Theo Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Khánh Toàn - Trưởng khoa Đông y, Bệnh viện Quân đội, tê bì chân tay là triệu chứng phổ biến, xuất hiện ở nhiều đối tượng, từ người già đến trẻ, gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó một trong những thủ phạm chính là lưu thông máu kém, "bất thông tắc thống". Bệnh dễ nặng hơn vào mùa đông bởi thời tiết lạnh gây co mạch, làm máu lưu thông kém khiến chân tay càng đau buốt, tê cứng.
Triệu chứng
Ban đầu, người bệnh chỉ cảm thấy các đầu ngón tay bị tê, châm chích, kiến bò, tê buồn, chuột rút gây khó chịu. Lâu dần, cảm giác tê đau càng tăng mạnh. Các ngón tay bị nhức buốt và đau dọc theo cánh tay khiến người bệnh khó cầm nắm vật dụng, cử động. Triệu chứng tê bì này không chỉ ở ngón, bàn, cánh tay mà còn xuất hiện ở khắp chân và lan lên cả vùng cẳng chân, mông, đùi hoặc thắt lưng.
Nguyên nhân gây bệnh
Máu có vai trò chính là cung cấp chất nuôi dưỡng cơ thể, cấu tạo các tổ chức và loại bỏ chất thải trong quá trình chuyển hóa. Do vậy, huyết kém lưu thông có thể khiến bàn chân bị sưng, phù nề, thậm chí gây ra viêm loét chân, cảm giác tê bì ở các chi. Ngoài ra một số nguyên nhân khác là đứng ngồi không đúng tư thế, làm việc quá sức… khiến mạch máu và các dây thần kinh trong cơ thể bị chèn ép.
Sức khỏe giảm sút, sức đề kháng cơ thể suy giảm nên dễ bị tác động bởi gió (phong), lạnh (hàn), ẩm thấp (thấp) khiến kinh mạch bị ứ trệ, khí huyết kém lưu thông cũng gây nên các triệu chứng tê mỏi, chân tay.
Người cao tuổi hay người phải làm công việc khuân vác nhiều, chạy xe ôtô, xe máy nhiều giờ, nhân viên văn phòng ít vận động, ngồi máy lạnh nhiều cũng dễ bị tê nhức chân tay. Đặc biệt, thời tiết thay đổi, nắng mưa, gió lạnh thất thường khiến mức độ tê nhức tăng.
Tác dụng phụ của một số loại thuốc hay thiếu vitamin B1, B12 và khoáng cũng có thể là thủ phạm gây tê bì chân tay...
Biến chứng
Nếu triệu chứng tê bì chân tay kéo dài, thường xuyên và tiến triển nặng hơn có thể gây teo cơ, dẫn tới liệt. Nó cũng có thể là triệu chứng của biến chứng thần kinh ngoại vi thường gặp ở bệnh đái tháo đường. Khi tổn thương thần kinh ngoại vi nặng do đái tháo đường, bệnh nhân có thể bị teo cơ, liệt nhẹ.
Cách điều trị
Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, luyện tập thể dục thể thao và lối sống duy trì lành mạnh, bạn có thể uống thêm sản phẩm bào chế từ các loại thảo dược để cải thiện tình trạng máu kém lưu thông. Theo các bác sĩ Đông y, một số vị dược liệu quý để cải thiện máu huyết như quy râu, ngưu tất, thục địa...
Trong đó, quy râu vừa giúp bổ huyết vừa hoạt huyết nên thích hợp cho thiếu máu, máu xấu hay máu kém lưu thông, người hay bị hoa mắt, chóng mặt… Ngưu tất tác dụng bổ huyết và nuôi dưỡng bổ thận âm.
Thục địa giúp hoạt huyết khử ứ, bổ can thận, mạnh gân cốt, lợi thủy… Ích mẫu hành huyết, thông kinh (kinh bế, kinh nguyệt không đều), lợi thủy… Cây rau đắng Bacopa tác động tích cực đến việc cân bằng hormone, giảm hormone gây căng thẳng trong cơ thể. Từ đó đó giúp chúng ta đạt đến trạng thái bình tĩnh và thoải mái một cách tự nhiên.
Những khi thời tiết thay đổi, nhất là những ngày trời lạnh hay mưa gió, người bệnh nên hạn chế đi ra ngoài, giữ ấm tay chân, có thể ngâm tay chân với nước ấm pha chút gừng. Đồng thời, bệnh nhân nên bổ sung vào thực đơn các món ăn tốt cho xương khớp như lá lốt, xương xông…
Cuộc sống bận rộn khiến nhiều người có thói quen ít vận động, gây bất lợi cho sức khỏe nói chung và chức năng hoạt động của chân tay nói riêng. Vận động thường xuyên, lựa chọn mức độ và hình thức tập luyện phù hợp với thể trạng từng người là điều cần thiết. Các môn thể dục giúp lưu thông máu tốt, có lợi cho người mắc chứng tê nhức chân tay là đi bộ, thái cực quyền, khí công, yoga…
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.