Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ngành gây mê - Các dấu ấn lịch sử

Thời xa xưa, tổ tiên chúng ta chẳng có gì khác để đối phó với cái đau đớn của mỗi ca mổ ngoài những bài thuốc và cách chữa dân gian truyền miệng.

Họ không có những thầy thuốc chuyên về gây mê để giúp bệnh nhân hoàn toàn tê liệt hoặc bất tỉnh. Mặc dù giờ đây chúng ta đã có những công cụ y tế theo ý muốn, song nhân loại cũng phải mất rất nhiều lần “thử và sai” để đạt được điều đó. Hãy cùng nhớ lại những khoảnh khắc quan trọng trong lịch sử ngành gây mê.

Gây mê hiện đại

Vào đêm Giáng sinh năm 1298, bác sĩ Theodoric, người Ý đã tìm về một phương thuốc cũ để giúp giảm đau sau phẫu thuật. Trong khi cha ông, Hugh, đã sử dụng thuốc phiện để điều trị đau, Theodoric lại ngâm bọt biển trong thuốc phiện và để chúng dưới mũi của bệnh nhân như một cách để đưa thuốc vào não. Bằng cách đó, bệnh nhân cảm nhận được đầy đủ công dụng.

Đây là một bước ngoặt trong lịch sử gây mê, bắt đầu định hình cách mà y học đối phó với cái đau của bệnh nhân. Mặc dù các bác sĩ phẫu thuật khác đã sử dụng thuốc phiện từ ít nhất 4.000 năm trước Công nguyên, Theodoric đã ghi danh nó vào lịch sử y văn.

Ngành gây mê đã có nhiều tiến bộ vượt bậc.

Ngành gây mê đã có nhiều tiến bộ vượt bậc.

Ether

Năm 1540, nhà thực vật học người Đức Valerius Cordus tổng hợp nên ether, một chất lỏng trong suốt bay hơi mạnh. Ether là một loại khí rất dễ cháy, vốn là một vấn đề nghiêm trọng đối với các bác sĩ đang cố gắng tập trung thực hiện những ca mổ dưới ánh nến.

Mặc dù Cordus được ghi nhận là người tổng hợp nên ether, Paracelsus, một bác sĩ nổi loạn người Đức - Thụy Sĩ đã từ chối y học đương đại và giáo lý truyền thống của trường y, đã nghiên cứu sâu hơn về chất này. Trong khi thử nghiệm ether trên động vật, Paracelsus cũng phát hiện ra rằng chất này có các đặc tính giảm đau mà các bác sĩ và nhà khoa học thời đó đang cố tìm kiếm. Và cứ thế, cả y hóa học thô sơ và cuộc săn tìm thuốc gây mê tốt nhất đã ra đời.

Nitơ ôxit

Người đàn ông sinh năm 1733 ở Anh, nhà lý luận chính trị kiêm khoa học gia Joseph Priestly lần đầu tiên xác định được chất này vào năm 1772. Công trình của ông, Experiments and Observations on Different Kinds of Air (Những thí nghiệm và quan sát về các loại khí khác nhau), được viết thành một bộ gồm 6 tập. Tổng cộng, ông được cho là đã phát hiện ra 10 loại khí mới. Tuy nhiên, có một số tranh cãi về việc liệu ông có phải là người đầu tiên đặt tên cho khí ôxy.

Năm 1800, Humphry Davy đã tiến hành các thí nghiệm bằng cách tự hít nitơ oxit và nhận xét cách mà loại khí này khiến ông cười “như điên”. Ông đã tìm hiểu thêm về việc sử dụng nó để phẫu thuật không đau trên động vật, mặc dù công trình của ông không gây nhiều tiếng vang trong giới y khoa thời kỳ đó.

Khoảng 20 năm sau, Samuel Cooley của Mỹ đã tự làm mình bị thương dưới tác động của chất này và nhận thấy, đau đớn, nếu có cũng không nhiều. Do đó, nitơ oxit trở thành một chất gây mê chủ yếu trong nhiều thế kỷ tiếp theo.

Chloroform

Năm 1831, một phát minh gây chấn động ngành gây mê. Chloroform được công ty Samuel Guthrie ở Mỹ và Eugene Soubeiran ở Pháp sản xuất độc lập. Hợp chất hóa học này có tác dụng gây mê mạnh có thể khiến một người hoàn toàn bất tỉnh.

Ngày 4/11/1847, James Young Simpson là người đầu tiên đặt mình vào trạng thái mê ngây thơ, có lẽ bản thân thậm chí còn không biết mình đã bất tỉnh. Kể từ đó, chloroform chính thức ra đời như một phương tiện giúp thực hiện những ca phẫu thuật lớn.

Vấn đề là, vào thời điểm đó, chloroform giết chết khoảng 1/3.000 bệnh nhân, khiến nó không an toàn về mặt y học. Tất nhiên, điều này không ngăn cản bất cứ ai. Nó đã trở thành một thuốc gây mê “sang chảnh” trong thời Victoria. Nữ hoàng Victoria thậm chí còn được gây mê bằng chloroform trong khi sinh con. Từ đó, chất này được sử dụng rộng rãi ở Anh và Mỹ.

Morphin

Morphin lần đầu tiên được phân lập vào năm 1804 từ thuốc phiện và mất nhiều thời gian để “cất cánh”. Điều này phần lớn là do các thí nghiệm đầu tiên về morphin trên động vật gần như luôn gây chết. Sau này, Friedrich Wilhelm Serturner, người phát hiện ra morphin, đã sử dụng chất này trên chính mình với liều lượng nhỏ hơn và nhận thấy kết quả khá dễ chịu.

Sau khi phát minh ra kim tiêm dưới da, morphin trở thành một lựa chọn khả thi trong điều trị đau và được sản xuất thương mại. Không lâu sau đó, những đặc tính gây nghiện của morphin đã được tiết lộ, đặc biệt là ở các cựu chiến binh. Nghiện morphin được đặt biệt danh là “bệnh của lính”. Nhưng morphin chưa bao giờ hoàn toàn bị cấm và vẫn được sử dụng trong y học ngày nay.

Heroin

Mãi đến năm 1895, Công ty Bayer của Đức cuối cùng đã đưa heroin ra thị trường như một thuốc giảm đau, mặc dù nó được tổng hợp lần đầu tiên từ morphin vào năm 1874. Tuy nhiên, mãi đến 20 năm sau nó mới được tái tổng hợp bởi một người Đức tên là Felix Hoffman.

Trong khoảng 25 năm, những vấn đề liên quan đến heroin dần hiện rõ. Chỉ riêng ở Mỹ, ước tính có khoảng 200.000 người bị nghiện thuốc. Nước Mỹ đã cầm chất này rất lâu trước khi nhiều loại ma túy khác như cocain và LSD trở thành bất hợp pháp.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cần sa - Marijuana ảnh hưởng đến cơ thể chúng ta thế nào? - Phần 1, Cần sa - Marijuana ảnh hưởng đến cơ thể chúng ta thế nào? - Phần 2

BS. Cẩm Tú - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

Xem thêm