Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

Đau họng là một trong những nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất. Viêm họng thường xuất hiện do một nguyên nhân cơ bản, chẳng hạn như cảm lạnh, cúm hoặc bệnh bạch cầu đơn nhân mono, mỗi nguyên nhân đều do virus gây ra. Đa số trường hợp đau họng sẽ thuyên giảm trong vòng một tuần hoặc ít hơn. Nếu cơn đau họng kéo dài hơn một tuần đến 10 ngày, bạn nên đến gặp bác sĩ.

Các dấu hiệu và triệu chứng của đau họng

Ngoài đau hoặc ngứa họng, các triệu chứng kèm theo viêm họng có thể bao gồm:

  • Sốt.
  • Đau đầu.
  • Đau khớp và đau cơ.
  • Phát ban da.
  • Sưng các tuyến bạch huyết tại cổ.

Nhưng các triệu chứng khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản gây đau họng. Nếu xuất hiện các triệu chứng sau, bạn phải đến gặp bác sỹ ngay:

  • Đau họng kéo dài (hơn một tuần đến 10 ngày)
  • Khó thở
  • Khó nuốt hoặc đau khi nuốt
  • Khó mở miệng
  • Sưng mặt hoặc cổ
  • Đau khớp
  • Đau tai
  • Phát ban
  • Sốt trên 38 độ C
  • Nước bọt hoặc đờm có máu
  • Khối u ở cổ
  • Khàn tiếng kéo dài hơn hai tuần.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây đau họng

Viêm họng là do sưng tấy ở họng, phần cấu trúc giải phẫu nằm giữa amidan và thanh quản.

Đau họng chủ yếu là do nhiễm virus như cảm lạnh thông thường, cúm, bạch cầu đơn nhân, sởi, thủy đậu và viêm thanh quản. Đau họng cũng có thể do vi-rút Corona gây ra, chẳng hạn như vi-rút gây ra bệnh COVID-19.

Vi khuẩn, chẳng hạn như liên cầu khuẩn nhóm A, Bordetella ho gà (nguyên nhân gây ho gà) và vi khuẩn gây bệnh bạch hầu đôi khi có thể gây viêm họng. Bệnh thường lây lan giữa người với người bằng cách hít thở không khí có chứa những vi sinh vật gây bệnh hoặc chạm vào bề mặt có vi trùng trên đó. Các nguyên nhân khác gây đau họng có thể bao gồm:

  • Dị ứng.
  • Khô họng.
  • Sử dụng chất kích thích.
  • Cơ ở cổ họng căng
  • Trào ngược dạ dày thực quản
  • Các khối u ở họng, lưỡi hoặc thanh quản

Các yếu tố nguy cơ gây đau họng bao gồm:

  • Mùa lạnh và cúm
  • Tiếp xúc gần với người bị đau họng hoặc cảm lạnh
  • Hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc thụ động
  • Viêm xoang thường xuyên
  • Dị ứng
  • Tuổi tác (trẻ em và thanh thiếu niên có nhiều khả năng bị đau họng hoặc viêm họng liên cầu khuẩn).
  • Khả năng miễn dịch suy yếu do các bệnh như HIV hoặc tiểu đường, hoặc điều trị bằng thuốc hóa trị hoặc steroid mãn tính, có thể làm giảm khả năng chống nhiễm trùng

Đau họng mạn tính

Đau họng dai dẳng và nặng hơn ở một bên có thể là dấu hiệu nhiễm trùng do vi khuẩn, thường bắt đầu như một biến chứng của viêm amidan hoặc viêm họng liên cầu khuẩn không được điều trị (áp xe quanh amiđan). Trong một số trường hợp hiếm gặp hơn, cơn đau có thể là dấu hiệu của một khối u đã tiến triển.

Tiên lượng bệnh

Ở những người khỏe mạnh, bệnh viêm họng do virus gây ra thường sẽ tự khỏi mà không có biến chứng. Đau họng do vi khuẩn, chẳng hạn như viêm họng liên cầu khuẩn, cần được điều trị hiệu quả để không xảy ra biến chứng.

Thời gian đau họng

Hầu hết các trường hợp viêm họng đều thuyên giảm trong vòng một tuần hoặc ít hơn. Nếu cơn đau họng kéo dài hơn một tuần đến 10 ngày (thời gian bị cảm lạnh hoặc cúm) và không liên quan đến dị ứng hoặc kích ứng đã biết, hãy đến kiểm tra với bác sĩ. Các triệu chứng đau họng do nhiễm khuẩn sẽ giảm bớt trong vòng hai đến ba ngày kể từ khi bắt đầu điều trị bằng kháng sinh thích hợp.

