Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Khi nào bạn nên thực hiện kiểm tra mật độ xương?

Kiểm tra mật độ xương hay còn gọi đo loãng xương, giúp bạn đánh giá tình trạng sức khỏe xương theo thời gian, phát hiện sớm nguy cơ loãng xương và các bệnh lý xương khớp khác.

Kiểm tra mật độ xương giúp bạn có thể biết được bản thân có đang rơi vào tình trạng giảm khối lượng xương hay không.

Mật độ xương là gì?

Mật độ xương là thước đo lượng khoáng chất, chủ yếu là calci và phosphor trong xương, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của hệ xương khớp. Theo các chuyên gia, mật độ xương thay đổi trong suốt cuộc đời, thường đạt đỉnh ở giai đoạn đầu độ tuổi trưởng thành và sau đó giảm dần theo tuổi tác do quá trình tái tạo xương tự nhiên.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mật độ xương, bao gồm yếu tố di truyền, tuổi tác, chế độ ăn uống và lối sống. Hoạt động thể chất thường xuyên và hạn chế hút thuốc lá có thể góp phần duy trì mật độ xương khỏe mạnh. Phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ sau mãn kinh, có nguy cơ cao bị giảm mật độ xương do những thay đổi về hormone dẫn đến mất xương nhanh hơn.

Tại sao kiểm tra mật độ xương lại quan trọng?

Kiểm tra mật độ xương đóng vai trò quan trọng trong việc xác định những người có nguy cơ mắc bệnh loãng xương và các nguy cơ gãy xương do loãng xương. Bệnh loãng xương có thể xảy ra ở bất kỳ ai, bất kể độ tuổi, nhưng phụ nữ lớn tuổi sau mãn kinh có nguy cơ cao hơn do sự suy giảm estrogen dẫn đến giảm mật độ xương.

Loãng xương thường tiến triển âm thầm, do đó việc phát hiện sớm mật độ xương thấp là vô cùng quan trọng. Sau khi kiểm tra, bạn có thể thực hiện những thay đổi lối sống tích cực như tăng cường bổ sung calci và vitamin D, tham gia các bài tập chịu lực, hạn chế hút thuốc lá và sử dụng rượu bia quá mức.

Bạn có thể kiểm tra mật độ xương nếu bạn đã trên 50 tuổi và có nguy cơ mắc bệnh loãng xương, hoặc bạn chưa đến 50 tuổi nhưng từng bị chấn thương liên quan đến xương khớp.

Thông qua điểm số T và Z bác sĩ sẽ đánh giá được mức độ loãng xương của bạn.

Thông qua điểm số T và Z bác sĩ sẽ đánh giá được mức độ loãng xương của bạn.

Làm thế nào để kiểm tra mật độ xương?

Theo các chuyên gia, kiểm tra mật độ xương là phương pháp nhanh chóng, không xâm lấn và không gây đau đớn, sử dụng kỹ thuật đo hấp thụ tia X năng lượng kép (DXA) phổ biến nhất. Quy trình thực hiện đơn giản:

  • Bạn nằm trên bàn có đệm trong khi một tay quét di chuyển qua cơ thể

  • Tay quét phát ra tia X liều lượng thấp để đo mật độ khoáng chất xương ở các khu vực trọng điểm như hông và cột sống, nơi dễ xảy ra gãy xương do loãng xương

  • Toàn bộ quy trình chỉ mất khoảng 10 đến 30 phút

Kết quả kiểm tra mật độ xương thường được trình bày bằng hai điểm số chính: Điểm T và Điểm Z.

1. Điểm T

Kết quả mật độ xương của bạn sẽ được so sánh với mật độ xương của người khỏe mạnh trong độ tuổi 25 - 35 có cùng giới tính và dân tộc. Điểm T là độ lệch chuẩn giữa mật độ xương của bạn và người được so sánh này.

  • Điểm T từ -1.0 trở lên: Mật độ xương bình thường

  • Điểm T từ -1.0 đến -2.5: Mật độ xương thấp (loãng xương nhẹ)

  • Điểm T dưới -2.5: Loãng xương

2. Điểm Z

  • Điểm Z thể hiện mật độ xương của bạn cao hay thấp hơn so với người khỏe mạnh ở cùng độ tuổi, giới tính, chiều cao, cân nặng và chủng tộc với bạn.

  • Điểm Z từ -2.0 trở lên: Mật độ xương bình thường.

  • Điểm Z dưới -2.0: Mật độ xương thấp.

