Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến

Dạ dày và đường ruột của chúng ta thỉnh thoảng cũng có vấn đề, một số trường hợp có thể cần phải đi khám bác sĩ. Đọc bài viết dưới đây để có thêm thông tin chi tiết về một số bệnh lý thường gặp của đường tiêu hóa

Viêm dạ dày

Chất lỏng giúp bạn tiêu hóa thức ăn có nhiều axit. Đôi khi các dịch tiêu hóa này đi qua hàng rào bảo vệ trong dạ dày và gây kích ứng niêm mạc dạ dày, gây viêm dạ dày. Viêm dạ dày có thể do vi khuẩn, do sử dụng thường xuyên thuốc giảm đau như ibuprofen, uống quá nhiều rượu hoặc căng thẳng. Đôi khi bạn có thể điều trị viêm dạ dày bằng thuốc kháng axit không kê đơn hoặc thuốc theo đơn. Nhưng hãy đến gặp bác sĩ vì nó có thể dẫn đến chảy máu hoặc loét dạ dày.

Loét dạ dày tá tràng

Đây là những vết loét hở trên niêm mạc dạ dày hoặc hành tá tràng. Nguyên nhân phổ biến nhất là vi khuẩn, nhưng một lần nữa, việc sử dụng aspirin, ibuprofen và các thuốc giảm đau khác trong thời gian dài có thể là một trong số những nguyên nhân gây loét dạ dày. Những người hút thuốc hoặc uống rượu cũng sẽ có nguy có bị loét dạ dày cao hơn. Loét dạ dày thường được điều trị bằng thuốc theo đơn làm giảm axit dạ dày hoặc thuốc kháng sinh, tùy thuộc vào nguyên nhân.

Virus dạ dày

Là một bệnh nhiễm trùng do virus trong ruột của bạn. Bạn có thể bị tiêu chảy phân nước, đau quặn bụng hoặc buồn nôn và bạn có thể nôn. Bạn có thể bị lây từ người bị bệnh hoặc thực phẩm bị ô nhiễm. Không có cách điều trị, nhưng bệnh thường tự khỏi. Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn bị sốt, nôn mửa, mất nước hoặc bạn thấy có máu trong chất nôn hoặc phân của mình.

Ngộ độc thực phẩm

Vi khuẩn, virus và ký sinh trùng trong thực phẩm gây ra căn bệnh này. Bạn có thể bị tiêu chảy, buồn nôn và nôn. Điều này xảy ra khi thực phẩm không được xử lý đúng cách. Bệnh thường tự khỏi, nhưng hãy đi khám bác sĩ nếu bạn bị mất nước, thấy máu trong chất nôn hoặc phân, hoặc bạn bị tiêu chảy nghiêm trọng hoặc kéo dài hơn 3 ngày. Ngoài ra, hãy gọi cho bác sĩ nếu bạn có bất kỳ triệu chứng ngộ độc thực phẩm nào và bạn có các vấn đề sức khỏe khác hoặc có hệ thống miễn dịch yếu.

Hội chứng ruột kích thích

Bệnh thường gặp này ảnh hưởng đến ruột già (còn gọi là đại tràng). Bệnh có thể gây ra tình trạng đau bụng, đầy hơi và chất nhầy trong phân. Bạn có thể bị tiêu chảy và táo bón. Thức ăn, căng thẳng, hormone và nhiễm trùng đều có thể là nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích. Bác sĩ có thể giúp bạn kiểm soát các triệu chứng thông qua việc thay đổi chế độ ăn uống hoặc lối sống hoặc dùng thuốc.

Không dung nạp Lactose

Lactose là đường trong sữa và các sản phẩm từ sữa khác. Nếu bạn không có đủ enzyme lactase, cơ thể bạn có thể gặp khó khăn trong việc phân hủy lactose. Điều đó có thể gây ra tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng và đau bụng. Không có cách chữa trị, nhưng bạn có thể kiểm soát được nếu bạn chỉ ăn một lượng nhỏ sữa trong chế độ ăn hàng ngày, mua các sản phẩm sữa không chứa lactose hoặc uống thuốc lactaid không kê đơn.

