Ngủ ngáy và khụt khịt ở trẻ nhỏ
Trong đa số các trường hợp, ngủ ngáy và khụt khịt là bình thường. Ngáy xảy ra khi đường thở tại họng bị tắc hoặc bị co thắt, khiến việc hít thở vào làm rung các mô ở họng. Cứ 10 em bé sẽ có 1 em bé ngáy hàng đêm và điều này được coi là bình thường. Các cơ của em bé, bao gồm các cơ ở cổ, sẽ được giãn ra trong khi ngủ, do vậy, những cơ này sẽ tạo ra áp lực lên thành sau của đường hô hấp, khiến em bé ngáy. Khụt khịt là một âm thanh khác mà em bé có thể tạo ra khi đang bị tắc nghẽn đường thở.
Em bé bắt đầu hít thở từ ngay giây phút đầu tiên chào đời, do vậy, bạn đừng ngạc nhiên nếu em bé mới sinh cũng ngáy hoặc khụt khịt. Tuy nhiên, bạn cần biết về những trường hợp ngáy được coi là dấu hiệu nguy hiểm.
Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng ngáy ở trẻ nhỏ. Chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ xảy ra khi đường thở của bé bị tắc nghẽn một phần hay hoàn toàn do phần trước của đường thở chèn ép vào phần sau. Không khí vì thế khi đi qua đường thở sẽ làm rung các mô ở cổ, gây ra tiếng ngáy. Tình trạng này cần được đến khán bác sỹ ngay khi bạn nhận thấy.
Ngưng thở khi ngủ thường có nguyên nhân do sự tắc nghẽn dịch nhầy ở đường thở của bé hoặc do các vấn đề như sưng, viêm nhiễm VA, Amydan (hay còn gọi là hạnh nhân khẩu cái).
Triệu chứng: Triệu chứng của chứng ngưng thở khi ngủ ngáy đều đặn mỗi ngày. Trong khi ngủ, ít nhất em bé sẽ phải thức dậy một lần, thở hổn hển hoặc ngạt thở. Đôi khi, tình trạng này sẽ đi kèm với khụt khịt. Vào ban ngày, em bé có thể biểu hiện tình trạng rất buồn ngủ, mà không đi kèm với bất kỳ vấn đề gì khác về sức khỏe.
Điều trị: Não bộ của em bé đang phát triển, do vậy, không nên để bé thiếu oxy cho dù là chỉ trong vài giây. Vì thế, tình trạng ngưng thở tắc nghẽn của bé nên được điều trị càng sớm càng tốt.
Bác sỹ có thể tìm ra nguyên nhân khiến bé bị ngưng thở (ví dụ như tắc nghẽn, đờm dãi…) và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Một số trường hợp nặng sẽ cần phải phẫu thuật. Thông thường, tình trạng ngủ ngáy sẽ biến mất mà không cần tới các can thiệp y khoa xâm lấn.
Tắc lỗ mũi
Tắc lỗ mũi là một tình trạng khác cũng rất phổ biến ở trẻ, do trẻ sơ sinh chưa có khả năng xì mũi. Tắc lỗ mũi có thể có nguyên nhân nghiêm trọng hơn, ví dụ như bất thường bẩm sinh tại lỗ mũi. Đây là tình trạng phần sau của lỗ mũi bị tắc bẩm sinh, do một cấu trúc xương hoặc sụn. Điều này có thể dẫn đến việc giảm lượng không khí lưu thông qua mũi, khiến em bé ngáy khi ngủ. Ngoài ra, lệch vách ngăn mũi cũng có thể là nguyên nhân. Lệch vách ngăn mũi là khi một bên khoang mũi thẳng, bên còn lại bị cong vẹo, làm hẹp khoang mũi và gây ngáy, khụt khịt.
Triệu chứng: Em bé có thể sẽ cảm thấy khó chịu khi thở và thường xuyên sổ mũi. Khoang mũi bị co thắt, tắc có thể sẽ khiến bé phải thở bằng miệng.
Điều trị: Nếu bạn nhận thấy bé có những biểu hiện trên, hãy nhanh chóng đưa trẻ đến khám bác sỹ để có được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhất.
