Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các loại nhiễm trùng nấm men

Nhiễm trùng nấm men là bệnh gây nên bởi một loại nấm được gọi là Candida, thường là Candida albicans, phát triển quá mức trên da, bộ phận sinh dục, họng, miệng và trong máu.

Bình thường, loại nấm này thường được tìm thấy với số lượng rất nhỏ trên cơ thể con người. Tuy nhiên, một số loại thuốc hoặc một số bệnh đang mắc hay đơn giản là thay đổi của thời tiết, nước sinh hoạt...có thể là nguyên nhân làm cho loại nấm này phát triển, đặc biệt là ở những vùng cơ thể ấm và ẩm. 

Nhiễm trùng nấm men gây ra cảm giác khó chịu, 1 số triệu chứng dai dẳng và đôi khi là các biến chứng nguy hiểm.

Có rất nhiều loại nhiễm trùng nấm men Candida:

  • Nếu nhiễm nấm ở miệng thì được gọi là nhiễm nấm candida hầu họng hay còn gọi là tưa miệng
  • Nếu ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục thì gọi là nhiễm nấm sinh dục. Ở phụ nữ, bệnh được gọi là Viêm âm đạo do nấm men.
  • Nếu nấm nhiễm vào vùng da mông của trẻ nhỏ, nó sẽ gây hăm (hăm tã)
  • Nếu nấm xâm nhập vào máu sẽ được gọi là nhiễm nấm men xâm lấn hoặc candida máu.

Candida hầu họng

Nhiễm nấm men ở miệng hoặc vùng hầu họng còn được gọi là tưa miệng. Người trưởng thành khỏe mạnh thường ít khi bị tưa miệng. Tưa miệng thường gặp ở:

  • Trẻ sơ sinh
  • Người cao tuổi
  • Bệnh nhân đang điều trị hóa trị
  • Người có HIV giai đoạn chuyển sang bệnh AIDS
  • Các bệnh suy giảm miễn dịch khác.

Bệnh cũng có thể gặp ở những người bị tiểu đường hoặc những người sử dụng dài ngày kháng sinh, hoặc thuốc corticoit dạng hít chữa hen suyễn/ viêm phổi tắc nghẽn...

Các triệu chứng phổ biến của nhiễm nấm men hầu họng bao gồm:

  • Xuất hiện những đốm/mảng trắng bên trong miệng, họng và trên lưỡi
  • Sưng đỏ hoặc khó chịu trong miệng
  • Sưng họng và khó nuốt
  • Nứt khóe miệng

Nếu bị tưa miệng, bạn nên đến gặp bác sỹ ngay. Nếu không được điều trị, nhiễm nấm miệng có thể sẽ lây lan trong máu và sẽ trở nên nguy hiểm. Điều trị sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe chung của bạn, tuổi của bạn và mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm nấm.

Thông thường, nếu bị tưa miệng, bác sỹ sẽ kê thuốc chống nấm cho bạn. Thuốc chống nấm hầu họng có thể dưới dạng nước súc miệng, viên uống hoặc viên ngậm. Nếu tình trạng nhiễm nấm không biến mất mà trở nên trầm trọng hơn, đe dọa đến tính mạng, bạn có thể sẽ cần phải dùng thuốc chống nấm mạnh hơn qua đường truyền tĩnh mạch.

Nhiễm nấm men cơ quan sinh dục

Nhiễm nấm men âm đạo rất phổ biến ở nữ giới với tên gọi Viêm âm đạo do nấm men. Các triệu chứng bao gồm:
  • Rất ngứa ở vùng âm đạo
  • Sưng đỏ, đau âm đạo
  • Chảy dịch âm đạo màu trắng, vón cục hoặc lổn nhổn như bột.
  • Đau khi quan hệ tình dục

Nam giới cũng có thể bị nhiễm nấm men. Triệu chứng ở nam giới bao gồm:

  • Mẩn đỏ ở dương vật
  • Ngứa hoặc nóng rát ở đầu dương vật

Nếu nhiễm nấm men bộ phận sinh dục, bạn nên được điều trị ngay. Bạn nên đến khám bác sỹ ngay khi có triệu chứng và không nên tự điều trị tại nhà.

Bạn có thể sẽ lây truyền tình trạng nhiễm trùng này cho bạn tình và ngược lại, bị lây nhiễm từ bạn tình. Do vậy việc điều trị nhiễm nấm men bộ phận sinh dục phải được điều trị cho cả hai người, dù bạn tình có triệu chứng hay không. Đồng thời khi bạn đang được điều trị nấm men bộ phận sinh dục, bạn nên tạm thời ngừng quan hệ tình dục hoặc dùng bao cao su để đảm bảo an toàn, tránh lây nhiễm.

Có rất nhiều loại thuốc không kê đơn có thể được dùng để điều trị nhiễm nấm men, và có thể được sử dụng cho cả nam và nữ. Thông thường, các loại thuốc này dùng dưới dạng kem bôi âm đạo, dương vật hoặc thuốc đạn đặt âm đạo.

