Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các yếu tố dẫn đến huyết khối tĩnh mạch

Huyết khối tĩnh mạch là tình trạng tắc nghẽn một tĩnh mạch do cục máu đông được vận chuyển trong dòng máu từ một nơi khác đến.

Huyết khối tĩnh mạch sâu xảy ra khi cục máu đông được hình thành và làm tắc tĩnh mạch chi dưới hay tĩnh mạch chậu. Khi cục máu đông bị bóc tách ra khỏi thành mạch, nó có thể dẫn đến thuyên tắc phổi, gây tử vong.

Tình trạng máu đông cục gây tắc tĩnh mạch có thể xảy ra ở những thai phụ ít vận động, bị suy tim ứ huyết hay chấn thương. Một số người làm thụ tinh trong ống nghiệm cũng gặp chứng này sau chuyển phôi thành công.

Nguyên nhân khởi phát tình trạng huyết khối tĩnh mạch chưa được hiểu rõ. Nhưng nguy cơ này thường tăng lên trong thai kỳ. Lúc này, thai phụ có những thay đổi như tăng nồng độ yếu tố đông máu và chất hoạt hóa quá trình đông máu (nhằm thúc đẩy quá trình đông máu, ngăn ngừa hiện tượng chảy máu trong khi sinh); giãn nở tĩnh mạch, hệ thống tĩnh mạch trì trệ do sự chèn ép của tử cung. Những yếu tố này làm cho nguy cơ huyết khối tĩnh mạch tăng gấp 3 lần trong thai kỳ. Vào nó dễ dẫn đến tử vong.
Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến huyết khối tĩnh mạch
- Tình trạng bất động: Các cơ chân hoạt động như hệ thống bơm để đẩy máu tĩnh mạch ở chi dưới trở về tim. Sự bất động của các cơ chân đưa đến tình trạng ứ máu tĩnh mạch, gây huyết khối làm viêm tắc tĩnh mạch. Tình trạng bất động thường xảy ra trong phẫu thuật, bệnh nhân nằm nghỉ trên giường kéo dài và không thay đổi tư thế trong một thời gian dài.
- Sự bất toàn hệ thống tĩnh mạch: Tĩnh mạch giãn, hệ thống van bất toàn là yếu tố làm tăng nguy cơ viêm tắc tĩnh mạch huyết khối.
- Suy tim ứ huyết: Trong bệnh này, cung lượng tim bị giảm, dẫn đến giảm lượng máu từ tĩnh mạch chi dưới trở về tim.
- Chấn thương: Chấn thương trực tiếp ở chi dưới có thể dẫn đến sự hình thành cục máu đông và gây viêm tắc tĩnh mạch huyết khối.
- Tình trạng tăng đông máu: Bệnh lý ác tính, sử dụng oestrogen, hội chứng tăng độ nhớt của máu... có thể gây tình trạng tăng đông máu, làm tăng nguy cơ viêm tắc tĩnh mạch huyết khối.
Bệnh nhân tắc tĩnh mạch do huyết khối thường đến khám vì đau và sưng một chân. Các triệu chứng thường không rõ ràng. Ép cơ cẳng chân thấy chân bị căng đau trên chỗ ép. Để chẩn đoán, cần làm siêu âm Doppler mạch máu. Kỹ thuật này là có thể cho thấy các cục máu đông trong lòng mạch và giảm dòng chảy trong tĩnh mạch. Biện pháp chụp tĩnh mạch cản quang cũng được xem là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu. Tuy nhiên, thủ thuật này gây đau, có biến chứng.
Sau khi xác định bệnh, bệnh nhân có huyết khối tĩnh mạch sâu được dùng thuốc kháng đông để phòng ngừa sự hình thành cục máu đông và thuốc tan huyết để làm tan cục máu đông đã hình thành. Việc dùng thuốc phải rất thận trong theo hướng dẫn của bác sĩ. Bệnh nhân cần đánh răng thật nhẹ nhàng để tránh chảy máu, không sử dụng thuốc kháng viêm non-steroid vì các thuốc này sẽ làm giảm hoạt động của tiểu cầu và tăng nguy cơ chảy máu.
Huyết khối tĩnh mạch nông không được chỉ định điều trị với thuốc kháng đông. Bệnh nhân cần giữ chân ở tư thế cao, chườm nóng và sử dụng salicylate.
Để phòng bệnh, nên tránh nằm yên trên giường trong thời gian dài mà phải tăng vận động. Mang loại bít tất đặc biệt giúp chèn ép tĩnh mạch nông, làm cải thiện dòng chảy ở tĩnh mạch sâu, giảm nguy cơ huyết khối. Tập thể dục bàn chân, tránh ngồi bắt chéo chân trong thời gian dài vì có thể làm giảm sự dẫn truyền máu ở tĩnh mạch sâu.
Bệnh nhân có thai sau thụ tinh trong ống nghiệm sẽ có nguy cơ huyết khối tĩnh mạch cao hơn bình thường. Chế độ vận động hợp lý sẽ giúp làm giảm nguy cơ này.
Theo KenhSucKhoe.vn
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

Xem thêm