Trực tràng là khu vực cuối cùng của ruột nằm sát với hậu môn. Thông thường, chỉ với một vài dấu hiệu, các chuyên gia y khoa đã có thể xác định được liệu có một khối u phát triển ở trong khu vực này hay không.
Tuy nhiên, trong một vài trường hợp những dấu hiệu này khá mơ hồ và đôi khi bị bỏ lỡ dẫn đến tình trạng không được phát hiện và điều trị sớm.
Theo Mike Hoaglin, chuyên gia y khoa kiêm dược sĩ phụ trách Phòng cấp cứu khẩn cấp tại Trung tâm Ung thư Memorial Sloan-Kettering, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, những khối u tại khu vực này có thể di căn sang những cơ quan khác, thậm chí là cả hệ thống bạch huyết. Do vậy, việc phát hiện và điều trị sớm là hết sức cần thiết.
Dưới đây là một vài dấu hiệu giúp bạn nhận biết sớm tình trạng nguy hiểm này:
Chảy máu trực tràng
Một trong những biểu hiện sớm nhất của ung thư trực tràng đó là chảy máu hậu môn. Tình trạng này biểu hiện rõ nhất khi đi ngoài và có thể phát hiện bằng mắt thường. Theo Jacqueline Bromberg, bác sĩ kiêm nhà nghiên cứu y khoa tại Trung tâm Sức khỏe Memorial Sloan-Kettering thuộc Đại học Weill Cornell Medical College, New York (Mỹ), khi phân đi qua những khối u, chúng không chỉ gây ra đau nhức mà còn làm chảy máu tại khu vực đó.
Vào thời kỳ cuối, hậu môn trực tràng còn có thể thụt xuống và số lần đại tiện tăng lên không kiểm soát. Do đó, đừng coi thường dấu hiệu nhỏ từ đầu mà hãy tìm kiếm sự trợ giúp của những chuyên gia y khoa sớm nhất.
Phân nhỏ
Một trong những biểu hiện rõ ràng nhất của ung thư trực tràng đó là phân nhỏ. Theo Mona Gohara, dược sĩ kiêm bác sĩ đa khoa tại Đại học Yale, New Haven (Mỹ), điều này thể hiện có một vài vật cản trong quá trình bài tiết làm hình dạng của chất thải trong cơ thể bạn bị biến đổi. Những vật cản này có thể là các khối sưng u hình thành ở phần cuối ruột già.
Nôn mửa
Khối u trực tràng chèn ép vào các bộ phận xung quanh cũng gây ra những rối loạn cho hệ tiêu hóa, trong đó có tình trạng nôn mửa. Erin Sundermann, nhà khoa học kiêm trợ lý giáo sư công tác tại đại học Y California San Diego School, đồng thời là người đứng đầu nghiên cứu Ung bướu và Tác động tới cơ thể cho biết, hiện tượng này xảy ra khi khối u đã phát triển lớn, chèn ép lên những bộ phận khác trong ổ bụng và gây cảm giác khó chịu cho cả khoang bụng.
Cân nặng sụt giảm
Các khối u trong ruột già cũng có khả năng làm xáo trộn nội tiết tố và các chất trong cơ thể gây nên những vấn đề về sức khỏe. Emmanuel Abraham, nhà nghiên cứu y sinh tại Bệnh viện Bumrungrad International (Bangkok, Thái Lan) cho biết, cân nặng là vấn đề bị ảnh hưởng nhiều và nghiêm trọng nhất từ những khối u này. Nếu không xác định được nguyên nhân của tình trạng sụt giảm cân bất thường, hãy nghĩ đến những khối u trực tràng.
Đau bụng
Việc xuất hiện của những khối u tại khu vực trực tràng có thể gây nên rối loạn tiêu hóa, tạo nên những cơn đau co thắt ở khu vực vùng bụng. Alfred Spears, nhà khoa học kiêm dược sĩ tại Trung tâm ung bướu Anderson –Texas (Mỹ) cho biết, tùy thuộc vào tình trạng và mức độ của bệnh, những cơn đau sẽ có cường độ và tần xuất khác nhau.
Thông thường, đau quặn bụng khi đi ngoài có thể là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa hoặc nhiễm khuẩn đường ruột. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đây có thể là dấu hiệu của sự tồn tại các khối u trong vùng bụng.
Chảy dịch bất thường tại hậu môn
Một trong những dấu hiệu nguy hiểm nhất của ung thư đại tràng đó là chảy dịch bất thường tại hậu môn. Deborah Levy, dược sĩ học kiêm nhà tư vấn y khoa trung tâm Sức khỏe Carrington Farms cho biết, hiện tượng này xảy ra khi các khối u đã phát triển lớn và chèn ép tới những mạch máu xung quanh, gây nên tình trạng ứ đọng chất tại khu vực này.
Những chất dịch ứ đọng sẽ tìm cách tự thoát ra ngoài thông qua hậu môn gây nên tình trạng chảy dịch.
Khi mắc bệnh lao phổi, hệ miễn dịch của bệnh nhân thường bị suy yếu, hấp thu dinh dưỡng kém nên thường dẫn đến sút cân, thiếu chất. Do đó, bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh lao phổi cần bổ sung dinh dưỡng thật tốt để tăng hiệu quả điều trị, mau hồi phục sức khoẻ.
Vi chất dinh dưỡng là những chất mà cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng có vai trò rất quan trọng, khi thiếu sẽ dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng cho cơ thể, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Protein có thể xuất hiện trong nước tiểu của bạn với một lượng nhỏ và điều đó được xem là bình thường. Tuy nhiên nếu nồng độ protein này cao vượt một ngưỡng nhất định thì đây là dấu hiệu cảnh báo về nguy cơ bệnh thận.
Thiếu máu ở trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo (dưới 4 tuổi) trên toàn cầu dao động trong tỷ lệ từ 30% đến 58%. Trong đó, nguyên nhân dẫn đến thiếu máu dinh dưỡng chủ yếu là do thiếu sắt và các vi chất đi kèm với sắt, điển hình là kẽm.
Tokophobia là hội chứng tâm lý sợ sinh con. Giống như chứng sợ độ cao hoặc sợ nhện đến mức tê liệt, tokophobia được gọi là chứng ám ảnh cụ thể, có nghĩa là nó đủ nghiêm trọng để cản trở chất lượng cuộc sống.
Tầm soát đột quỵ là phương pháp giúp bạn đánh giá được các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ từ đó phòng ngừa bệnh sớm, giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh, và hạn chế các biến chứng nguy hiểm.
Đau đầu là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến hiện nay gây ảnh hưởng không nhỏ đến học tập, công việc của người mắc. Bên cạnh sử dụng thuốc giảm đau, người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng ngay 4 biện pháp tự nhiên giúp giảm đau đầu tại nhà sau đây.
Run là những cử động nhịp nhàng, không có chủ đích của một bộ phận cơ thể (ví dụ như tay, chân, cằm, đầu cổ…) hoặc run toàn thân (run người). Dù không đe dọa tới tính mạng, nhưng tình trạng run khó kiểm soát có thể khiến người bệnh thấy lo lắng, thiếu tự tin, gây ra nhiều phiền phức trong cuộc sống thường ngày.