Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những biến chứng có thể xảy ra khi gây mê

PGS.TS Hoàng Công Đắc nghi ngờ hai bệnh nhân tử vong cùng ngày sau khi được gây mê tại BV Trí Đức có thể do thuốc.

Sáng 25/12, hai bệnh nhân tử vong nghi do sốc phản vệ sau khi các bác sĩ tiến hành gây mê tại Bệnh viện Trí Đức (Hà Nội).

Theo Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà, hai trường hợp tử vong là bệnh nhân Quách Thị Mai P. (sinh năm 1979, ở phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội) và Hoàng Văn Trấn (sinh năm 1982, ở Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội).

Cả hai đều được dùng thuốc tiền mê và gây mê giống nhau, sau đó có biểu hiện sốc phản vệ, chuyển cấp cứu gấp sang Khoa A9 - Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu nhưng đều không qua khỏi.

Quy trình gây mê được thực hiện ra sao?

Theo PGS.TS Công Quyết Thắng - Chủ tịch Hội Gây mê Hồi sức Việt Nam - cho hay gây mê là một công đoạn quan trọng nhằm giúp bệnh nhân không còn đau trước khi can thiệp y tế.

Một kíp gây mê gồm một bác sĩ gây mê và một điều dưỡng phụ mê. Điều dưỡng phụ mê là người chịu trách nhiệm toàn bộ về phương tiện, dụng cụ, thuốc men và đường truyền, máy theo dõi để phụ giúp cho bác sĩ gây mê.

Còn bác sĩ gây mê là người chịu trách nhiệm về chuyên môn của mình, tức các quyết định về kỹ thuật gây mê, các thủ thuật trên người bệnh.

Trước khi bước vào phòng phẫu thuật để tiến hành gây mê cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ thăm khám bệnh nhân trước mê, chuẩn bị bệnh nhân trước mổ. Các thăm khám lâm sàng và tiến hành các xét nghiệm là bắt buộc.

Gây mê có thể gây biến chứng là sốc phản vệ (Ảnh minh họa: Internet)

Thời gian tiến hành các thăm khám và xét nghiệm trên tùy thuộc vào từng cơ sở y tế. Tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, các bác sĩ thường duyệt mổ trong một tuần, bác sĩ có thể thăm khám cho bệnh nhân trước ngày gây mê hoặc tham gia cùng các khoa lâm sàng.

Trong trường hợp cấp cứu, bác sĩ gây mê sẽ khám ngay trước khi tiến hành thủ thuật trước khi phẫu thuật.

'Mọi thông tin liên quan đến chức năng sống của bệnh nhân đều phải được thăm khám, thăm dò và tìm hiểu kỹ. Ngay cả những điều không thể nhìn bằng mắt thường, bác sĩ gây mê cũng buộc phải nhìn thấy', PGS Thắng cho biết.

Sốc phản vệ: Biến chứng nguy hiểm khi gây mê

Theo Chủ tịch Hội Gây mê Hồi sức Việt Nam, tai biến, sốc phản vệ có thể xảy ra với mọi thủ thuật có thể can thiệp vào người bệnh cũng như tất cả vật thể lạ đưa vào cơ thể người bệnh, bao gồm thuốc, vắc xin.

'Trong nghề của chúng tôi, bác sĩ luôn phải sẵn sàng để đối phó với trường hợp bệnh nhân bị sốc phản vệ. Nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào', PGS Thắng cho hay.

Theo ông, khi gặp sốc phản vệ, nguyên nhân cần được tìm hiểu rõ ràng. Với cương vị Chủ tịch Hội Gây mê Hồi sức Việt Nam, PGS Thắng đang tìm hiểu về vụ việc xảy ra tại Bệnh viện Trí Đức.

Tỷ lệ sốc phản vệ tùy vào từng loại thuốc bởi mỗi loại thuốc có tỷ lệ gây tai biến khác nhau, cơ thể khác nhau cũng cho tỷ lệ khác nhau. Nó có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào đối với người bệnh.

PGS.TS Hoàng Công Đắc - nguyên Phó giám đốc Bệnh viện E trung ương (Hà Nội) - cũng cho biết sốc phản vệ là hiện tượng xảy ra khi hệ miễn dịch của người bệnh nhạy cảm quá mức với một chất gây dị ứng mà họ được tiếp xúc. Khi đó, cơ thể sẽ kích thích sản xuất một chất có tên là histamine, sau vài phút, người bệnh sẽ có biểu hiện sốc.

Đây là tai biến nghiêm trọng nhất, dễ gây tử vong nếu không được chẩn đoán và xử lý kịp thời. Bệnh xuất hiện nhanh, ngay lập tức hoặc 30 phút sau khi dùng thuốc, thử test, bị ong đốt hoặc ăn thực phẩm lạ.

Biểu hiện sốc phản vệ gồm tụt huyết áp, hạ thân nhiệt, truỵ tim mạch, tăng tính thấm thành mạch và co thắt cơ trơn. Một số trường hợp xảy ra rất nhanh ngay sau khi mới rút kim tiêm, chỉ trong vài phút thậm chỉ vài giây là tử vong ngay. Triệu chứng bệnh xuất hiện càng sớm thì bệnh càng nặng, tỷ lệ tử vong càng cao.

Theo chuyên gia này, trong nhiều trường hợp, sốc phản vệ xảy ra do cơ địa của bệnh nhân. Nhưng trường hợp hai người cùng tử vong cùng ngày, do cùng một loại thuốc tại Bệnh viện Trí Đức, PGS Đắc nghi vấn có thể do thuốc sử dụng cho bệnh nhân. Đây là vấn đề cần làm rõ vì rất hy hữu.

Ai cần lưu ý khi được gây mê?

Theo PGS Đắc, một trong những nguyên nhân gây tử vong là tác dụng phụ của thuốc gây mê. Tác dụng phụ này thường xảy ra ở trẻ sơ sinh, nhũ nhi, người lớn tuổi do hệ miễn dịch suy yếu.

Đặc biệt lưu ý, những người mắc bệnh nặng, có nguy cơ cao như bệnh tim (van tim, mạch vành), tiểu đường, bệnh về máu, hen suyễn, bệnh phổi, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính cũng cần lưu ý khi dùng thuốc gây mê. Thực tế, sự lựa chọn thuốc gây mê trên những bệnh nhân này cũng bị giới hạn.

Hà Quyên - Theo Zing
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

Xem thêm