Các lựa chọn điều trị và dùng thuốc cho bệnh nhân đau họng

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc điều trị đau họng, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe tiềm ẩn gây ra bệnh.

Lựa chọn sử dụng thuốc

Nếu cơn đau họng của bạn liên quan đến bệnh cúm, thuốc kháng virus có thể có hiệu quả. Thuốc kháng virus có thể rút ngắn thời gian mắc bệnh và làm cho các triệu chứng nhẹ hơn. Chúng cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc các biến chứng cúm, đó là lý do tại sao những loại thuốc này thường được khuyên dùng cho những người có nguy cơ cao, chẳng hạn như trẻ em, người lớn tuổi và những người mắc một số bệnh lý từ trước. Thuốc kháng virus cúm cần được bắt đầu sử dụng trong vòng 48 giờ kể từ khi xuất hiện triệu chứng để có tác dụng hiệu quả nhất. Thuốc kháng virus có ở dạng thuốc viên, thuốc dạng lỏng và thuốc dạng hít. Chúng ngăn chặn virus lây lan trong cơ thể bạn.

Nếu cơn đau họng của bạn là do virus cảm lạnh gây ra, thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng và bệnh thường sẽ tự khỏi trong vòng 5 đến 7 ngày. Để giảm tình trạng kháng kháng sinh, chỉ dùng trong trường hợp nhiễm trùng là do vi khuẩn. Thuốc kháng sinh có thể giúp ích nếu cơn đau họng của bạn là do những nguyên nhân sau:

  • Viêm họng liên cầu khuẩn
  • Chlamydia
  • Bệnh lậu

Với bệnh viêm họng liên cầu khuẩn, thuốc kháng sinh được kê đơn để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như sốt thấp khớp.

Thuốc kháng sinh phổ hẹp bị hạn chế về số lượng vi khuẩn mà thuốc nhắm đến và sẽ không ảnh hưởng đến nhiều loại vi khuẩn bình thường trong cơ thể. Hướng dẫn của Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ khuyến nghị dùng kháng sinh phổ hẹp như penicillin. Penicillin là phương pháp điều trị được lựa chọn cho bệnh viêm họng liên cầu khuẩn.

Amoxicillin được coi là kháng sinh có phổ rộng hơn nên sẽ tiêu diệt nhiều vi khuẩn hơn penicillin. Thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Advil, Motrin) có thể giúp giảm triệu chứng. Trẻ em dưới 18 tuổi không nên dùng aspirin. Ở trẻ em và thanh thiếu niên bị nhiễm virus, nó có liên quan đến hội chứng Reye, một tình trạng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng dẫn đến sưng não và gan.

Các biện pháp khắc phục tại nhà cho bệnh nhân đau họng

Các biện pháp khắc phục tại nhà sau đây có thể giúp làm dịu cơn đau họng, nhìn chung, tất cả đều đã được chứng minh an toàn và được thực hành phổ biến.

  • Nghỉ ngơi
  • Hạn chế đồ uống có cồn
  • Bỏ hút thuốc
  • Uống chất lỏng ấm, chẳng hạn như trà chanh hoặc trà với mật ong
  • Súc miệng bằng nước muối ấm (1/2 thìa cà phê muối trong 1 cốc nước) trong suốt cả ngày.
  • Ngậm kẹo cứng hoặc viên ngậm trị đau họng (chỉ dành cho người lớn)
  • Chạy máy phun sương mát hoặc máy tạo độ ẩm

Phòng ngừa đau họng

Thực hành vệ sinh tốt và giảm tiếp xúc với vi trùng gây đau họng có thể giúp ngăn ngừa bệnh, bao gồm:

  • Rửa tay thật kỹ: khi xà phòng và nước không phải là một lựa chọn, hãy sử dụng chất khử trùng tay chứa cồn, lý tưởng nhất là có ít nhất 60% cồn để có hiệu quả tối đa.
  • Không dùng chung đồ ăn, đồ uống hoặc đồ dùng
  • Ho hoặc hắt hơi vào khăn giấy, sau đó vứt nó đi rồi rửa tay.
  • Làm sạch các bề mặt bạn chạm thường xuyên như điện thoại, điều khiển TV từ xa và bàn phím máy tính bằng chất khử trùng. Nếu bạn đi du lịch, hãy lau điện thoại và điều khiển từ xa trong phòng khách sạn của bạn.
  • Duy trì khoảng cách vật lý với những người đang bị bệnh.
  • Giữ trẻ được chẩn đoán mắc bệnh viêm họng liên cầu khuẩn không đến trường hoặc nơi giữ trẻ cho đến khi chúng được dùng thuốc kháng sinh ít nhất 24 giờ và các triệu chứng đã được cải thiện.