Nếu đây là lần đầu tiên bạn bị nhiễm nấm âm đạo/ sinh dục hoặc bạn rất ít khi bị nhiễm nấm, bác sỹ có thể kê cho bạn một liều 150mg fluconazole đường uống.

Nếu tình trạng nhiễm nấm đã diễn ra kéo dài hoặc thường xuyên tái phát, bạn có thể sẽ phải dùng thuốc chống nấm hàng ngày, trong vòng 10-14 ngày, và sau đó là dùng thuốc 1 lần/tuần trong vòng 6 tháng để tránh tái phát.

Các viên uống có chứa axit boric cũng có thể được sử dụng trong vòng 2 tuần.

Nếu bạn thường xuyên bị nhiễm nấm, bác sỹ có thể sẽ kê đơn thuốc là các loại lợi khuẩn để đề phòng nhiễm trùng sau này. Lợi khuẩn hay probiotics là các loại vi khuẩn có lợi, tương tự như các loại vi khuẩn tự nhiên trong đường ruột. Lợi khuẩn có thể có trong các loại thực phẩm chức năng, sữa chua và một số loại thực phẩm khác.

Hăm tã

Một vài trường hợp hăm tã (nhưng không phải tất cả) có nguyên nhân là do nhiễm nấm men. Trẻ nhỏ bị hăm tã do nấm men có thể sẽ:

  • Xuất hiện những vùng da đỏ, tối màu ở vùng đóng tã, đặc biệt là vùng nếp gấp da gần bắp đùi.
  • Có các đốm vàng, mọng nước, có chứa chất lỏng, có thể vỡ ra và thường đóng vảy.

Gọi ngay cho bác sỹ nhi khoa nếu con bạn bị hăm tã lâu ngày và càng ngày càng nặng và khiến bạn lo lắng. Việc tìm ra nguyên nhân hăm tã rất quan trọng. Nếu nhiễm nấm men là nguyên nhân của tình trạng hăm tã, bác sỹ sẽ kê thuốc chống nấm ở dạng kem bôi, thuốc mỡ hoặc dạng bột cho các vùng da bị sưng và kích ứng.

Không tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc chống nấm không kê đơn nào cho bé mà chưa hỏi ý kiến bác sỹ.

Nhiễm nấm men xâm lấn

Nếu nấm candida xâm nhập vào máu, nó có thể lan đến các phần khác của cơ thể. Loại nhiễm trùng này được gọi là candida huyết.

Candida huyết có thể xảy ở những bệnh nhân có hệ miễn dịch suy yếu và có sẵn một tình trạng nhiễm nấm men kéo dài không được điều trị. Hoặc, bệnh cũng có thể xuất hiện nếu bạn tiếp xúc với các thiết bị y tế có chứa nấm.

Triệu chứng của nhiễm nấm men xâm lấn có thể rất mơ hồ và phụ thuộc vào việc cơ quan nào trên cơ thể bị ảnh hưởng. Các triệu chứng phổ biến bao gồm sốt và ớn lạnh tiếp diễn kể cả sau khi đã dùng kháng sinh. Loại nhiễm nấm này thường gặp ở những người đang hoặc đã từng nhập viện. Đây là nguyên nhân hàng đây gây nhiễm trùng huyết và tử vong ở những bệnh nhân điều trị ngoại trú.

Bạn sẽ rất dễ bị nhiễm nấm men xâm lấn nếu bạn:

  • Đang nằm trong khoa hồi sức tích cực (ICU) của bệnh viện
  • Gần đây vừa tiến hành phẫu thuật
  • Đang được đặt ống thông
  • Có hệ miễn dịch suy yếu hoặc đang điều trị hóa chất.

Trẻ nhỏ có cân nặng sơ sinh rất thấp cũng là đối tượng nguy cơ cao nhiễm nấm men xâm lấn. Nhiễm nấm men xâm lấn là tình trạng hết sức nghiêm trọng và cần được điều trị cấp cứu kịp thời. Bệnh nhân phải được điều trị trong bệnh viện và có thể sẽ phải dùng thuốc chống nấm đường uống hoặc truyền tĩnh mạch trong vài tuần.

ThS.BS. Trần Thu Nguyệt ( Tổng hợp từ WebMD/phukhoa.net/dieutri.vn)
Bình luận
Tin mới
  • 05/07/2025

    Uống bao nhiêu cà phê là quá nhiều?

    Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của hàng triệu người mỗi sáng. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ để tốt cho sức khỏe và khi nào thì trở thành quá nhiều?

  • 05/07/2025

    Những câu hỏi thường gặp về nước kiềm

    Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.

  • 05/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 04/07/2025

    Bổ sung creatine đúng cách để cải thiện sức khỏe

    Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.

  • 04/07/2025

    Tìm hiểu về các loại bệnh võng mạc

    Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.

  • 03/07/2025

    5 lợi ích tiềm năng khi ăn chuối luộc

    Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?

  • 03/07/2025

    10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng

    Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!

  • 02/07/2025

    Lý do nước dừa là thức uống tự nhiên kỳ diệu

    Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.

Xem thêm