Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Mang thai ở tuổi vị thành niên: làm sao giúp con vượt qua?

Mang thai ở tuổi vị thành niên có thể tác động sâu sắc đến cuộc sống của một thiếu niên. Hãy giúp con gái của bạn hiểu được các lựa chọn, các rủi ro về sức khỏe và những thách thức đang chờ đợi phía trước.

Mang thai ở tuổi vị thành niên: làm sao giúp con vượt qua?

Mang thai có thể là một trong những trải nghiệm khó khăn nhất mà một cô gái tuổi vị thành niên từng gặp. Hãy học cách hỗ trợ con gái của mình khi chúng mang thai ở tuổi vị thành niên.

Hỗ trợ

Mang thai tuổi vị thành niên thường là một cuộc khủng hoảng với các cô gái trẻ và gia đình của cô ấy, cũng tương tự như với cha của đứa bé và gia đình của anh ấy. Những phản ứng thường gặp có thể là giận giữ, tội lỗi và chối bỏ. Con bạn cũng có thể cảm thấy lo âu, sợ hãi, shock và trầm cảm.

Hãy nói chuyện để hiểu được cảm giác của con gái bạn và những lựa chọn ở phía trước. Cô bé cần tình yêu, sự chỉ bảo và sự hỗ trợ từ bạn hơn bao giờ hết.

Hãy cùng nhau thảo luận về những lựa chọn

Một bà mẹ tuổi vị thành niên có nhiều sự lựa chọn để xem xét:

  • Giữ lại đứa bé: rất nhiều bà mẹ tuổi vị thành niên giữ lại con của họ. Một số sẽ cưới cha của đứa bé và cùng nhau nuôi dạy con khôn lớn. Số khác dựa vào sự giúp đỡ của gia đình để nuôi con. Kết thúc việc học ở trường và kiếm một công việc tốt là khá khó khăn với những cặp bố mẹ tuổi vị thành niên. Tuy nhiên, nếu con gái của bạn có kế hoạch giữ lại đứa bé hãy chắc chắn rằng cô bé hiểu về những thách thức và những trách nhiệm cần đảm đương.
  • Cho bé làm con nuôi: một số bà mẹ tuổi vị thành niên cho con mình làm con nuôi. Nếu con gái bạn đang xem xét việc này, hãy cho cô bé biết những phương thức cho con nuôi khác nhau đang có sẵn. Bạn cũng có thể thảo luận về các tác động tình cảm.
  • Kết thúc việc mang thai: một số chọn chấm dứt thai kỳ. Nếu con gái của bạn đang xem xét việc phá thai, hãy thảo luận về những nguy cơ và hậu quả về tình cảm. Cần biết rằng một số nơi yêu cầu sự chấp thuận của cha mẹ để nạo phá thai.

Ngoài nói chuyện với bạn, khuyến khích con gái của bạn nói về những lựa chọn với cha của đứa bé, bố mẹ hay người giám hộ của anh ấy hoặc nói với người chăm sóc sức khỏe của cô bé hay một chuyên gia tư vấn mang thai. Nói chuyện với một chuyên gia tâm lý hay một nhân viên xã hội cũng có thể hữu ích.

Ngoài ra hãy nhớ rằng, ở một số nơi, thiếu niên mang thai được xem xét như một người tự do có quyền tự quyết định về thai nhi trong bụng.

Hiểu được những rủi ro về sức khỏe

Cha mẹ tuổi vị thành niên và con của họ có nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe cao hơn những phụ nữ mang thai lớn tuổi hơn. Biến chứng thường gặp nhất khi mang thai tuổi vị thành niên - đặc biệt là những người dưới 15 tuổi và những người không được chăm sóc trước khi sinh - bao gồm lượng sắt trong máu thấp (thiếu máu), huyết áp cao và sinh non.

Những đứa trẻ được sinh ra bởi các bà mẹ tuổi vị thành niên có khả năng bị đẻ non và cân nặng sơ sinh thấp.

Đẩy mạnh chăm sóc tốt trước khi sinh

Một thiếu niên mang thai có thể tăng cơ hội có một đứa con khỏe mạnh bằng cách chăm sóc tốt cho bản thân. Nếu con gái của bạn quyết định tiếp tục mang thai hãy khuyến khích cô bé:

  • Tăng cường chăm sóc trước sinh: trong suốt thai kỳ, thường xuyên thăm khám trước sinh có thể giúp kiểm soát được sức khỏe của con và đứa trẻ trong bụng.
  • Làm xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) nếu con bạn mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục thì cần điều trị.
  • Ăn chế độ ăn lành mạnh: trong suốt thai kỳ, con của bạn cần bổ sung acid folic, canxi, sắt, protein và các dưỡng chất cần thiết khác nhiều hơn. Bổ sung vitamin dành cho phụ nữ trước khi sinh hàng ngày có thể đáp ứng được nhu cầu thiếu hụt. Ngoài ra, con của bạn cũng cần bổ sung thêm canxi và photpho bởi vì xương của cô bé vẫn đang phát triển.
  • Hoạt đông thể lực: hoạt động thể lực thường xuyên có thể giúp giảm bớt hoặc thậm chí ngăn cảm giác khó chịu, tăng năng lượng của con bạn và cải thiện sức khỏe tổng thể. Điều này cũng có thể giúp cô bế chuẩn bị cho việc sinh con. Nhắc con hãy bắt đầu hay tiếp tục một chương trình tập luyện khi được sự đồng ý của bác sỹ, đặc biệt nếu cô bé có tình trạng sức khỏe kém.
  • Tăng cân hợp lý: tăng cân đúng mức có thể hỗ trợ cho sức khỏe của đứa trẻ và giúp mẹ giảm cân nhanh chóng sau sinh. Khuyến khích con bạn phối hợp với bác sỹ để xác định những gì phù hợp với mình.
  • Tránh xa các chất nguy hiểm: rượu, thuốc lá, cần sa và các ma túy bất hợp pháp khác không được sử dụng trong thời kỳ mang thai. Ngay cả thuốc theo toa và thuốc không theo toa cũng nên thận trọng. Hãy tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi cho con sử dụng bất kì loại thuốc nào.
  • Học một lớp học sinh con: những lớp học này có thể chuẩn bị cho con gái của bạn mang thai, sinh con, cho con bú và trở thành một người mẹ.

