Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

6 loại trái cây và rau củ chớ bỏ vỏ

Hầu hết chúng ta đều có thói quen gọt vỏ các loại trái cây, rau củ khi ăn và chế biến. Tuy nhiên, tận dụng vỏ của một số loại thực phẩm lại mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe.

6 loại trái cây và rau củ chớ bỏ vỏ

Một số loại trái cây và rau củ lại mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe.

Với các loại rau củ, chúng ta thường gọt vỏ bỏ đi. Nhưng thực tế, các loại vỏ rau củ thường có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và nhiều lợi ích khác. Bởi vậy, thay vì vứt bỏ, từ nay, hãy giữ vỏ rau củ lại và phát huy tác dụng của chúng.

Vỏ cam

Vỏ cam là một nguồn giàu chất xơ (pectin) và các hợp chất phenolic như flavonoid, flavonols, acid phenolic và flavon glycosyl. Các hợp chất này có các đặc tính khác nhau như chống oxy hóa, chống viêm, ngăn ngừa đái tháo đường, hạ lipid máu, chống ung thư, chống xơ vữa động mạch.

Vỏ cam không chỉ có hương thơm khi ăn mà còn chứa nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe.

Cách sử dụng vỏ cam:

- Thêm vào trà.

- Phơi khô và tán thành bột để đắp mặt, xoa lên da để đuổi muỗi.

- Dùng để tẩy tế bào chết toàn thân.

Vỏ chanh

Vỏ chanh rất giàu vitamin C và flavonoid - những chất có hoạt tính chống oxy hóa, chống viêm cao. Các hợp chất này còn có thể giúp giảm viêm và rối loạn chức năng tế bào, hỗ trợ rất tốt cho quá trình giảm cân nhanh tại nhà.  

Cách sử dụng vỏ chanh:

- Thêm vào trà.

- Dùng để làm sạch da hoặc làm sáng vùng da dưới cánh tay bị thâm.

- Xoa lên da đầu để trị nhiễm trùng nấm hoặc các tình trạng da đầu khác.

- Trộn với tiêu, muối để có một loại gia vị chấm thơm ngon.

Vỏ khoai tây

Vỏ khoai tây thậm chí còn chứa nhiều sắt, chất xơ và folate hơn cả phần ruột của nó.

Vỏ khoai tây có hoạt tính chống oxy hóa mạnh do có 2 hợp chất phenolic là acid gallic và acid chlorogenic. Nó cũng chứa tecpen, flavonoid, kali, vitamin C, vitamin B và chất xơ. Những hợp chất này có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim, đồng thời thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương và giảm cân.

Cách sử dụng vỏ khoai tây:

- Dùng để chữa lành vết thương bằng cách bôi lên vùng bị thương.

- Dùng để hỗ trợ chữa lành vết bỏng trên da.

- Làm sáng các vết thâm trên da.

Vỏ cà chua

Vỏ cà chua chứa nhiều carotenoid, phenol và acid béo. Các hợp chất này có đặc tính chống oxy hóa và chữa lành các tổn thương trên da, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, làm giảm nguy cơ ung thư.

Cách sử dụng vỏ cà chua:

- Chiên vỏ cà chua và thêm vào làm lớp phủ giòn cho món salad và mì ống hoặc thêm vào súp và nước thịt để tăng thêm hương vị.

- Đắp lên da mặt để làm dịu làn da bị cháy nắng.

- Sử dụng để làm lành vết thương nhanh hơn.

Vỏ dưa chuột

Vỏ dưa chuột chứa nhiều calci, photphos, magne, kali, vitamin A và vitamin K.

Vỏ dưa chuột rất giàu chất xơ và khoáng chất như kali, magie và silica. Đây là những thành phần quan trọng cho sức khỏe của cơ, xương, mắt và da. Đó cũng là lý do tại sao dưa chuột thường được khuyến nghị khi ăn không nên gọt vỏ.

Cách sử dụng vỏ dưa chuột:

- Thêm vào nước trái cây tốt cho hệ tiêu hóa.

- Xay nhuyễn và đắp lên mặt để làm dịu da sau khi bị cháy nắng.

Vỏ hành tây

Vỏ hành tây chứa một lượng lớn quercetin là chất chống oxy hóa và chất xơ. Chúng có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống viêm và chống ung thư. Ngoài ra, vò hành tây cũng giúp ngăn ngừa nguy cơ béo phì, các bệnh về tim và thần kinh.

Cách sử dụng vỏ hành tây:

- Thêm vào súp và nước dùng thêm thơm ngon và bổ dưỡng.

- Trà làm từ vỏ hành tây giúp giảm đau, chống chuột rút và ngủ ngon.

Nhiều loại vỏ rau củ, trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng và nên tận dụng thay vì vứt bỏ. Tuy nhiên, bạn hãy lựa chọn những loại trái cây, rau củ có ít thuốc trừ sâu hoặc được trồng bằng các phương pháp hữu cơ và được rửa sạch sẽ để đảm bảo an toàn khi sử dụng vỏ của chúng.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Sử dụng bột rau củ có tốt cho sức khỏe?

Nguyễn An H+ (Theo Boldsky) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
Xem thêm