Việc kiểm tra mật độ xương là một bước quan trọng giúp bạn hiểu rõ sức khỏe xương của mình và phát hiện sớm nguy cơ loãng xương.

Tuy nhiên, để có một đánh giá toàn diện, bác sĩ cần kết hợp nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả lối sống và tiền sử bệnh. Từ đó, bạn sẽ nhận được những lời khuyên phù hợp để bảo vệ sức khỏe hệ xương khớp.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những điều cần biết về đo mật độ xương.

Việt An - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 20/06/2025

    5 loại thực phẩm nên ăn để hỗ trợ giải độc thận

    Để giải độc thận, một chế độ ăn uống thông minh là chìa khóa. Ưu tiên thực phẩm tươi, giảm đồ ăn chế biến sẵn và nước ngọt để bảo vệ 'bộ lọc' quan trọng của cơ thể.

  • 20/06/2025

    Trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu ảnh hưởng đến trẻ khi trưởng thành như thế nào?

    Trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu là những sự kiện tiêu cực xảy ra trong độ tuổi từ 1 đến 17 tuổi. Những trải nghiệm tiêu cực này ảnh hưởng đến não bộ và sức khỏe của trẻ khi chúng lớn lên thành người trưởng thành và gây nên các vấn đề về sức khỏe tâm thần hoặc các bệnh lý mãn tính. Đọc bài viết sau để hiểu thêm về các vấn đề mà trẻ có thể gặp phải lúc trưởng thành khi có các trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu!

  • 19/06/2025

    Cập nhật nghiên cứu về mối liên quan giữa vitamin K2 và nguy cơ thấp còi

    Nói đến phát triển chiều cao, chắc chắc phải nói đến canxi và vitamin D – những thành phần cốt lõi cho sự phát triển và duy trì sức khỏe của xương. Các bằng chứng khoa học gần đây chứng minh rằng, cùng với canxi và vitamin D còn có vai trò vô cùng quan trọng của vitamin K2. Một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy vitamin K2 có thể tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng chiều cao của trẻ, đặt ra vấn đề cấp thiết cần cung cấp đủ K2 trong những giai đoạn vàng của sự phát triển ở trẻ nhỏ.

  • 19/06/2025

    Sử dụng D3K2 hiệu quả: Vai trò của công nghệ tiên tiến

    Vitamin D3 và K2 là hai vi chất thiết yếu giúp trẻ phát triển hệ xương chắc khỏe và tăng trưởng chiều cao tối ưu. Tuy nhiên, không phải cứ bổ sung là cơ thể sẽ hấp thu hiệu quả. Thực tế, cả vitamin D3 và K2 đều là vitamin tan trong dầu, và đặc tính này khiến chúng rất khó hấp thu qua đường tiêu hóa, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Việc bổ sung mà không có sự hỗ trợ của công nghệ có thể dẫn đến hấp thu kém, giảm hiệu quả và gây lãng phí.

  • 19/06/2025

    5 loại rau đặc biệt tốt cho gan

    Các bệnh về gan ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của gan.

  • 19/06/2025

    Làm thế nào để trung hòa tác dụng của Caffeine?

    Có thể bạn uống quá liều cà phê hay uống một ly nước tăng lực, bạn gặp dấu hiệu run rẩy, nhịp tim không đều, đau bụng và các tác dụng phụ khác của caffeine. Từ việc uống nước đến ăn chuối, hãy tìm hiểu cách thực sự hiệu quả để trung hòa tác dụng của quá nhiều caffeine.

  • 19/06/2025

    Lựa chọn vitamin D3 K2: Đừng chỉ nhìn vào nhãn, hãy xem kỹ chất lượng nguyên liệu

    Vitamin D3 (cholecalciferol) và vitamin K2 (menaquinone) là hai vi chất dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hóa canxi và phát triển hệ xương. Trong bối cảnh trẻ em có xu hướng giảm đáng kể tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên (nguồn tổng hợp chính của vitamin D3) và chế độ ăn uống của trẻ không đảm bảo đủ lượng vitamin K2, việc bổ sung phối hợp hai vi chất này thông qua các sản phẩm bổ sung ngày càng được quan tâm của các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa cũng như các bậc cha mẹ.

  • 18/06/2025

    6 cách ăn uống để hạn chế suy thận ở người trẻ

    Suy thận thường được coi là bệnh của người lớn tuổi nhưng thực tế, các yếu tố nguy cơ và thói quen ăn uống không lành mạnh ở một bộ phận người trẻ có thể âm thầm dẫn đến suy thận.

Xem thêm