Biến chứng của đau họng

Đau họng do nhiễm virus thường không dẫn đến biến chứng. Nhưng nếu cơn đau họng của bạn là do nhiễm trùng liên cầu khuẩn, các biến chứng sau có thể xảy ra nếu vi khuẩn lây lan:

  • Viêm xoang
  • Nhiễm trùng tai
  • Áp xe gần amidan
  • Các hạch bạch huyết sưng tại cổ
  • Hiếm gặp sốt thấp khớp (bệnh tim) hoặc tổn thương thận cấp tính do viêm thận (viêm cầu thận sau liên cầu khuẩn)

Nghiên cứu và thống kê: Những đối tượng có thể nhiễm đau họng?

Khoảng một nửa số ca viêm họng xảy ra ở thời thơ ấu và thanh thiếu niên. Ở người trưởng thành, hầu hết các trường hợp xảy ra ở tuổi 40. Khoảng 1 trong 10 người trưởng thành bị đau họng là do viêm họng liên cầu khuẩn. Trong số trẻ em, cứ 10 trẻ bị đau họng thì có 3 trẻ mắc bệnh liên cầu khuẩn.

Bình luận
Tin mới
  • 15/05/2024

    Người bị mất ngủ nên ăn và kiêng gì?

    Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những gì bạn ăn trong ngày có thể tác động đến chất lượng giấc ngủ vào ban đêm. Vậy người thường xuyên bị mất ngủ nên ăn và kiêng gì?

  • 15/05/2024

    Tại sao cần quan tâm tới sức khỏe tinh thần của trẻ?

    Thời thơ ấu của một người có thể đặt nền tảng cho việc học tập, hành vi, cũng như sức khỏe của một người xuyên suốt cả cuộc đời - bao gồm cả sức khỏe tinh thần. Trên thực tế, có nhiều yếu tố như di truyền, môi trường sống, các sự kiện lớn, kinh nghiệm sống và các thói quen kém lành mạnh… có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của trẻ.

  • 15/05/2024

    Những biện pháp ngăn ngừa xơ vữa động mạch

    Xơ vữa động mạch là sự tích tụ của mảng bám trong các động mạch, làm cho chúng cứng và thu hẹp. Tình trạng này phát triển chậm dần qua nhiều năm. Nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch dựa trên một số yếu tố nguy cơ khác nhau.

  • 15/05/2024

    Làm thế nào để bảo vệ làn da khi hoạt động ngoài trời?

    Hoạt động ngoài trời dưới ánh nắng gay gắt của mùa Hè làm tăng nguy cơ cháy nắng, ung thư da. Áp dụng các biện pháp chống nắng kỹ càng giúp bạn bảo vệ làn da khỏi tác động tiêu cực của tia cực tím.

  • 14/05/2024

    Bổ sung magne thế nào để giảm đau đầu?

    Magne hay magie đóng vai trò quan trọng với hoạt động thần kinh và cơ bắp. Bổ sung vi chất này có thể giúp bạn kiểm soát tình trạng cơn đau nửa đầu dữ dội.

  • 14/05/2024

    Dấu hiệu cảnh báo chứng tự kỷ ở trẻ

    Căn bệnh tự kỷ ngày càng trở thành mối đe đọa đối với sự phát triển của trẻ em đồng thời cũng gây ra nhiều lo lắng cho các bậc phụ huynh. Vậy làm thế nào để nhận biết bệnh tự kỷ ở trẻ nhỏ?

  • 14/05/2024

    GIẢM CĂNG THẲNG MÙA THI KHÔNG KHÓ

    Những “bí kiếp” sau đây sẽ giúp bạn giảm bớt căng thẳng và cảm thấy thoải mái hơn cho kì thi.

  • 14/05/2024

    Lý do khiến cơn ho của bạn không cải thiện

    Có một số lý do khiến cơn ho của bạn mãi không cải thiện. Lời giải thích có thể đơn giản như dị ứng hoặc nhiễm trùng kéo dài, nhưng cũng có thể nghiêm trọng hơn. Điều quan trọng là phải tìm hiểu tận gốc nguyên nhân và thực hiện các bước để giữ cho tình trạng của bạn không trở nên tồi tệ hơn.

Xem thêm