên nhân. Bài viết này sẽ mách bạn một số loại thực phẩm thiết yếu giúp tăng cường hệ miễn dịch khi trời bắt đầu se lạnh.

  • 13/09/2024

    Vai trò của vitamin K2 với sức khoẻ

    Hiện nay, vitamin K2 đang nhận được sự quan tâm của cộng đồng, nhất là với các bậc phụ huynh với mong muốn giúp con tăng chiều cao tốt hơn. Vậy vitamin K2 có những vai trò gì với sức khoẻ?

  • 12/09/2024

    5 lợi ích của thực phẩm bổ sung sữa non cho người lớn

    Sữa non hay colostrum là loại sữa được lấy từ sữa mẹ và động vật có vú trong 72 giờ đầu sau sinh. Sữa non colostrum có màu vàng, ở dạng kết dính và là nguồn dinh dưỡng, kháng thể dồi dào.

  • 12/09/2024

    Bạn có đang dị ứng với gia vị hay không?

    Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về dị ứng gia vị và các triệu chứng của chúng. Bài viết cũng giải thích cách để chẩn đoán và những gì bạn có thể làm để điều trị và ngăn ngừa các phản ứng của dị ứng gia vị.

  • 11/09/2024

    Táo bón mạn tính ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào?

    Khi bạn bị táo bón, cơ thể bạn không loại bỏ kịp thời các chất thải. Và điều đó làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng. Các biến chứng thường xảy ra ở ruột già, hậu môn.

  • 10/09/2024

    Mách bạn cách đối phó với tình trạng hôi chân

    Những người bị hôi chân phải vật lộn hàng ngày với nỗi xấu hổ vì đôi chân có mùi, đặc biệt là khi cởi giày ở nơi công cộng hay cửa hàng giày dép. Vậy làm cách nào để khắc phục tình trạng hôi chân hiệu quả?

  • 10/09/2024

    Dậy thì sớm: liệu có cách nào ngăn ngừa không?

    Dậy thì sớm là khi cơ thể trẻ em bắt đầu thay đổi thành cơ thể người lớn quá sớm. Dậy thì sớm được coi la ở thời điểm trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai. Nguyên nhân gây dậy thì sớm thường không rõ ràng. Một số nguyên nhân xảy ra bao gồm nhiễm trùng, các vấn đề về hormone, khối u, vấn đề liên quan đến não hoặc chấn thương dẫn đến dậy thì sớm.

  • 10/09/2024

    Giảm cân hiệu quả hơn với chế độ ăn giàu chất xơ và protein

    Nghiên cứu theo dõi quá trình giảm cân kéo dài 25 tháng cho thấy, chế độ ăn kiêng giàu protein và chất xơ giúp giảm cân hiệu quả và an toàn.

Xem thêm