Nếu mũi của bé bị tắc bởi dịch nhầy, bác sỹ có thể sẽ rửa sạch khoang mũi cho bé và hướng dẫn bạn vệ sinh cho bé tại nhà sau đó.
Phẫu thuật có thể điều trị được các cấu trúc xương bất thường gây tắc khoang mũi. Nếu cấu trúc xương này không thể cắt đi được, bác sỹ sẽ tạo một lỗ nhỏ qua xương và đặt stent vào lỗ đó, dự phòng tình trạng xương phát triển lại.
Với những bé bị lệch vách ngăn mũi, phẫu thuật có thể dễ dàng điều chỉnh được tình trạng lệch này.
Sưng viêm nhiễm VA, Amydan (hay còn gọi là hạnh nhân khẩu cái)
VA, Amydan (hay còn gọi là hạnh nhân khẩu cái), là các hạch bạch huyết thuộc hệ miễn dịch của cơ thể, nằm ở vùng họng của trẻ, chứa các tế bào có nhiệm vụ đặc biệt, đó là bắt và tiêu diệt các loại vi trùng, virus xâm nhập vào cơ thể.
Nhiệm vụ quan trọng của VA, Amydan tức là hạnh nhân khẩu cái là bảo vệ hệ thống hô hấp khỏi tình trạng nhiễm trùng nhưng bản thân những cơ quan này cũng rất nhạy cảm với tình trạng nhiễm trùng. Trong quá trình làm nhiệm vụ, chúng có thể sẽ bị sưng lên, gây tắc nghẽn đường thở vốn đã rất hẹp của em bé, khiến bé ngáy và khụt khịt, thậm chí dẫn đến chứng ngưng thở khi ngủ.
Triệu chứng: VA, Amydan sưng to có thể dễ dàng nhìn thấy ở phần bên của họng, bên trong miệng của bé. Hạch không thể nhìn thấy qua miệng và tình trạng này có thể được chẩn đoán thông qua các triệu chứng như thường xuyên thở bằng miệng, hở hàm và khó thở bằng mũi.
Điều trị: Nhiễm trùng VA, Amydancó thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Trong trường hợp nhiễm trùng nặng, bé có thể sẽ phải phẫu thuật để cắt bỏ bớt phần mô này.
Em bé có thể sẽ ngáy ngủ do yếu cơ vùng mặt – một tình trạng đặc trưng bởi các rối loạn về di truyền, ví dụ như hội chứng Down. Tình trạng này sẽ gây phù lưỡi, mũi tẹt và hàm nhỏ hơn – tất cả những yếu tố ngày gây hạn chế đường thở. Một số rối loạn thần kinh cơ khác bao gồm bại não hoặc loạn dưỡng cơ cũng sẽ làm yếu cơ tại lưỡi, khiến lưỡi thụt vào và gây tắc đường thở.
Triệu chứng: Em bé sẽ có những dấu hiệu điển hình khác của những rối loạn thần kinh cơ này. Ngủ ngáy không phải là triệu chứng hàng đầu của những rối loạn này.
Điều trị: Thông thường, sẽ không có biện pháp nào điều trị tình trạng này, nhưng cha mẹ có thể học cách để kiểm soát tình trạng này nhờ sự giúp đỡ của nhân viên y tế.
Hen suyễn và dị ứng
Hen suyễn và dị ứng cũng có thể gây ngủ ngáy và khụt khịt, mặc dù đây không phải là những triệu chứng điển hình của tình trạng hen suyễn. Hen suyễn thường có mối liên quan trực tiếp đến tình trạng dị ứng đường hô hấp, và do vậy, hen suyễn liên quan đến dị ứng thường có thể dẫn đến ngáy.
Triệu chứng: Em bé có thể sẽ xuất hiện tất cả các triệu chứng điển hình của bệnh hen suyễn, ví dụ như khó thở, nhanh mệt khi đang vui chơi.