Chuẩn bị cho tương lai

Mang thai tuổi vị thành niên thường có tác động tiêu cực đến tương lai của con bạn. Bà mẹ tuổi vị thành niên ít có khả năng tốt nghiệp ở trường trung học phổ thông và vào đại học, có nhiều khả năng sống trong nghèo đói, và có nguy cơ bị bạo lực gia đình. Những ông bố tuổi vị thành niên có xu hướng dành ít năm học ở trường hơn so với bạn bè đồng trang lứa và ít có khả năng có một công việc tốt.

Những đứa trẻ trong những gia đình này dễ gặp các vấn đề về sức khỏe và nhận thức hơn, cũng có thể bị ruồng bỏ hay bị bạo hành nhiều hơn. Những bé gái sinh ra bởi cha mẹ vị thành niên có nhiều khả năng cũng mang thai ở tuổi vị thành niên.

Nếu con gái bạn quyết định tiếp tục mang thai, hãy giải quyết những thách thức phía trước. Thảo luận về mục tiêu và cách cô bé sẽ đạt được mục tiêu như một người mẹ như thế nào. Hãy tìm các chương trình giúp đỡ thanh thiếu niên mang thai ở lại trường hay hoàn thành khóa học tại nhà. Khuyên con bạn tham gia lớp học làm cha mẹ giúp và cô bé chuẩn bị về tài chính và nuôi dạy trẻ.

Dù con bạn lựa chọn thế nào, hãy ở bên con nhiều nhất có thể. Tình yêu và sự ủng hộ của bạn sẽ giúp cô bé đương đầu với việc mang thai và những thách thức phía trước.  

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Phân biệt dấu hiệu mang thai với hội chứng tiền kinh nguyệt

CTV Thu Hiền - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Mayo Clinic
Bình luận
Tin mới
  • 30/05/2023

    Điều trị viêm họng liên cầu khuẩn

    Viêm họng liên cầu khuẩn là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn ảnh hưởng đến cổ họng và amidan. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và biện pháp phòng bệnh qua bài viết sau đây.

  • 30/05/2023

    Có nên bổ sung vitamin khi đói?

    Uống vitamin vào buổi sáng có thể là một cách tốt để duy trì thói quen uống thuốc, nhưng dùng vitamin khi bụng đói có thể có một số nhược điểm. Đọc bài viết sau để biết cách mà bạn có thể tối đa hóa lượng vitamin của mình và tránh bị đau bụng.

  • 30/05/2023

    Thói quen vừa tắm vừa đánh răng có tốt không?

    Đánh răng khi tắm có thể giúp bạn tiết kiệm được vài phút trong chu trình vệ sinh cá nhân hàng ngày. Nhưng liệu đây có phải là ý tưởng tốt nhất mang lại hiệu quả vệ sinh cho bạn?

  • 29/05/2023

    Phân biệt dịch tiết âm đạo và rò rỉ nước tiểu

    Nước tiểu thường có màu vàng và lượng thường khá nhiều so với dịch tiết âm đạo. Bên cạnh đó, dịch tiết âm đạo ra thường có màu trắng và đặc hơn so với nước tiểu. Tiết dịch âm đạo quá nhiều và rò rỉ nước tiểu có nguyên nhân cơ bản khác nhau và bạn sẽ cần được thăm khám để chẩn đoán, cũng như điều trị sớm.

  • 29/05/2023

    Ung thư cổ tử cung tế bào nhỏ

    Đọc bài viết sau để khám phá thêm về ung thư cổ tử cung tế bảo nhỏ. Bài viết này sẽ đề cập đến các triệu chứng, yếu tố rủi ro cũng như cách chẩn đoán và điều trị bệnh.

  • 29/05/2023

    Nguyên nhân phát ban hình tròn

    Nguyên nhân gây phát ban hình tròn có thể do các vấn đề về da. Thông thường, người ta nghi ngờ phát ban hình tròn có thể là bệnh hắc lào (một tình trạng nấm da), nhưng phát ban có thể có hình dạng như hắc lào nhưng lại có một số đặc điểm khác biệt.

  • 28/05/2023

    Các loại chấn thương khi sinh

    Cùng tìm hiểu chấn thương khi sinh là gì và cần làm gì để đối phó với bệnh này qua bài viết sau đây.

  • 28/05/2023

    Thuốc làm tăng lượng đường máu

    Một số loại thuốc kê đơn và không kê đơn phổ biến có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Mỗi loại thuốc có thể làm tăng đường huyết theo nhiều cơ chế khác nhau, nhưng kết quả cuối cùng là có thể gây ra bệnh tiểu đường hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng của bệnh.

Xem thêm