Nấm hương là thực phẩm bổ sung vitamin D, dự phòng bệnh tật, chữa cơ thể suy nhược, bệnh tim mạch, xơ gan, viêm da...
Theo y học hiện đại, dược liệu có hàm chứa chất mỡ, chất đường, chất albumin, nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng có tác dụng điều chỉnh sự thiếu hụt hormon trong cơ thể, tăng cường khả năng miễn dịch, giải độc, thúc đẩy việc hấp thụ canxi, ức chế sự sinh trưởng tế bào ung thư, phòng chống ung thư...
Nấm hương được chế biến làm món ăn - vị thuốc phòng, chữa bệnh, giữ gìn và cải thiện sức khỏe.
Nấm hương song cô: Nấm hương 50g, nấm tươi 200g, gia vị vừa đủ. Nấm hương ngâm cho nở xào nhanh tay với dầu thực vật, cho nấm tươi vào nêm gia vị, xào chín. Dùng cho người già sức khỏe yếu, ốm lâu ngày, khí huyết hư, ăn uống kém, tiểu tiện nhiều lần hoặc tiểu tiện không tự chủ được. Đây cũng là món ăn quý chữa bệnh cho người tăng huyết áp, xơ cứng động mạch và người bị tiểu đường.
Nấm hương hấp thịt gà trị nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ, bổ trí não, cải thiện sức khỏe, kéo dài tuổi thọ.
Nấm hương hấp thịt gà: Thịt gà 150g, nấm hương (ngâm nở) 20g, táo nhân 20g, gia vị vừa đủ. Thịt gà tẩm ướp ma-di, bột ngọt, đường kính, hành thái sợi, gừng thái sợi, một chút rượu (3ml), dầu vừng, cho nấm hương, táo nhân vào hấp cách thủy. Dùng cho người huyết hư, nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ, hay quên, bổ trí não. Ăn thường xuyên cải thiện sức khỏe, kéo dài tuổi thọ.
Nấm hương chân giò: Nấm hương 15g, chân giò 1 chiếc, gạo tẻ 50g. Chân giò hầm nhừ trước, sau đó cho gạo, vừng, nấm hương vào nấu thành cháo dùng cho sản phụ sau đẻ thiếu sữa.
Canh mộc nhĩ nấm hương: Nấm hương 15g, mộc nhĩ 5g, nước luộc gà 200ml. Cho vào niêu đất càng tốt, thêm chút rượu, gừng, đun to lửa, hớt bọt, đun thêm 20 phút cho hành, hạt tiêu, ăn nóng. Dùng cho bệnh nhân tiểu đường.
Ngoài ra, bạn có thể chế biến nấm hương xào với dạ dày, nấm hương xào cá chép, nấm hương xào tôm là món ăn có giá trị dinh dưỡng cao, kích thích tiêu hóa và nâng cao thể trạng.
Nấm hương hầm cháo dùng cho người khí hư và người bệnh ung thư sau mổ. Nấm hương kết hợp với nấm kim châm, nấu chung với đường phèn, mật ong, cô thành tinh thể đề phòng thiếu máu, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể, phòng bệnh ung thư, bệnh về gan, suy nhược thần kinh.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nấm hương tốt cho người mỡ máu và tăng huyết áp.
Trà là một loại thức uống không chỉ thơm ngon, tao nhã mà còn tốt cho cho sức khoẻ con người. Hãy cùng Sức khoẻ+ tìm hiểu xem đâu là loại trà tốt cho sức khoẻ, có thể giúp kéo dài tuổi thọ của bạn.
Nước ép lựu, cà rốt, bưởi đào và củ dền có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm việc cải thiện quá trình lão hóa, giúp bạn giữ được sự trẻ trung.
Nhiều người dành rất nhiều tiền cho mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da với hy vọng có được một làn da đẹp.
Dưới đây là một số điều cơ bản về cách đảm bảo con bạn được an toàn khi ở nhà.
Các nhà nghiên cứu đã theo dõi thói quen tắm và nguy cơ mắc bệnh tim mạch của hơn 30.000 người Nhật trưởng thành trong 20 năm. Theo nghiên cứu, tắm nước nóng hàng ngày có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn 28% và nguy cơ đột quỵ thấp hơn 26%.
Học theo những phương pháp làm đẹp trên các trang mạng xã hội có thể sẽ không mang lại hiệu quả như bạn mong muốn.
Sữa chua là thực phẩm rất có lợi, giúp tăng cường dinh dưỡng, bổ sung canxi tốt cho trẻ ăn dặm. Tuy nhiên, cần lưu ý cho trẻ ăn sữa chua như thế nào là phù hợp?
Nhiều người sợ béo mà kiêng không uống sữa chua, phô mai và cho rằng, những thực phẩm này chỉ dành cho trẻ em, người già, người ốm. Vậy, sử dụng sữa, sữa chua, phô mai đối với từng nhóm người cụ thể này?