Điều trị: Hen suyễn không thể điều trị được nhưng có thể kiểm soát hiệu quả bằng thuốc
Cảm lạnh và chảy nước dãi
Cảm lạnh có thể là nguyên nhân khiến em bé ngáy do sự tích tụ dịch nhầy trong mũi. Việc này có thể dẫn đến ngạt mũi, khiến đường thở của bé bị tắc nghẽn và do vậy, khiến bé ngáy trong suốt thời gian ngủ. Cùng lúc đó, khi em bé mọc răng, bé sẽ chảy nước dãi rất nhiều và nước dãi cũng là một nguyên nhân có thể khiến khoang mũi bị tắc, đặc biệt là khi bé nằm ngửa.
Triệu chứng: Nếu em bé bị cảm lạnh, bé sẽ có những triệu chứng khác như chảy nước mũi, sốt nhẹ. Nếu bé đang mọc răng, bé sẽ chảy nước dãi rất nhiều.
Điều trị: Hút mũi bằng nước muối sinh lý có thể giúp điều trị tình trạng ngạt mũi, với điều kiện việc này phải được thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế.
Khi nào bé cần đến gặp bác sỹ
Khi bé thở không ổn định: Nếu bé ngừng thở trong vài giây trong lúc ngày thì đó là dấu hiệu nghiêm trọng và bạn nên đưa bé đi khám, chứ không nên để tình trạng ngủ ngáy tự biến mất. Ngừng thở, dù chỉ là trong vài giây, có thể có những ảnh hưởng bất lợi lên các cơ quan bên trong của em bé.
Khi bé ngáy và khụt khịt thường xuyên/trong mọi lần đi ngủ: Thỉnh thoảng ngáy và khụt khịt là bình thường, nhưng nếu lần nào đi ngủ bé cũng ngáy và tình trạng này kéo dài nhiều tuần, nhiều tháng thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Khi bé ngáy quá to: Ngáy quá to với trẻ sơ sinh là một dấu hiệu bất thường và bạn nên đưa bé đi khám
Khi ngáy làm cản trở giấc ngủ của bé: Nếu việc ngáy khiến bé thức giấc hoặc khiến bé khó ngủ lại thì bạn cũng nên đưa bé đi khám
Giúp bạn kiểm soát chứng ngáy ngủ và khụt khịt của bé
Dưới đây là một vài cách đơn giản giúp bạn kiểm soát chứng ngáy ngủ và khụt khịt của bé:
Thông tin thêm trong bài viết: Điều trị ngưng thở khi ngủ ở trẻ
Canxi là một phần quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh và cần thiết cho xương chắc khỏe. Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm có thể 'kìm hãm' khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng quan trọng này của cơ thể.
Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc tạo xương, răng, móng tay chân, tham gia vào quá trình đông máu, co cơ, dẫn truyền thần kinh..
Giảm cân là mong muốn của nhiều người, nhưng giảm bao nhiêu kg cân trong 1 tuần để vừa đảm bảo sức khỏe và giảm cân hiệu quả không phải ai cũng biết. Đã có những trường hợp giảm cân nhanh, giảm cân cấp tốc nguy hại đến sức khỏe.
Trong bài viết này, hãy tìm hiểu cách tăng nồng độ huyết sắc tố một cách tự nhiên bằng thực phẩm tại nhà:
Các chế độ ăn kiêng thịnh hành, chẳng hạn như Keto thường hứa hẹn giảm cân nhanh chóng và cải thiện sức khỏe, nhưng những rủi ro đi kèm là gì?
Mặc dù không phải tất cả các bệnh về mắt đều có thể ngăn ngừa được, nhưng một số biện pháp lối sống nhất định có thể làm giảm nguy cơ của bạn như không hút thuốc, đeo kính râm để bảo vệ mắt khỏi tia UV và ăn nhiều đa dạng các loại trái cây và rau củ. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Viện Y học ứng dụng Việt Nam:
Có những trái cây ăn giúp bạn giảm béo, giảm lượng mỡ dư thừa trong máu, nhưng lại có nhiều loại trái cây sẽ phá hỏng chế độ giảm cân của bạn.
Lâu nay, hình dáng đồng hồ cát được đánh giá cao nhất ở phụ nữ bởi ‘tiêu chuẩn cơ thể lý tưởng’. Các số đo của thân hình đồng hồ cát thường là 90-60-90.