Viêm thanh quản xảy ra khi dây thanh bị viêm, gây ra những vấn đề như khàn tiếng, đau họng.
Nguyên nhân gây viêm thanh quản?
Viêm thanh quản là bệnh thường gặp về đường hô hấp do nhiều yếu tố như thời tiết, môi trường, đặc thù công việc cụ thể.
Sự chênh lệch nhiệt độ đột ngột khiến hệ hô hấp rất dễ bị tổn thương. Hầu họng cũng là cửa ngõ của đường ăn và đường thở, nên rất dễ bị nhiễm khuẩn.
Ngoài ra, người tiếp xúc với hóa chất độc hại, làm việc trong môi trường bụi bẩn, sử dụng giọng (hát, hò hét, nói to…) vượt quá mức cho phép cũng khiến thanh quản tổn thương, gây đau họng, khàn tiếng.
Người liên tục sử dụng giọng nói trong thời gian dài có nguy cơ viêm thanh quản.
Những tổn thương ở dây thanh khiến giọng nói trầm đục, yếu hơn thông thường. Một số người bị viêm thanh quản còn thấy cổ họng khô, đau rát.
Lấy lại giọng nói khi bị viêm thanh quản
Ngoài việc điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sỹ, một số giải pháp sau giúp giọng nói nhanh cải thiện, cổ họng phục hồi tốt hơn.
Cho giọng nói nghỉ ngơi
Người bị đau họng, khàn tiếng nên hạn chế nói chuyện hết sức có thể. Không nên thì thầm, hắng giọng bởi làm vậy sẽ gây thêm gánh nặng cho thanh quản đã tổn thương.
Tránh tiếp xúc với khói bụi
Khói hay khí thải, hóa chất bay hơi đều có thể chứa các hóa chất dễ làm khô cổ họng, khiến thanh quản thêm viêm. Vì vậy, bạn nên đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, mặc đồ bảo hộ nếu làm việc tại nhà máy hóa chất, hạn chế tiếp xúc với khói thuốc trong thời gian này.
Uống nhiều nước ấm, kiêng rượu bia
Uống nước ấm giúp làm dịu cơn đau họng, khàn tiếng do viêm thanh quản.
Cung cấp đủ nước cho cơ thể giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả, chống chọi tốt hơn với virus. Bạn nên ưu tiên thức ăn mềm, nước, soup ấm để làm dịu cổ họng. Tránh dùng đồ uống có cồn bởi chúng gây kích ứng thanh quản, khiến bạn đi tiểu nhiều và dễ mất nước.
Tránh sử dụng caffeine và đồ ăn cay
Đồ uống chứa caffeine và thức ăn cay không hề "thân thiện" với cổ họng đau rát, thanh quản đang bị sưng viêm.
Nhóm thực phẩm này còn dễ gây ợ nóng và trào ngược dạ dày, làm trầm trọng thêm viêm thanh quản. Thay vào đó, bạn nên ăn rau củ quả và thực phẩm chứa nhiều tinh bột.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những điều cần biết về bệnh viêm thanh quản.
Ngứa mắt là một triệu chứng thường gặp, gây cảm giác khó chịu và khiến bạn muốn dụi mắt liên tục. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?
Tình trạng trào ngược acid dạ dày buổi tối có thể gây ra các triệu chứng như ợ hơi, buồn nôn, đau họng, hơi thở có mùi… Lựa chọn các đồ uống thảo mộc giúp làm giảm tình trạng khó chịu này.
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt phổ biến ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Với sự gia tăng của các ca bệnh trong những năm gần đây, việc phát triển và sử dụng vaccine phòng sốt xuất huyết đã trở thành một bước tiến quan trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh.
Buồn nôn là cảm giác khó chịu, gây mệt mỏi mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Nó có thể xuất phát từ cảm giác hết sức tự nhiên khi bạn ăn thức ăn lạ, có mùi, có thể là do say tàu xe hoặc cảm lạnh và dưới đây là một số cách tự nhiên giúp bạn giảm cơn buồn nôn.
Nathan K. LeBrasseur, chuyên gia hàng đầu về lão hóa tại bệnh viện Mayo Clinic (Mỹ), khẳng định rằng lối sống lành mạnh chính là chìa khóa để ngăn ngừa nhiều bệnh tật và kéo dài tuổi thọ.
Hiến máu là một nghĩa cử nhân đạo và cao đẹp. Hành động này không chỉ giúp cho những bệnh nhân đang cần máu mà còn tốt cho sức khỏe người hiến tặng.
Probiotics là các vi sinh vật sống có lợi cho sức khỏe, thường được tìm thấy trong các thực phẩm lên men như sữa chua, kim chi, dưa chua hoặc dưới dạng thực phẩm bổ sung.
Trang điểm là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên, các chuyên gia về thị lực cảnh báo một số thói quen trang điểm có thể gây tổn thương mắt.