Đái tháo đường type 2 khiến người bệnh giảm bao nhiêu tuổi thọ?
Đái tháo đường type 2 làm giảm bao nhiêu tuổi thọ của người bệnh?
Một báo cáo năm 2010 của Tổ chức Đái tháo đường Bắc Mỹ cho biết, đái tháo đường type 2 khiến tuổi thọ trung bình của người bệnh giảm đi khoảng 10 năm. Ở những người được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường type 1, tuổi thọ trung bình bị giảm thậm chí còn cao gấp đôi những người được chẩn đoán đái tháo đường type 2.
Theo một nghiên cứu được thực hiện ở Canada vào năm 2012, những phụ nữ từ 55 tuổi trở lên bị đái tháo đường đường đã giảm trung bình 6 năm và ở đàn ông là 5 năm tuổi thọ.
Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tuổi thọ ở bệnh nhân đái tháo đường
Bất cứ điều gì ảnh hưởng đến khả năng phát triển bệnh đái tháo đường, hoặc làm cho bệnh lý trở nên trầm trọng hơn sẽ làm tăng nguy cơ tử vong cho người bệnh.
Các yếu tố nguy cơ chung có thể làm giảm tuổi thọ của người bị đái tháo đường bao gồm: Bệnh gan, bệnh thận, bệnh tim và có tiền sử đột quỵ, bị thừa cân hoặc béo phì, chế độ ăn giàu đường tinh luyện và nhiều chất béo không lành mạnh, cholesterol cao, lười tập thể dục, thiếu ngủ, nhiễm trùng, tăng huyết áp, hút thuốc lá, các bệnh về đường tiêu hóa.
Tại sao bệnh đái tháo đường có thể làm giảm tuổi thọ?
Lượng đường trong máu gia tăng theo thời gian có thể gây tổn thương thần kinh và các mạch máu nhỏ, từ đó làm giảm khả năng lưu thông máu trong cơ thể. Điều này có nghĩa, trái tim phải làm việc nhiều hơn để cung cấp máu cho các mô, đặc biệt là những bộ phận ở xa trái tim như bàn chân và bàn tay.
Tăng khối lượng công việc cộng với các mạch máu bị tổn thương theo thời gian làm cho cơ quan này suy yếu, không đủ khả năng đưa máu tới các bộ phận khác của cơ thể. Tình trạng các cơ quan và mô bị thiếu máu, thiếu oxy và dinh dưỡng sẽ dẫn đến hoại tử hoặc chết tế bào.
Theo nghiên cứu của Hiệp hội Tim Mạch Hoa Kỳ, những người mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ tử vong vì bệnh tim cao gấp 2 - 4 lần so với những người không có bệnh.
Bệnh nhân đái tháo đường nên làm gì để cải thiện tuổi thọ?
Các khuyến cáo để gia tăng tuổi thọ ở người mắc bệnh đái tháo đường cũng tương tự như các lời khuyên về quản lý và phòng ngừa đái tháo đường. Đó chính là duy trì lượng đường trong máu khỏe mạnh.
- Ăn uống lành mạnh: Giảm tiêu thụ thực phẩm chứa đường, chẳng hạn như nước trái cây đóng hộp và bánh kẹo bởi vì chúng có thể gây ra sự gia tăng đột biến lượng đường trong máu. Tập trung vào việc ăn các carbohydrate phức tạp hơn, chẳng hạn như các loại rau, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu.
- Tập thể dục: Dành ít nhất 30 phút hoạt động thể dục vừa phải 5 lần/tuần có thể giúp bệnh nhân ổn định lượng đường trong máu tốt hơn.
- Giảm cân: Giảm từ 5 - 10% trọng lượng cơ thể đã được chứng minh làm giảm tác động xấu của bệnh đái tháo đường.
- Theo dõi và điều trị lượng đường trong máu: Theo dõi lượng đường trong máu giúp người bệnh phát hiện một cách nhanh chóng khi mức đường lên cao hoặc xuống thấp để có được cách thức xử lý kịp thời. Các thuốc quản lý như Metformin cũng giúp ổn định đường trong máu nhưng chỉ được sử dụng khi bác sỹ chỉ định.
- Giảm căng thẳng: Khi căng thẳng, cơ thể sẽ giải phóng các hormone có thể làm tăng đường huyết và can thiệp vào việc điều chỉnh insulin. Yoga, thiền, tập thể dục hoặc làm một vài hoạt động yêu thích có thể giúp chống lại căng thẳng.
- Điều trị các bệnh khác: Các bệnh khác như bệnh tim và thận, tăng huyết áp và cholesterol cao có thể làm tăng tác động của bệnh đái tháo đường. Do đó, chúng cần được điều trị song song với điều trị đái tháo đường.
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.