Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Lưu ý khi dùng yến sào để bồi bổ cơ thể

Yến sào có rất nhiều công dụng và rất tốt cho sức khỏe nhưng khi dùng làm thức ăn hay thuốc bổ cũng cần lưu ý về thể trạng người bệnh, liều lượng và thời gian sử dụng...

Đặc điểm và công dụng của yến sào

Yến sào là tổ chim yến. Chim yến làm tổ bằng nước dãi (nước bọt), do cặp tuyến dưới lưỡi tiết ra, chứ không làm tổ bằng cỏ khô, rác, cành cây... như những loài chim khác.

Hàng năm, cứ tới tháng 12 dương lịch, chim yến bắt đầu xây tổ, tới tháng 3-5 năm sau mới xong. Chim yến có thể làm tổ tới 4 lần, nhưng càng về sau tổ càng nhỏ dần, tổ đầu tiên có thể nặng tới 18-20g, về sau chỉ nặng 5-10g.

Sợi yến lúc mới nhả có màu trắng, phơn phớt hồng, sau một thời gian biến thành màu trắng đục, do tác dụng của không khí. Mỗi sợi yến dài khoảng 35-45cm, dày khoảng 2,5mm, được chim yến quẹt đi quẹt lại trên vách đá, theo những vành tròn xoáy trôn ốc, thành tổ.

Yến sào được khai thác từ tổ của nhiều loài yến khác nhau. Khoảng tháng 4, khi yến làm xong tổ, có thể khai thác yến sào đợt đầu tiên.

Yến mất tổ, sẽ làm tổ mới. Tới tháng 7-8, sau khi chim đẻ, ấp trứng, chim non đã cứng cáp, có thể khai thác yến sào đợt thứ hai.

Theo y học hiện đại, yến sào là món ăn có giá trị dinh dưỡng rất cao. Lượng protein trong yến sào chiếm tới khoảng 40%, với nhiều loại acid amin thiết yếu, ở dạng dễ hấp thụ. Hàm lượng chất đường cũng khá cao, nhưng hàm lượng mỡ lại rất thấp. Yến sào còn chứa nhiều nguyên tố đa lượng, vi lượng có hoạt tính sinh học cao. Đặc biệt trong yến sào có acid sialic - một loại acid có trong nước bọt, có tác dụng kích thích hoạt động thần kinh và xúc tiến quá trình sinh trưởng của tế bào.

Tác dụng của yến sào và cách dùng hiệu quả mà bạn nên biết

Yến sào khi dùng làm thức ăn hay thuốc bổ cũng cần lưu ý như một vị thuốc của Đông y.

Theo Đông y, yến sào có vị ngọt, tính bình, không độc, lợi vào 3 kinh Phế, Vị và Thận; có tác dụng tư âm nhuận phế, bổ tỳ ích khí; chủ trị các chứng hư tổn (cơ thể suy yếu), ho, ho ra máu, hen suyễn, nôn ra máu,đau dạ dày, lỵ lâu ngày...

Thường được dùng làm thức ăn hay thuốc bổ dưỡng cho những người mới ốm dậy, cơ thể gầy yếu, người cao tuổi, trẻ em suy dinh dưỡng, phụ nữ sau sinh bị băng huyết; hỗ trợ và điều trị bệnh đường hô hấp và tiêu hóa.

Cách sử dụng yến sào

- Chữa chứng "phế hư táo nhiệt", dẫn tới tình trạng đờm nghẽn tắc, gây khó thở, hen suyễn ở người cao tuổi: Yến sào 6g, đường phèn 15g, trái lê 1 quả. Yến sào ngâm nước cho nở ra; trái lê cắt miếng, cho vào nồi, thêm nước, nấu chín nhừ; cho đường phèn vào hòa tan, đun sôi lại là được.

Hoàng Kỳ - Vị thuốc với hơn 20 Tác Dụng chữa bệnh tuyệt vời

Yến sào, hoàng kỳ bổ nguyên khí, tăng cường sức đề kháng.

- Chữa vị khí hư nhược, vị âm bất túc, dẫn tới những chứng trạng như khó nuốt, nghẹn, ăn vào nôn ngược trở lại, đại tiện khó (táo bón) Yến sào 8-10g, hấp cách thủy; sữa tươi 200ml, đun sôi; 2 thứ trộn đều, ăn như canh.

- Bổ nguyên khí, chữa chứng vã mồ hôi (tự hãn), tăng cường sức đề kháng: Yến sào 6g, hoàng kỳ 20g, sắc uống, ngày 2 lần.

- Chữa chứng "âm hư phế táo" hoặc "phế lao khái thấu", dẫn tới các chứng trạng như khó thở, ho, đại tiện táo kết: Ngân nhĩ (mộc nhĩ trắng) 6g, yến sào 3g, đường phèn 10g; mộc nhĩ và yến sào ngâm nước cho nở ra, sau cho vào nồi, thêm nước, nấu chín nhừ; cho đường phèn vào hòa tan, đun sôi lại là được; mỗi ngày ăn 1 lần vào buổi sáng.

- Bổ tỳ vị, cải thiện chức năng tiêu hóa: Yến sào 8g, nhân sâm 4g; cho vào bát gốm, thêm chút nước, hấp cách thủy, chia ra ăn dần.

Lưu ý khi dùng yến sào để bồi bổ

Khi dùng yến sào để bồi bổ, không dùng cho những người mắc các chứng "phế vị hư hàn" (phế, vị suy nhược thể hư hàn), "đàm thấp đình trệ" và đang có "biểu tà" (đang mắc các chứng bệnh ngoại cảm) ăn yến không những không thể hấp thu được chất dinh dưỡng mà còn làm bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.

Khi bồi bổ, cần sử dụng yến sào với liều nhỏ (từ 6-10g), trong thời gian dài (Đông y gọi đó là "hoãn bổ", bổ từ từ). Yến sào rất giàu giá trị dinh dưỡng. Khi cơ thể không thể hấp thụ hết dưỡng chất có trong yến sẽ dễ gây lạnh bụng,tiêu chảy vì yến có tính hàn. Dùng tổ yến phải lâu dài mới thấy được hết công dụng của tổ yến.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Ăn yến sào có phải kiêng kỵ gì không?

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bình luận
Tin mới
  • 24/11/2024

    Thoát vị khe hoành là gì?

    Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.

  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

Xem thêm