Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Mẹo làm dịu cơn đau họng

Đau họng là một hiện tượng khá phổ biến và đa phần là lành tính. Tuy nhiên những cơn đau họng thường sẽ mang lại cảm giác khó chịu cho người bệnh, đặc biệt là khi nuốt. Vậy làm thế nào để cải thiện tình trạng này?

Viêm họng là chứng bệnh phổ biến ở cả trẻ em và người lớn, thường gặp trong thời điểm giao mùa.

Nguyên nhân chủ yếu gây ra đau họng là nhiễm trùng. Môi trường vùng họng ấm và ẩm chính là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và virus phát triển.

Trong đó, virus là tác nhân chính gây bệnh, chiếm khoảng 85-90% các trường hợp đau họng do nhiễm trùng. Vi khuẩn, đặc biệt là liên cầu khuẩn, chiếm tỷ lệ còn lại và có thể gây ra viêm họng liên cầu khuẩn.

Bên cạnh sử dụng kháng sinh được xem là phương pháp điều trị đau họng hiệu quả, nhất là viêm họng liên cầu khuẩn, người bệnh có thể áp dụng những mẹo sau:

Uống nhiều nước

Nước lọc, nước ép trái cây tươi và các loại đồ uống không chứa caffeine là những lựa chọn tối ưu giúp làm giảm cơn đau họng.

Bạn có thể lựa chọn đồ uống ấm như trà thảo mộc pha cùng mật ong giúp mang lại cảm giác dễ chịu hơn. Nên duy trì thói quen uống khoảng 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày.

Đảm bảo độ ẩm vùng họng

Để làm dịu cơn đau họng, việc giữ ẩm cho vùng cổ họng là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, ngậm các loại viên ngậm có chứa thành phần menthol hoặc benzocaine cũng mang lại hiệu quả giảm đau đáng kể.

Các sản phẩm như đá bào hoặc thanh trái cây đông lạnh cũng có thể giúp làm dịu cơn đau rát họng.

Đảm bảo độ ẩm trong không khí

Một trong những cách hiệu quả để tăng độ ẩm không khí là sử dụng các thiết bị gia dụng như máy tạo độ ẩm phun sương mát hoặc máy phun hơi nước.

Việc đặt những thiết bị này trong không gian sinh hoạt sẽ giúp duy trì độ ẩm ổn định, đặc biệt trong những ngày thời tiết khô hanh.

Bên cạnh đó, tắm nước ấm cũng là một phương pháp đơn giản để cung cấp độ ẩm giúp lại giảm cảm giác khô dẫn tới đau rát họng.

Súc miệng

Việc súc miệng thường xuyên bằng dung dịch nước muối ấm pha loãng (tỷ lệ ½ thìa cà phê muối/cốc nước) hoặc các loại nước súc miệng chuyên dụng có thể giúp làm dịu cơn đau họng đáng kể.

Nên thực hiện thao tác này khoảng 3-4 giờ/lần. Lưu ý không nên nuốt dung dịch súc miệng và tuyệt đối tránh súc miệng bằng dung dịch có chứa aspirin.

Sử dụng thuốc giảm đau

Trong trường hợp cơn đau họng làm ảnh hưởng quá nhiều tới sức khoẻ, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau. Trong đó có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen hoặc ibuprofen.

Tuy nhiên, cần lưu ý tuyệt đối không cho trẻ em và thanh thiếu niên dùng aspirin do nguy cơ mắc hội chứng Reye (chứng rối loạn gây tổn thương não và gan, thường gặp khi bị nhiễm virus cấp tính).

Ngoài ra, việc sử dụng các dung dịch xịt họng chứa dyclonine hydrochloride cũng có thể mang lại hiệu quả giảm đau tại chỗ.

Nghỉ ngơi nhiều hơn

Để đạt hiệu quả giảm đau và phục hồi tốt nhất, người bệnh cần dành nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi và bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết qua chế độ ăn uống khoa học.

Bên cạnh đó, việc giảm giao tiếp và áp dụng các biện pháp vật lý như chườm ấm cổ họng cũng hỗ trợ tích cực cho quá trình hồi phục.

Triệu chứng viêm họng do liên cầu khuẩn

Triệu chứng viêm họng do liên cầu khuẩn.

Một số trường hợp cần đi khám

Nếu bạn đang gặp phải một trong số những trường hợp dưới đây, hãy tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị kịp thời:

  • Khó nuốt hoặc khó thở
  • Sưng amidan
  • Có mủ trong cổ họng hoặc xuất hiện các mảng trắng trên amidan
  • Ho ra đờm đặc (có màu xanh hoặc nâu), ho ra máu
  • Khàn giọng kéo dài trên 1 tuần
  • Cơn đau họng không có dấu hiệu thuyên giảm
  • Sốt cao trên 38 độ C
  • Đau họng kèm đau tai
  • Phát ban đỏ và sốt
  • Đau họng sau khi tiếp xúc với bệnh nhân mắc liên cầu khuẩn
  • Đã từng mắc sốt thấp khớp, sốt thấp tim
  • Thường xuyên bị đau họng.

Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM (VIAM Clinic) trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam tư vấn, cung cấp chế độ dinh dưỡng cá thể dành cho những người đang điều trị các bệnh mạn tính, trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng, trẻ thừa cân béo phì phụ nữ mang thai và cho con bú,... Hãy liên hệ với VIAM Clinic nếu bạn muốn có chế độ dinh dưỡng hỗ trợ điều trị và cải thiện sức khỏe TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935.18.3939 hoặc 024.3633.5678

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Làm thế nào để cải thiện khàn tiếng, đau họng do viêm thanh quản?

Hà Chi - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

  • 28/03/2025

    3 nhóm người nên hạn chế ăn chanh

    Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?

Xem thêm