Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

Xuất huyết não xảy ra khi mạch máu nằm tại não vỡ ra tràn vào các nhu mô não.

Mối nguy hiểm do xuất huyết não

Xuất huyết não hay đột quỵ chảy máu não, là tình trạng vỡ mạch não đột ngột, tràn vào các nhu mô não. Hậu quả là các mô não bị tổn thương gây phù, tụ máu, dẫn đến mất ý thức hoặc tử vong. 

Xuất huyết não chỉ chiếm 10-15% số ca đột quỵ não và ít gặp hơn nhồi máu não. Tuy vậy, mức độ ảnh hưởng đến chức năng thần kinh do xuất huyết não sẽ nặng nề hơn. 

Tùy vào vùng não bị chảy máu và khối máu tụ chèn ép, người bệnh có thể gặp dấu hiệu thần kinh khu trú như liệt nửa người, liệt dây thần kinh sọ… 

Khi xuất huyết não diện rộng, người bệnh nguy kịch với dấu hiệu hôn mê, đồng tử giãn, suy hô hấp, suy tuần hoàn, rối loạn thân nhiệt, dấu hiệu của phù não, nguy cơ dẫn tới tử vong.

Khoảng một nửa người bệnh xuất huyết não tử vong khoảng vài tuần sau khi triệu chứng khởi phát. Trường hợp xuất huyết não do phình mạch máu, khoảng 1/3 số bệnh nhân tử vong trước khi kịp tới bệnh viện.

Ở bên trong não bộ có 3 lớp màng để che chở và bảo vệ não. Xuất huyết não sẽ xảy ra ở những vị trí như chảy máu ở dưới màng nhện, ngoài màng cứng, chảy máu nội sọ, chảy máu não thất… 

Đa số bệnh nhân bị xuất huyết trong não khó có thể duy trì chức năng sinh hoạt như trước khi bị đột quỵ. Nếu may mắn bình phục sau tai biến, bệnh nhân ít nhiều gặp các di chứng như liệt nửa người, rối loạn ngôn ngữ, tiểu tiện không tự chủ, rối loạn nhận thức… Tỷ lệ phục hồi ở người bị chảy máu dưới nhện cao hơn, do hiện tượng xuất huyết diễn ra trên bề mặt não.

Những nguyên nhân thường gặp gây vỡ mạch não

Tăng huyết áp không được điều trị là nguyên nhân chính gây xuất huyết não

Tăng huyết áp không được điều trị là nguyên nhân chính gây xuất huyết não.

Theo thống kê, nam giới và người cao tuổi là đối tượng có nguy cơ xuất huyết não cao hơn. Trong đó, nguyên nhân phổ biến gây vỡ mạch máu não dẫn tới đột quỵ xuất huyết não gồm:

- Tăng huyết áp: Người bệnh có cơn tăng huyết áp sẽ làm tăng áp lực lên thành mạch yếu và vỡ ra gây chảy máu não. 

- Phình mạch não: Mạch máu trong não bị phình ra tại một vị trí nào đó, có hình dạng giống như một chiếc túi. Túi phình càng to thì thành mạch càng yếu và mỏng dần, chẳng may bị vỡ sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như đột quỵ xuất huyết não.Cải thiện di chứng đột quỵ não nhờ enzyme nattokinase

- Dị dạng mạch máu não: Các chứng dị dạng động tĩnh mạch hiếm gặp, chỉ xuất hiện trong 1% dân số. Tuy vậy, bệnh làm suy yếu mạch máu trong và xung quanh tại não, dễ gây nên xuất huyết não.

Biện pháp cải thiện và phục hồi di chứng sau xuất huyết não

Để dự phòng xuất huyết não, người bệnh cần kiểm soát tốt các yếu tố tim mạch như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch… Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, cần thực hiện chế độ ăn lành mạnh; Ăn giảm mặn; Ăn nhiều thực phẩm giàu kali; Kiêng rượu bia, thuốc lá.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Phòng tránh tăng huyết áp gây xuất huyết não.

Trang Vũ - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 03/07/2025

    5 lợi ích tiềm năng khi ăn chuối luộc

    Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?

  • 03/07/2025

    10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng

    Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!

  • 02/07/2025

    Lý do nước dừa là thức uống tự nhiên kỳ diệu

    Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.

  • 02/07/2025

    Tất tần tật về trà thảo mộc

    Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.

  • 01/07/2025

    Sự thật về phương pháp thải độc bằng nước cốt chanh

    Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?

  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa điều trị chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

  • 01/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 30/06/2025

    Dùng nghệ và mật ong cùng nhau có tăng lợi ích không?

    Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?

Xem thêm