Dị ứng thực phẩm

Dị ứng thực phẩm xảy ra khi cơ thể bạn nhầm một loại thực phẩm với một yếu tố gây hại và cố gắng chống lại nó. Ngoài đau bụng, các triệu chứng cũng có thể bao gồm ngứa ran và sưng ở miệng và cổ họng. Trong những trường hợp nghiêm trọng, nó có thể gây sốc và thậm chí tử vong nếu không được điều trị ngay bằng một loại thuốc gọi là epinephrine. Động vật có vỏ, các loại hạt, cá, trứng, đậu phộng và sữa là một số tác nhân có khả năng gây ra nhiều hơn.

Viêm ruột thừa

Ruột thừa của bạn là một cơ quan hình ngón tay nằm ở đầu ruột già, ở phần dưới bên phải của bụng. Khi bạn bị viêm, ruột thừa thường bị nhiễm trùng và cần được cắt bỏ. Nếu ruột thừa vỡ, nó có thể lây lan vi khuẩn. Cơn đau thường bắt đầu ở rốn và lan xuống và sang phải. Hãy đi khám bác sĩ ngay nếu bạn nghĩ rằng mình có thể bị viêm ruột thừa.

Cơn đau túi mật

Xảy ra khi sỏi mật hình thành từ dịch tiêu hóa, chúng ngăn cản và làm tắc nghẽn mật trong các ống dẫn chạy giữa gan, tuyến tụy, túi mật và ruột non của bạn. Triệu chứng phổ biến nhất là đau bụng nếu đau dữ dội hoặc kéo dài hơn vài giờ, hãy gọi cho bác sĩ. Bạn cũng có thể bị buồn nôn, nôn, sốt, nước tiểu màu trà và phân có màu nhạt. Những viên sỏi thường tự di chuyển, nhưng bạn có thể cần phẫu thuật nếu chúng không tự di chuyển.

Thoát vị kẹt

Thoát vị xảy ra khi một phần ruột của bạn trượt qua thành bụng. Khi ruột bị xoắn hoặc di chuyển, và bị cắt khỏi nguồn cung cấp máu, nó có thể gây ra cơn đau dữ dội ở bụng. Phẫu thuật thường cần được thực hiện nhanh chóng để khắc phục vấn đề.

Táo bón

Tập thể dục, uống nhiều nước và thực phẩm có nhiều chất xơ, như mận khô và ngũ cốc nguyên hạt, có thể giúp ích. Nhưng nếu bạn thường xuyên đi ngoài ít hơn ba lần một tuần, phải rặn để đi ngoài và phân của bạn thường vón cục và cứng, thì đó có thể là dấu hiệu của tình trạng nghiêm trọng hơn. Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào trong số này.

Viêm tụy

Điều này xảy ra khi tuyến tụy của bạn, một cơ quan giúp cơ thể bạn xử lý đường và tiêu hóa thức ăn, bị viêm. Bạn có thể bị đau ở bụng trên và đau hơn sau khi ăn. Bạn cũng có thể bị buồn nôn và nôn. Các trường hợp nhẹ có thể tự khỏi, nhưng các trường hợp nặng có thể nguy hiểm. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn ngừng ăn trong một hoặc hai ngày và cho bạn dùng thuốc giảm đau. Nếu điều đó không làm bạn hết đau, bạn có thể cần phải nhập viện để được cung cấp dinh dưỡng và chất lỏng.

Bệnh viêm ruột (IBD)

Bệnh viêm ruột có hai dạng chính: viêm loét đại tràng và bệnh Crohn. Trong cả hai tình trạng bệnh, hệ thống miễn dịch của bạn dường như phản ứng thái quá và gây viêm đường ruột. Mặc dù viêm ruột không ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày của bạn, nhưng đau bụng và buồn nôn là những triệu chứng phổ biến, cùng với tiêu chảy, đau khớp, sốt, phát ban trên da và các triệu chứng khác. Bác sĩ có thể giúp bạn kiểm soát viêm ruột bằng các loại thuốc đặc biệt cùng với những thay đổi về lối sống.

