Thời gian ngủ trưa dài có tốt cho sức khỏe?
Mới đây, tại Đại hội Tim mạch Dự phòng của Hiệp hội Tim mạch Châu Âu, các chuyên gia đã phát hiện ra rằng những người ngủ trưa nhiều 30 phút mỗi ngày có nguy cơ mắc chứng rối loạn nhịp tim, cụ thể là tăng nguy cơ mắc rung nhĩ, cao hơn 90% so với những người ngủ trưa ngắn hơn.
Rung nhĩ là một dạng rối loạn nhịp tim phổ biến, có đặc trưng là sự co bóp nhanh quá mức và không đều của tâm nhĩ khiến cho tim loạn nhịp. Những người mắc rung nhĩ có nguy cơ đột quỵ cao gấp 5 lần so với những người không mắc căn bệnh này.
Với nghiên cứu này, các nhà khoa học đã phân tích dữ liệu của hơn 20.000 sinh viên tốt nghiệp đại học Tây Ban Nha trong gần 14 năm. Những người tham gia được chia thành 3 nhóm: Người không ngủ trưa; Người ngủ trưa dưới 30 phút và người ngủ trưa 30 phút hoặc hơn mỗi ngày.
Theo phân tích đầu tiên, những người ngủ trưa trên 30 phút có nguy cơ rung nhĩ cao gần gấp đôi so với những người ngủ trưa ngắn. Trong khi đó, nhóm không ngủ trưa không có nguy cơ mắc bệnh rung nhĩ cao hơn so với những người ngủ trưa ngắn.
Khi xem xét kỹ hơn, các nhà khoa học phát hiện ra những người ngủ trưa dưới 15 phút và những người ngủ trưa từ 15-30 phút có nguy cơ bị rung nhĩ ít hơn nhóm ngủ trưa dài lần lượt là 42% và 56%.
Tác giả của nghiên cứu, tiến sỹ Diaz-Gutierrez tại Bệnh viện Đại học Juan Ramon Jimenez (Tây Ban Nha) cho biết: "Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thời gian ngủ trưa chỉ nên kéo dài 15-20 phút. Tuy nhiên, cần có những nghiên cứu lớn hơn để xác định liệu một giấc ngủ ngắn có tốt hơn không chợp mắt chút nào hay không".
Tiến sỹ Diaz-Gutierrez cho biết, có rất nhiều lời giải thích tiềm năng cho mối liên hệ giữa giấc ngủ trưa và sức khỏe tim mạch. Ví dụ, những giấc ngủ ngắn vào ban ngày có thể làm gián đoạn đồng hồ sinh học của cơ thể, gây ảnh hưởng tới giấc ngủ ban đêm. Mọi người có thể tỉnh giấc nhiều lần trong đêm hơn và có thể dẫn tới giảm các hoạt động thể chất vào hôm sau. Ngược lại, giấc ngủ trưa ngắn có thể cải thiện nhịp sinh học, ổn định huyết áp và giảm căng thẳng.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Ngủ quá nhiều có làm tăng nguy cơ bị đột quỵ?
Nếu không được xử trí kịp thời, hạ đường huyết có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, chế độ ăn uống khoa học hoàn toàn có thể hỗ trợ phòng và điều trị hạ đường huyết hiệu quả.
Một trong những câu hỏi phổ biến nhất mà các bậc cha mẹ đặt ra trong những năm đầu nuôi con là: "Con tôi nên uống loại sữa nào và vào thời điểm nào?". Từ giai đoạn sơ sinh đến khi cai sữa và chuyển sang chế độ ăn thông thường, vai trò của sữa trong chế độ dinh dưỡng của trẻ thay đổi đáng kể theo từng giai đoạn phát triển.
Chức năng tuyến giáp có liên quan chặt chẽ với dinh dưỡng thông qua chế độ ăn uống. Các vi chất dinh dưỡng như i-ốt, selen, sắt, kẽm, đồng, magiê, vitamin A và vitamin B12 ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp và điều hòa hormon tuyến giáp trong suốt cuộc đời. Do vậy, những thay đổi trong chế độ ăn uống có thể làm thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột, thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, dẫn đến những thay đổi trong chức năng tuyến giáp.
Mùa hè năm nay được dự báo nắng nóng gay gắt nên thực phẩm giải nhiệt, bảo vệ sức khỏe càng được người dân ưu tiên lựa chọn. Tuy nhiên, người dân cần nhận thức đúng để đưa ra lựa chọn chính xác
Dứa là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thơm ngon được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, đôi khi việc tiêu thụ dứa với một số loại thực phẩm lại không có lợi cho sức khỏe.
Đầu bạn đang đau nhức, bạn bị ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, khó thở, rồi khứu giác và vị giác cũng rối loạn. Đây là những dấu hiệu phổ biến của cảm cúm, dị ứng thời tiết, viêm xoang. Một số thực phẩm có thể giúp bạn giảm các triệu chứng này !
Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.
Đối với người mắc bệnh lao vú, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe.