Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Mẹ cho con bú dùng thuốc cần biết

Do có những thuốc có thể qua sữa mẹ và gây hại cho trẻ nhỏ nên an toàn nhất là khi mẹ cần dùng thuốc thì không cho con bú nữa. Nhưng mục đích của việc điều trị là làm sao mẹ vẫn dùng thuốc để khỏi bệnh mà không gây hại cho trẻ và việc bú mẹ của trẻ vẫn phải được duy trì.

Thuốc gây hại cho trẻ như thế nào?

Khi trẻ bú mẹ, trước khi thuốc được thải trừ vào sữa mẹ phần lớn đã có quá trình thải trừ ra ngoài qua gan, thận… của người mẹ nên lượng thuốc qua sữa mẹ không còn nhiều. Khi thuốc vào trong sữa mẹ, trẻ bú vào (nghĩa là thuốc được đưa vào cơ thể trẻ theo đường uống).

Vào trong cơ thể trẻ thuốc cũng phải trải qua các quá trình hấp thu, phân bố và chuyển hóa… rồi mới ảnh hưởng đến trẻ. Tuy nhiên những nguy cơ thuốc gây tác hại với đứa trẻ lúc này ít hơn so với đứa trẻ khi còn nằm trong bụng mẹ nhưng vẫn cần cảnh giác, xem xét, tính toán dùng thuốc thế nào để tránh và hạn chế tối đa thuốc gây hại cho trẻ.

Ví dụ, trong trường hợp mẹ phải mổ đẻ, vi khuẩn và nhiễm khuẩn phụ khoa thường là do các vi khuẩn gram âm (-) và vi khuẩn kỵ khí. Metronidazol là thuốc kháng sinh thường hay được dùng trong các trường hợp này (đây là thuốc tác dụng tốt với các vi khuẩn trên và rất hay dùng trong phụ khoa).
Nhưng thuốc lại bài tiết qua sữa làm cho sữa có vị kim loại rất khó chịu làm cho trẻ từ chối việc bú mẹ. Và trong những ngày đầu trẻ không bú mẹ sẽ dẫn tới sự mất sữa. Nắm được nguy cơ này có thể thay dùng thuốc kháng sinh khác để điều trị.

Một số thuốc làm giảm khả năng bài tiết sữa của mẹ như vitamin B6, thuốc lợi tiểu thiazid, thuốc chữa bệnh parkinson, estrogen, thuốc điều trị đau nửa đầu ergotamin (tamic)… không dùng trong thời kỳ cho con bú.

Estrogen là hormon sinh dục nữ có trong thuốc tránh thai. Nếu phụ nữ cho con bú dùng thuốc tránh thai đường uống nên dùng loại thuốc chỉ chứa progesteron mà không dùng loại phối hợp estrogen và progesterone vì dùng loại estrogen sẽ có nguy cơ làm mất sữa. Các biện pháp tránh thai được khuyên dùng lúc này tốt nhất là dùng các biện pháp cơ học (bao cao su) hơn là uống thuốc…

Dùng thế nào cho an toàn?

Nguyên tắc dùng thuốc cho đối tượng này là hạn chế tối đa việc dùng thuốc. Trường hợp phải dùng đến thuốc cần lựa chọn các thuốc dùng an toàn cho trẻ bú mẹ. Cần xem xét tới thời gian bán thải của thuốc và tỷ lệ thuốc trong huyết tương, nghĩa là chọn loại thuốc ít vào sữa mẹ và có thời gian bán thải càng ngắn càng tốt để thuốc nhanh chóng được thải trừ ra khỏi cơ thể mẹ.

Về thời điểm uống thuốc so với thời điểm cho con bú: Đối với những thuốc có thời gian bán thải ngắn (nhanh chóng được thải trừ ra ngoài) và thời gian cho con bú từ 4 - 6 tiếng/lần thì khuyên người mẹ nên cho con bú xong là uống thuốc ngay lập tức. Như vậy khi cho con bú lần sau thì thuốc đã thải trừ khá nhiều ra khỏi cơ thể mẹ rồi. Như vậy sẽ hạn chế được tối đa nguy cơ gây hại cho con.

Đối với những thuốc khuyên không nên cho con bú trong thời gian mẹ đang dùng thuốc (có thể người mẹ chỉ cần dùng điều trị trong thời gian ngắn 2 - 3 ngày), có thể phải dừng hẳn việc cho con bú và cho ăn bằng thức ăn thay thế. Trong thời gian không cho con bú cần vắt sữa bỏ đi theo đúng ngưỡng bú của con để duy trì tiết sữa. Khi ngừng dùng thuốc cần đảm bảo thời gian thải trừ hết thuốc ra khỏi cơ thể mẹ mới cho con bú trở lại… Mục đích cuối cùng là làm sao chữa bệnh cho mẹ, an toàn cho con và đảm bảo duy trì việc bú mẹ của trẻ.

DS. Hoàng Thu Thủy - Theo SKĐS
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

Xem thêm