Đậu phụ là món ăn được nhiều gia đình ưa có trong thực đơn hàng ngày. Với đậu phụ bạn có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau, kết hợp với nhiều thực phẩm khác để cho ra nhiều món ăn ngon.
Cùng tìm hiểu công thức làm đậu phụ cực đơn giản ngay tại nhà mà bạn có thể áp dụng nhé.
Đậu phụ nhà làm thơm ngon đảm bảo dinh dưỡng.
(Ảnh: Internet)
Nguyên liệu cần có:
250g đậu nành
1,2 lít nước
20ml giấm cùng 20ml nước cốt chanh
20g muối
100ml nước lạnh hòa chung trong chén.
Dụng cụ cần chuẩn bị:
Máy xay sinh tố
Nồi
Khuôn
Dùng bếp gas hoặc bếp điện.
Cách pha nước chua làm đậu phụ:
Để pha nước chua làm đậu phụ bạn hòa tan giấm trắng, nước và muối với tỷ lệ như sau: 1 lít nước, 5 muỗng giấm trắng và 2 muỗng muối. Theo tỷ lệ này bạn có thể làm nước chua để làm đậu phụ sạch và an toàn tại nhà.
Cách làm đậu phụ tại nhà đơn giản, nhanh chóng, mềm béo
Bước 1: Sơ chế đậu
Nhặt bỏ những hạt đậu nành có dấu hiệu bị hỏng. Đem đậu nành vo sạch ngâm khoảng 8 tiếng hoặc qua đêm để hạt đậu nành nở căng. Sau đó xả qua nước lạnh thật sạch.
Bước 2: Xay đậu
Bạn cần cho đậu nành cùng nước lọc vào máy xay và xay cho thật nhuyễn. Đậu nành càng nhuyễn sánh mịn đậu sẽ càng bùi béo và mềm ngon.
Bước 3: Nấu sôi sữa đậu nành
Cho hỗn hợp đậu nành đã xay vào miếng vải mỏng vắt lấy nước, rồi cho nước đậu nành vào nồi nấu sôi 20-25 phút ở lửa vừa. Khi sôi, bạn bắc nồi ra khỏi bếp và dùng muôi khuấy nồi sữa liên tục.
Thêm 20ml dấm vào nồi, nên chia dấm đổ dần bằng 3 lần để tránh vón cục khi chế biến. Theo cách làm đậu phụ đúng, cần cho nước chua (chanh, giấm) và muối vào khuấy đều tay, nấu 5 - 7 phút cho đậu nành kết thành những mảng nhỏ rồi tắt bếp để hơi nguội.
Lưu ý: khi đun đậu nành cần đun nhỏ lửa, khuấy đều tay từ trên xuống dưới để đậu không bị khê và có mùi khó chịu.
Bước 4: Ép thành miếng đậu
Chuẩn bị một miếng vải mỏng trải đều lên rổ, múc các mảng đậu nành cho vào bọc lại. Lưu ý là vải lót khuôn phải thoát nước nhanh và không dính. Ép đậu phụ vào khuôn bằng vật nặng giúp định hình miếng đậu. Đây là cách làm đậu phụ tại nhà giúp cho từng khuôn đậu được thơm ngon và không bị dính vào khuôn.
Tiếp theo, bạn hãy lấy một vật nặng như thớt, bình nước,... đè lên miếng đậu vài tiếng để nước thoát hết ra ngoài và đậu kết thành miếng. Tùy độ nặng đè lên sẽ cho đậu chặt miếng hay mềm miếng. Khi đậu nguội bạn mới lấy đậu ra khỏi khuôn, không lấy quá sớm là đậu hũ dễ bị nát.
Chỉ với những bước đơn giản thế này bạn có thể làm đậu phụ tại nhà mà không cần mua ở ngoài. Bạn cũng nên lưu ý khử khuẩn cho các dụng cụ làm đậu thật sạch trước khi bắt tay vào làm để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 7 lưu ý khi uống sữa đậu nành.
Sau khi sinh, người mẹ thường tập trung vào việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, các vấn đề sức khỏe có thể phát sinh trong giai đoạn này, nhưng nhiều bà không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo sớm.
Một chế độ ăn uống được kiểm soát cẩn thận có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và làm chậm tiến triển của người bị hội chứng urê huyết tán huyết.
Nấm móng và bệnh vẩy nến móng là hai tình trạng ảnh hưởng đến móng. Chúng có các triệu chứng tương tự nhau và bạn có thể bị cả nấm móng và vẩy nến móng tay cùng một lúc. Tuy nhiên, hai bệnh là khác nhau và có các phương pháp điều trị riêng biệt.
Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.
Nhiều người ăn cà chua hàng ngày vì sở thích và mong muốn nhận được lợi ích sức khỏe từ loại thực phẩm bổ dưỡng này. Vậy ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?
Năm mới đến gần là thời điểm lý tưởng để chúng ta đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân. Bên cạnh những kế hoạch về công việc, tài chính, đừng quên dành sự quan tâm đặc biệt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.
Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.
Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt, gây áp lực lên hệ tim mạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi trong mùa lạnh.