Viêm túi thừa

Các túi phình nhỏ có thể hình thành trong niêm mạc hệ tiêu hóa của bạn, thường ở phần dưới của ruột già. Chúng khá phổ biến và thường không gây ra vấn đề gì. Nhưng nếu chúng bị viêm hoặc nhiễm trùng, chúng có thể gây đau bụng dữ dội, buồn nôn và thay đổi nhu động ruột. Nghỉ ngơi và thay đổi chế độ ăn uống có thể giúp ích. Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc kháng sinh.

Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM (VIAM Clinic) trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam tư vấn, cung cấp chế độ dinh dưỡng cá thể dành cho những người đang điều trị các bệnh mạn tính, trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng, trẻ thừa cân béo phì,... Hãy liên hệ với VIAM Clinic nếu bạn muốn có chế độ dinh dưỡng hỗ trợ điều trị và cải thiện sức khỏe TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935.18.3939 hoặc 024.3633.5678

 
 

 

 

Phạm Hồng Ngọc - Viện Y học Ứng dụng Việt Nam - Theo WebMD
Bình luận
Tin mới
  • 18/10/2024

    Bí quyết để mái tóc luôn chắc khỏe khi thời tiết chuyển mùa

    Thời tiết hanh khô của mùa thu khiến tóc bạn dễ bị hư tổn? Hãy cùng khám phá những cách chăm sóc tóc hiệu quả, giúp bạn có một mái tóc chắc khỏe, suôn mượt.

  • 18/10/2024

    Bạn có đánh răng đúng cách không?

    Đánh răng rất quan trọng đối với sức khỏe của bạn và đây là cách đánh răng đúng - theo các chuyên gia.

  • 18/10/2024

    Phòng chống sốt xuất huyết giao mùa: Những điều cần biết và cách bảo vệ gia đình

    Sốt xuất huyết nằm trong danh sách những bệnh truyền nhiễm phổ biến, xảy ra theo mùa và gây ra biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nếu không được điều trị kịp thời. Vậy nên, các gia đình cần nắm vững nguyên nhân, triệu chứng sốt xuất huyết để tránh bệnh diễn biến nặng.

  • 18/10/2024

    Bạn đã biết đến 5 cách cắt giảm đường để giảm cân nhanh hơn?

    Những người hảo ngọt sẽ hiểu khó khăn trong chế độ ăn kiêng khi phải cắt giảm đường. Tham khảo cách nói không với những món ăn có đường gây bất lợi cho quá trình giảm cân và sức khỏe.

  • 17/10/2024

    Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh viêm não Nhật Bản

    Chế độ nuôi dưỡng rất quan trọng trong quá trình điều trị và phục hồi của bệnh nhân viêm não Nhật Bản. Dinh dưỡng hợp lý cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể, hỗ trợ quá trình phục hồi các tế bào thần kinh bị tổn thương, tăng cường sức đề kháng, giúp bệnh nhân hồi phục và giảm thiểu các di chứng.

  • 17/10/2024

    Vượt qua triệu chứng “trầm cảm mùa thu”

    Thiên nhiên ảm đạm trong thời tiết mùa thu khiến con người dễ buồn chán.

  • 17/10/2024

    Bổ sung vitamin K2 cho trẻ NÊN hay KHÔNG?

    Vitamin K rất cần thiết cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vitamin K1 quan trọng trong việc dự phòng tình trạng chảy máu do thiếu vitamin K trong 6 tháng đầu đời, trong khi vitamin K2 đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình khoáng hóa và phát triển xương của trẻ.

  • 17/10/2024

    Tại sao bạn cần xét nghiệm Vitamin D?

    Xét nghiệm vitamin D dùng để đo lượng vitamin D trong máu của bạn, kết quả xét nghiệm sẽ cho biết bạn có đủ vitamin D hay không. Vậy xét nghiệm vitamin D có ý nghĩa gì và khi nào bạn cần làm xét nghiệm vitamin D, cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Xem thêm